Khảo sát tỷ lệ phèn Fe2+/Al3+ tối ưu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thiết kế và đánh gái quy trình công nghệ xử lý nước thải của trung tâm thí nghiệm thực hành (10m3 ngày đêm) tại trường đại học phú yên (Trang 79 - 81)

6. Nội dung ch nh của luận văn

3.3.4. Khảo sát tỷ lệ phèn Fe2+/Al3+ tối ưu

/Al3+ tối ưu

Cách tiến hành: Chuẩn bị 6 cốc loại 500 mL, lần lượt đánh số thứ tự

từ 1–6. Thứ tự cho 250 mL nước thải vào mỗi cốc. Cho vào mỗi cốc 5mL Fe3+ 10%; Tiếp tục cho lần lượt V mL Al3+ 10% vào 6 cốc trên (theo các tỷ lệ Fe2+/ Al3+ = 2.5; 1.7; 1.3; 1; 0.8; 0.7); điều chỉnh giá trị pH = 8.0 (bởi dung

dịch NaOH 2%). Sục kh ozon trong thời gian 30 phút: trên máy lắc ngang trong 5 phút và 25 phút bởi máy khuấy từ (tốc độ 25 vòng/phút). Tiến hành tương tự cho mẫu trắng. Thực hiện th nghiệm 03 lần, kết quả như sau:

Bảng 3.14. Kết quả khảo sát ảnh hƣởng tỷ ệ phèn sắt/ phèn nhôm ên hiệu quả xử ý COD của quá trình Catazon

STT 1 2 3 4 5 6

Tỷ lệ Fe2+

/ Al3+ 2.5 1.7 1.3 1 0.8 0.7

COD 333±8 318±8 259±7 218±6 244±7 343±9 H (%) 59.44 61.26 68.45 73.45 70.28 58.22

Hình 3.12. Đồ thị mối iên hệ giữa tỷ ệ phèn sắt/phèn nhôm với hiệu suất xử ý COD của quá trình Catazon

Nhận xét: Nhìn vào kết quả khảo sát ta thấy tỷ lệ tối ưu này là 1:1 (5mL Fe3+ 10%; 5 mL Al3+ 10%). Khi tỷ lệ sử dụng của hai loại phèn là 1:1 thì hiệu quả xử lý COD đạt 73.45%.

Giải thích: Phèn nhôm khi cho vào giúp cho màu của nước tốt hơn. Phèn sắt thì keo tụ tốt với bông cận to, nặng gấp 1.5 lần phèn nhôm nên dễ lắng. Trong điều kiện dùng kết hợp phèn sắt và phèn nhôm ở pH kiềm đạt hiệu quả xử lý độ màu rất tốt. Kết hợp ưu điểm của cả hai loại phèn để đạt hiệu quả xử lý cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thiết kế và đánh gái quy trình công nghệ xử lý nước thải của trung tâm thí nghiệm thực hành (10m3 ngày đêm) tại trường đại học phú yên (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)