Biện pháp can thiệp thay đổi kiến thức và thực hành về phòng tái phát sỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thực hành về phòng tái phát bệnh của người bệnh sỏi hệ tiết niệu tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2020 sau can thiệp giáo dục (Trang 28 - 31)

hệ tiết niệu: Truyền thông giáo dục sức khỏe

Giáo dục sức khỏe là quá trình tác động nhằm thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành của con người.

Mục tiêu: GDSK góp phần thực hiện một trong những quyền của con người là quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

Tầm quan trọng của GDSK:

- Là một bộ phận công tác y tế quan trọng nhằm làm thay đổi hành vi sức khỏe.

- Nếu giáo dục sức khỏe đạt kết quả tốt nó sẽ giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ

lệ tàn phế và tử vong, nhất là ở các nước đang phát triển. - Tăng cường hiệu quả các dịch vụ Y tế.

Như vậy: Giáo dục sức khoẻ nhằm giúp cho mọi người có kiến thức tối thiểu và cơ bản nhất để họ có thể tự phòng bệnh cho mình, cho gia đình, người thân và cho xã hội; để họ có thể xử trí đúng khi bịốm đau, bệnh tật và để họ thay đổi những cách nghĩ và nếp sống có hại cho sức khoẻ. Với vai trò quan trọng như thế, trong các hoạt động chăm sóc sức khoẻ nhân dân nhất là tại tuyến y tế cơ sở, công tác truyền thông giáo dục sức khoẻđược xếp vào Chuẩn 1, Chuẩn quốc gia về y tế theo Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế

Các phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe

Phương pháp gián tiếp (sử dụng nguồn thông tin đại chúng)

- Ưu điểm: Phương pháp này có khả năng truyền tin nhanh, nhạy, rộng khắp những khối lượng thông tin lớn với quảng đại quần chúng.

- Hạn chế: Các phương tiện thông tin đại chúng chỉ có khả năng cung cấp về

mặt kiến thức thuần tuý một chiều cho nên phương pháp này ít làm thay đổi hành vi sức khỏe, đặc biệt ở khía cạnh thái độ và thực hành.

Phương pháp trực tiếp.

- Ưu điểm: Là phương pháp tất nhất để làm thay đổi hành vi sức khỏe của đối tượng giáo dục.

- Hạn chế:

• Không có đủ số người có khả năng để sẵn sàng đáp ứng với các yêu cầu của việc Truyền thông - Giáo dục sức khỏe.

• Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào người làm công tác Truyền thông - Giáo dục sức khỏe.

Các phương pháp giáo dục sức khỏe trực tiếp thường áp dụng ở cộng đồng.

• Đối tượng Truyền thông - GDSK trực tiếp được nghe những thông tin mới nhất về vấn đề sức khỏe có liên quan tới bản thân, gia đình và cộng đồng của

đối tượng.

• Tác dụng chủ yếu là có thể làm thay đổi nhận thức và giúp đối tượng suy nghĩ hướng tới việc thay đổi thái độ và hành vi..

• Tuy nhiên để đối tương thật sự thay đổi được hành vi, cần phải kết hợp với nhiều biện pháp giáo dục và sự hỗ trợ khác.

Tổ chức Truyền thông - Giáo dục sức khỏe thông qua thảo luận nhóm - Hình thức GDSK rất có hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu. - Mục đích: Nêu ra ý kiến từ suy nghĩ và kinh nghiệm của mình; Mở rộng và thay đổi những ý kiến của họ và họ sẽ thấy sáng tỏ về các quan điểm, thái độ, giá trị và các hành vi của họ; Thống nhất các giải pháp, các hành động để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thực hành về phòng tái phát bệnh của người bệnh sỏi hệ tiết niệu tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2020 sau can thiệp giáo dục (Trang 28 - 31)