Hướng phát triển về không gian đô thị và phân vùng chức năng của thị trấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình đô thị hóa ở thị trấn vân canh, huyện vân canh, tỉnh bình định (2002 2019) (Trang 30 - 32)

TỈNH BÌNH ĐỊNH TỪ 2002 ĐẾN

2.1.1. Hướng phát triển về không gian đô thị và phân vùng chức năng của thị trấn

năng của thị trấn

2.1.1.1. Hướng phát triển về không gian đô thị của thị trấn

Cùng với phát triển công nghiệp, dịch vụ, quá trình đô thị hóa cần tính đến là việc quy hoạch các khu dân cư, các công trình hạ tầng kỹ thuật. Trên cơ sở xem xét các phương án quy hoạch xây dựng thị trấn và các yếu tố tác động của việc hình thành các tuyến giao thông, không gian đô thị của thị trấn Vân Canh phát triển theo hướng cơ bản vẫn kế thừa nội dung quy hoạch đã duyệt từ năm 2002, đồng thời có bổ sung thêm các khu vực ở mới như sau:

- Hướng phát triển đô thị của thị trấn chủ yếu dọc theo Quốc lộ 19C và mở rộng về phía Bắc, phía Nam; đặc biệt là phía Đông gắn với khu vực sông Hà Thanh chảy qua.

- Lập quy hoạch mở rộng xây dựng các công trình về phía Đông của thị trấn; trong đó xây dựng khu nhà truyền thống văn hóa cộng đồng kết hợp với dịch vụ du lịch tại Suối Mây.

- Quy hoạch và xây dựng đường phía Tây của thị trấn trở thành một trong những tuyến đường chiến lược nhằm giảm tải cho quốc lộ 19C, phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa cho Cụm công nghiệp thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh đã được xây dựng và đi vào hoạt động.

- Quy hoạch một số khu chức năng, như khu dân cư kết hợp với các hoạt động dịch vụ ở phía Nam thị trấn tại Tân Thuận; tạo quỹ đất để đấu giá, bố trí cho một số công trình dịch vụ như bến xe và một số dịch vụ khác... hình thành khu hành chính tập trung của huyện nhằm bố trí cho các cơ quan, đơn vị tại Hiệp Giao, đồng thời chỉnh trang lại thị trấn,...

- Quy hoạch lại phía Bắc thị trấn Vân Canh gắn với sự hình thành cụm công nghiệp của Huyện.

Với hướng mở rộng về không gian đô thị thị trấn Vân Canh theo Đề án bổ sung năm 2017 giúp cho địa phương tận dụng được tối đa quỹ đất để xây dựng đô thị, tạo sự thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội dọc theo trục Quốc lộ 19C đi qua địa bàn Huyện [44, tr. 13]

2.1.1.2. Phân vùng chức năng của thị trấn

Cùng với mở rộng không gian đô thị, việc phân vùng chức năng của thị trấn cũng được các cấp chính quyền của thị trấn và huyện Vân Canh quan tâm. Đến năm 2019, các khu chức năng chính của thị trấn Vân Canh đã từng bước hình thành và phát triển, bao gồm:

- Khu trung tâm hành chính bao gồm các cơ quan hành chính cấp huyện và cấp thị trấn, như Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể của huyện, trung tâm hành chính của thị trấn,...

- Khu công trình công cộng đô thị, bao gồm các trường học, bệnh viện, trạm xá, nhà văn hóa huyện, thị trấn, thôn, làng.

- Khu dịch vụ, thương mại đô thị, bao gồm chợ, trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ.

- Khu cây xanh, thể dục thể thao, bao gồm công viên, các sân bãi thể thao cấp huyện và thị trấn.

- Khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. - Khu cây xanh cách ly, mặt nước.

- Khu nhà ở, bao gồm có khu đô thị mới, khu dân cư cũ cải tạo lại và nhà ở trong các làng,...

Đối với các làng dân tộc hiện có được tôn tạo, phát triển trên quan điểm bảo tồn văn hóa truyển thống của đồng bào các dân tộc miền núi, gắn với việc xây dựng và phát triển đô thị và du lịch. Một số khu dân cư được lập quy hoạch chi tiết, như Hiệp Hà, Thôn 2, Canh Tân và Hiệp Giao...

Đặc biệt, đã có quy hoạch chi tiết các khu chức năng, trong đó đáng chú ý là Khu liên cơ quan hành chính huyện Vân Canh, Nhà truyền thống kết hợp dịch vụ du lịch và Khu dân cư kết hợp dịch vụ ở phía Nam thị trấn [44, tr. 13]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình đô thị hóa ở thị trấn vân canh, huyện vân canh, tỉnh bình định (2002 2019) (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)