Giáo dục và Đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình đô thị hóa ở thị trấn vân canh, huyện vân canh, tỉnh bình định (2002 2019) (Trang 52 - 55)

TỈNH BÌNH ĐỊNH TỪ 2002 ĐẾN

2.4.1. Giáo dục và Đào tạo

Khi mới hành lập (2002) thị trấn Vân Canh có 2 trường tiểu học với tổng số là 839 học sinh, trong đó học sinh dân tộc ít người là 430 học sinh, học sinh kinh 409, chia làm 32 lớp và tổng số giáo viên là 42 thầy cô. Hệ thống mẫu giáo trên địa bàn thị trấn có 9 lớp với tổng số cháu là 169, cùng

với 1 trường Trung học phổ thông dân tộc nội trú tổ chức dạy học cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 trong toàn của huyện. Hàng năm các trường đều tổ chức đại hội phụ huynh học sinh nhằm phối kết hợp sự giáo dục giữa nhà trường và phụ huynh học sinh rất chặt chẽ, nên tỷ lệ bỏ học giữa chừng của học sinh giảm đi rõ rệt [27, tr 3].

Năm học 2004 - 2005, Trường Trung học cơ sở thị trấn Vân Canh được thành lập, lấy số học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 là con em người kinh của huyện và con em đồng bào dân tộc có hộ khẩu thường trú thuộc địa bàn thị trấn tách ra từ Trường Trung phổ thông dân tộc nội trú huyện chuyển về học tại đây với tổng số là 761 em, trong đó có 362 em là dân tộc. Hội khuyến học và Trung tâm giáo dục cộng đồng đi vào hoạt động có hiệu quả, huy động tối đa trẻ em đến trường và các nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con em gia đình chính sách, gia đình khó khăn, con em dân tộc. Các nhà trường trên địa bàn thị trấn ra sức chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa từng bước về chuyên môn, nghiệp vụ và nâng cao nhận thức lý luận chính trị, đạo đức, lối sống cho đội ngũ giáo viên. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học từng bước được tăng cường, phấn đấu ngói hóa các lớp mẫu giáo [6, tr. 4]

Năm học 2007 - 2008 tổng số học sinh đến trường ở các bậc học là 1574 em, nhưng đến năm học 2008 - 2009 tổng số học sinh các bậc học giảm xuống còn 1270 em, nguyên nhân là do số học sinh trung học cơ sở ở hai xã Canh Vinh và Canh Hiển chuyển về học tại Trường Trung học phổ thông Canh Vinh vừa được thành lập. Trong năm học này, Trung tâm học tập cộng đồng thị trấn Vân Canh mở 3 lớp dạy nghề cho 118 học viên là đồng bào dân tộc thiểu số (may công nghiệp 02 lớp với 70 học viên, điện dân dụng 01 lớp với 48 học viên). Phối hợp với Phòng Công Thương huyện mở 4 lớp dạy nghề: chổi đót, trồng nấm, đan bẹ chuối. Năm 2009, Trung tâm học tập cộng đồng thị trấn Vân Canh mở được tổng cộng 14 lớp học nghề với 406 học viên

cho các đối tượng người nghèo và bà con dân tộc thiểu số gồm các lớp may, điện dân dụng, thú y [28, tr. 4-5]

Như vậy, từ năm 2002 đến năm 2009, về lĩnh vực giáo dục và đào tạo của trị trấn Vân Canh có những phát triển đáng kể về số lượng và loại hình trường học từ mẫu giáo đến tiểu học, trung học cơ sở và dạy nghề. Chất lượng dạy và học ngày càng tiến bộ, đội ngũ giáo viên từng bước được chuẩn hóa về chuyên môn; con em trong diện hộ nghèo, diện chính sách luôn được tạo điều kiện đến trường, hoàn thành công tác chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở. Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Hai không” do ngành giáo dục phát động. 100% trường tiểu học đã đạt chuẩn quốc gia và 3 trường đạt trường văn hóa. Công tác xét tuyển học sinh vào nội trú được thực hiện đúng quy định.

Bước sang giai đoạn 2010 - 2015, thị trấn Vân Canh triển khai công tác xã hội hóa giáo dục theo tinh thần Nghị Quyết 90/NQ-CP và Nghị Quyết 73/NQ-CP. Thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; gắn kết với cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung và cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, các trường học phấn đấu đạt được nhiều thành tích cao. Sự nghiệp giáo dục của thị trấn Vân Canh được thầy cô giáo và các bậc phụ huynh cùng với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm, cơ sở vật chất tiếp tục được đầu tư xây dựng mới khang trang đảm bảo cho việc dạy và học giữa nhà trường và học sinh trong toàn bậc học; đội ngũ giáo viên gắn bó với nghề nghiệp, tận tụy với sự nghiệp giáo dục, chất lượng dạy và học được nâng lên. Hội khuyến học thị trấn Vân Canh đi vào hoạt động có hiệu quả. Đến năm 2015 có 16 chi hội trực thuộc với 800 hội viên. Trung tâm học tập cộng đồng thị trấn Vân Canh mở 6 lớp với 180 học viên tham gia học nghề gồm may dân dụng và công nghiệp; điện dân dụng và thú y [7, tr. 4].

Đến năm 2019 tất cả các nhà trường từ mẫu giáo đến trung học cơ sở đều được đầu tư kinh phí để sửa chữa, nâng cấp và xây mới đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh. Thực hiện chủ trương của các cấp về tinh gọn bộ máy quản lí, tập trung đầu tư cho giáo dục, năm 2019 hai trường Trường Mầm non huyện và Trường Mẫu giáo thị trấn sáp nhập lấy tên là Trường Mẫu giáo thị trấn Vân Canh. Cả 4 trường học của thị trấn đều được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, đó là Trường Tiểu học số 1 thị trấn, Trường Tiểu học số 2 thị trấn, Trường Trung học cơ sở thị trấn và Trường Mầm non thị trấn. Cơ sở vật chất trường lớp, phòng học, phòng thực hành, sân trường, cảnh quan, trang thiết bị dạy và học được trang bị đầy đủ cho các trường; 100% giáo viên đạt chuẩn về trình độ chuyên môn.

Như vậy, đến năm 2019 thị trấn Vân Canh đã làm tốt công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở, chống mù chữ, phổ cập trung học phổ thông và được đánh giá địa phương đạt chuẩn về công tác này; bình quân hàng năm tỷ lệ học sinh mẫu giáo đúng tuổi vào lớp 1 đạt 100 %,tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng ở các bậc học từ 97 % đến 100 % .

Giáo dục tiểu học được nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, 100% học sinh tiểu học học đủ 9 môn theo chương trình, tỷ lệ lớp thẳng đạt 100%. Giáo dục trung học cơ sở, phần lớn học sinh được học ngoại ngữ, tin học, nghề phổ thông phù hợp với chương trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tỷ lệ học sinh được xét cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp lớp 9 đạt từ 98 % đến 100 %. Giáo dục trung học phổ thông có hơn 80% học sinh tốt nghiệp đỗ vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp; số còn lại vào học nghề [39, tr. 6].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình đô thị hóa ở thị trấn vân canh, huyện vân canh, tỉnh bình định (2002 2019) (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)