Nam Định là tỉnh duyên hải ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ. Nam Định tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía nam, tỉnh Hà Nam ở phía tây bắc và giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía đông. Diện tích khoảng 1.669 km² chia thành 10 đơn vị hành chính gồm 9 huyện và 1 thành phố loại 1 trực thuộc tỉnh, dân số là 1.833.500 người.
Nam Định có 8 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh và 11 bệnh viện
đa khoa huyện, thành phố. Trong đó, Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định là bệnh viện loại 1, là đơn vị vệ tinh của Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức. Nằm trên diện tích 2.7 ha trong khu vực nội thành Nam Định, Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định có quy mô hơn 700 giường bệnh với 07 phòng chức năng, 21 khoa lâm sàng, 09 khoa Nhận thức lợi ích phòng tái phát sỏi hệ tiết niệu so với những trở ngại khi thay đổi hành vi. - Tuổi, giới - Hoàn cảnh kinh tế xã hội - Kiến thức về bệnh Nhận thức về sự nhạy cảm với sỏi hệ tiết niệu Nhận thức về sự trầm trọng của sỏi hệ tiết niệu Nhận thức về mối đe dọa của sỏi hệ tiết niệu Động lực cho hành động: - Giáo dục sức khỏe - Các biểu hiện của bệnh
- Thông tin từ các phương tiện truyền thông Khả năng thay đổi hành vi (khả năng thực hiện hành vi phòng tái phát sỏi hệ tiết niệu)
cận lâm sàng với tổng số hơn 700 y, bác sĩ và điều dưỡng viên. Hàng năm bệnh viện thực hiện hơn 6000 ca phẫu thuật bằng các kỹ thuật tiên tiến của tuyến trung ương. Theo quy hoạch tổng thể ngành Y tế Nam Định đến năm 2020 bệnh viện nâng cấp lên 1000 giường nhằm đảm bảo khám chữa bệnh cho nhân dân vùng nam đồng bằng sông Hồng.
Khoa Ngoại Thận tiết niệu của bệnh viện là nơi điều trị chính cho người bệnh có sỏi hệ tiết niệu. Theo thống kê của Phòng Kế hoạch - Tổng hợp từ 1/1/2019
đến 1/9/2019 có 275 người bệnh có sỏi hệ tiết niệu được điều trị tại khoa. Như vậy trung bình mỗi tháng có khoảng 30 người bệnh có sỏi hệ tiết niệu nằm điều trị tại khoa. Từ đó có thể thấy lượng người bệnh có sỏi hệ tiết niệu trên địa bàn tỉnh Nam
Định là tương đối lớn. Điều này đòi hỏi phải nâng cao kiến thức, thực hành trong chăm sóc và phòng tái phát bệnh để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh có sỏi hệ tiết niệu
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Người bệnh được chẩn đoán có sỏi hệ tiết niệu đang
điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định trong thời gian từ tháng 2/2020 đến tháng 5/2020.
Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Tất cả những người bệnh được chẩn đoán có sỏi hệ tiết niệu. - Những người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Người bệnh có khả năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt bình thường).
Tiêu chuẩn loại trừ
Người bệnh đã từng tham gia một chương trình giáo dục có nội dung tương tự.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Từ tháng 11/2019 đến tháng 10/2020
Địa điểm: Khoa Ngoại Thận tiết niệu - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp trên một nhóm có đánh giá trước và sau can thiệp.
Đánh giá trước can thiệp (L1) Đối tượng NC (Người bệnh SHTN) Đánh giá sau can thiệp ( L2) So sánh, bàn luận, kết luận Can thiệp (Giáo dục sức khỏe)
Đánh giá sau can thiệp 1 tháng (L3)
Qui trình can thiệp:
- Đánh giá thực trạng kiến thức và thực hành của đối tượng nghiên cứu (đánh giá lần 1) bằng bộ câu hỏi phỏng vấn đã được xây dựng trước dựa trên hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng tái phát sỏi hệ tiết niệu (2016), được thực hiện vào thời điểm sau khi người bệnh vào viện 1 ngày.
- Tiến hành can thiệp giáo dục sức khỏe cho từng đối tượng nghiên cứu vào thời điểm ngay sau đánh giá lần 1. Đối tượng nghiên cứu còn thiếu, yếu ở khâu nào về phòng tái phát bệnh sẽđược tư vấn trực tiếp và phát tờ rơi kèm theo (Phụ lục 3).
- Đánh giá lại kiến thức của đối tượng nghiên cứu (đánh giá lần 2) bằng bộ
câu hỏi phỏng vấn giống lần 1 nhằm so sánh sự thay đổi kiến thức và thực hành về
phòng tái phát bệnh của ĐTNC trước và sau can thiệp, được tiến hành trước khi người bệnh ra viện 1 ngày.
- Đánh giá lại kiến thức của đối tượng nghiên cứu (đánh giá lần 3) bằng bộ
câu hỏi phỏng vấn giống lần 1 nhằm so sánh sự thay đổi kiến thức và thực hành về
phòng tái phát bệnh của ĐTNC trước và sau can thiệp, được tiến hành sau can thiệp giáo dục 01 tháng.
Nội dung can thiệp: Giáo dục sức khỏe cho người bệnh có sỏi hệ tiết niệu kiến thức và thực hành về phòng tái phát bệnh (phụ lục 2) theo hướng dẫn của Bộ Y Tế
(2016) bao gồm các nội dung sau: - Kiến thức chung về bệnh.
- Kiến thức phòng tái phát sỏi hệ tiết niệu. - Thực hành phòng tái phát sỏi hệ tiết niệu.
Người can thiệp: chủđề tài nghiên cứu và cộng sự (5 điều dưỡng của khoa Ngoại Thận - tiết niệu đã được tập huấn kỹ về cách thức lấy số liệu và nội dung can thiệp giáo dục sức khỏe)
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.4.1. Cỡ mẫu
n = [ ( ) ( ( ) () ) ( ) ] Trong đó:
- n là sốđối tượng tham gia nghiên cứu
- Z (1-α) là giá trị Z thu được từ bảng Z tương ứng với giá trị α. Với lực mẫu 90% (β = 0,1), mức ý nghĩa 95% (α = 0,05), tương đương với Z (1-α) = 1,65 và Z (1-β) = 1,29.
- p0 là tỷ lệđối tượng có kiến thức đạt trước can thiệp. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hương tại Nam Định năm 2018 tỷ lệ đối tượng có kiến thức đạt trước can thiệp chiếm 40,05 [10]. Do đó lấy p0 = 0,4
- p1 là tỷ lệ đối tượng có kiến thức đạt sau can thiệp. Ước tính nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệđối tượng có kiến thức đạt sau can thiệp chiếm khoảng 60%. Do
đó lấy p1 = 0,6.
Thay vào công thức trên có n = 52. Cộng thêm 10% sai số nên lấy n = 57
2.4.2. Chọn mẫu cho nghiên cứu
Chọn mẫu thuận tiện. Theo số liệu thống kê của Phòng Kế hoạch - Tổng hợp
ước tính mỗi tháng có khoảng 30 người bệnh có sỏi hệ tiết niệu nằm điều trị tại khoa. Để loại trừ trường hợp người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu hoặc bỏ cuộc trong đánh giá lần 2 và lần 3 nên chúng tôi chọn toàn bộ người bệnh có sỏi hệ tiết niệu điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định trong thời gian từ
tháng 02 đến tháng 4/2020. Trong thời gian này có 65 NB nằm điều trị nội trú tại khoa nhưng chỉ có 60 NB đủ tiêu chuẩn lựa chọn và đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.5. Phương pháp thu thập số liệu
Thời gian nằm viện của người bệnh có sỏi hệ tiết niệu trung bình khoảng 7 ngày và thời gian tái khám là khoảng 1 tháng sau khi ra viện. Do đó chúng tôi sẽ
tiến hành thu thập số liệu như sau:
- Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn với nội dung giống nhau cho 3 lần đánh giá: trước và sau can thiệp.
- Các bước thu thập số liệu
+ Bước 1: Lựa chọn các đối tượng nghiên cứu theo tiêu chuẩn.
+ Bước 2: Giới thiệu mục đích, ý nghĩa, phương pháp và quyền lợi của người tham gia nghiên cứu. Nếu đồng ý, đối tượng nghiên cứu ký vào bản đồng thuận và
được phổ biến về hình thức tham gia nghiên cứu.
+ Bước 3: Đánh giá kiến thức, thực hành của đối tượng nghiên cứu vào thời
điểm sau khi người bệnh nhập viện 01 ngày bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp từng người bệnh, sử dụng bộ câu hỏi được xây dựng trước dựa trên hướng dẫn của Bộ Y Tế về phòng tái phát sỏi hệ tiết niệu (2016) (đánh giá lần 1: T1)
+ Bước 4: Can thiệp giáo dục sức khỏe ngay sau đánh giá lần 1 bằng cách cung cấp nội dung kiến thức, thực hành còn thiếu, yếu (dựa trên những nội dung đối tượng nghiên cứu điền trong phiếu điều tra sẽ thấy được các câu trả lời sai hoặc thực hiện sai) về phòng tái phát bệnh cho từng đối tượng nghiên cứu ngay tại khoa phòng nơi người bệnh nằm điều trị.
+ Bước 5: Đánh giá lại kiến thức, thực hành của đối tượng nghiên cứu vào thời điểm trước khi người bệnh ra viện 1 ngày bằng bộ câu hỏi phỏng vấn chuẩn bị
trước giống lần 1 (đánh giá lần 2: T2).
+ Bước 6: Trước thời điểm khám lại 1 ngày theo lịch hẹn của bác sỹ, nhà nghiên cứu gọi điện nhắc NB đến khám. Sau khi NB khám, siêu âm và xét nghiệm xong, trong lúc chờ bác sỹ tư vấn và kê đơn, nghiên cứu viên tiến hành đánh giá lại kiến thức và thực hành về phòng tái phát sỏi của người bệnh bằng bộ câu hỏi phỏng vấn chuẩn bị trước giống lần 1 (đánh giá lần 3: T3). Trong nghiên cứu này có 48 NB tái khám và 12 NB không tái khám. Với 12 trường hợp này, chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp 5 NB tại nơi họ sinh sống và phỏng vấn 7 NB qua điện thoại, zalo…
- Chúng tôi tiến hành phỏng vấn và can thiệp giáo dục sức khỏe cho từng người bệnh ngay tại khoa phòng nơi người bệnh nằm điều trị. Dựa vào câu trả lời của NB trong phỏng vấn lần thứ nhất, chúng tôi sẽ thấy được những điểm còn yếu, thiếu của họ để tư vấn trực tiếp và phát tờ rơi kèm theo vào thời điểm ngay sau khi
vừa phỏng vấn lần thứ nhất xong. Thời gian để tiến hành 1 lần phỏng vấn khoảng 20 phút/người và thời gian can thiệp GDSK khoảng 30 phút/người. Như vậy tổng thời gian cho phỏng vấn lần 1 và GDSK là 50 phút/người. Số lượng NB vào viện mỗi ngày là khác nhau. Có những ngày chỉ có 1 NB vào viện nhưng có những ngày có tới 6 NB vào viện. Do đó nhóm nghiên cứu của chúng tôi cần phải có 6 người để đảm bảo thu thập số liệu và can thiệp GDSK đúng thời điểm đã đặt ra.
2.6. Các biến số nghiên cứu
- Thông tin chung vềđối tượng nghiên cứu gồm: Tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, địa chỉ, thời gian bị sỏi hệ tiết niệu, số lần tái phát.
- Kiến thức về phòng tái phát sỏi hệ tiết niệu - Thực hành phòng tái phát sỏi hệ tiết niệu.
Bảng 2.1. Biến số nghiên cứu
STT Tên biến Định nghĩa Phân loại biến Phương pháp thu thập
1 Tuổi Tính theo năm dương lịch Rời rạc Bộ câu hỏi phỏng vấn 2 Giới Là giới tính của ĐTNC Gồm: Nam, nữ Nhị phân Bộ câu hỏi phỏng vấn 3 Nghề nghiệp Là công việc chính đang làm hoặc mang lại thu nhập chủ yếu cho bản thân người bệnh Định danh Bộ câu hỏi phỏng vấn 4 Trình độ học vấn Là cấp học cao nhất của đối tượng. Thứ hạng Bộ câu hỏi phỏng vấn 5 Nơi ở Nơi hiện tại đang sinh sống Định danh Bộ câu hỏi phỏng vấn 6 Thời gian mắc bệnh Tính từ thời điểm được chẩn đoán lần đầu tiên đến thời điểm hiện tại (đơn vị tính: tháng) Rời rạc Bộ câu hỏi phỏng vấn 7 Số lần tái phát bệnh Số lần tái phát bệnh tính đến thời điểm hiện tại. Rời rạc Bộ câu hỏi phỏng vấn
KIẾN THỨC CHUNG VỀ SỎI HỆ TIẾT NIỆU
8 Nguyên nhân chủ
yếu gây SHTN
Dùng thuốc liều cao dài ngày như: Canxi, Vitamin C, D, Corticoid… dài ngày làm tăng nồng độ Canxi trong nước tiểu tạo sỏi Canxi. Sử
dụng nhiều thức ăn có chứa nhiều purine và bệnh Gout làm tăng chuyển hóa Purine tạo sỏi acid uric
Định danh Bộ câu hỏi phỏng vấn 9 Yếu tố nguy cơ SHTN
Béo phì, đái tháo đường typ I, yếu tố
di truyền…là các yếu tố nguy cơ tạo SHTN. Định danh Bộ câu hỏi phỏng vấn 10 Triệu chứng thường gặp SHTN - SHTN trên: cơn đau quặn thận kèm theo buồn nôn, nôn, chướng bụng. - SHTN dưới: tiểu buốt, rắt, tiểu máu, tiểu tắc giữa dòng, bí tiểu. Định danh Bộ câu hỏi phỏng vấn 11 Biến chứng hay gặp SHTN Các biến chứng thường gặp và nguy hiểm: tắc nghẽn, suy thận cấp và suy thận mạn Định danh Bộ câu hỏi phỏng vấn 12 Loại sỏi hay tái phát nhất
Sỏi Canxi có tỷ lệ mắc cao và hay tái
phát nhất. Định
danh
Bộ câu hỏi phỏng vấn
KIẾN THỨC VỀ PHÒNG TÁI PHÁT SỎI HỆ TIẾT NIỆU
13 Lượng nước uống trong ngày
Người bệnh sỏi hệ tiết niệu nên uống nước sao cho lượng nước tiểu từ 2-3 lít/ngày Định danh Bộ câu hỏi phỏng vấn 14 Sử dụng thức ăn giàu đạm Thực phẩm chứa nhiều đạm sẽ làm giảm độ pH nước tiểu, kích thích sự
bài tiết của chất calcium và cystine gây ra sỏi hệ tiết niệu, ngoài ra, còn làm giảm bài tiết của chất citrat giúp ngăn chặn sự tạo thành sỏi hệ tiết
Định danh
Bộ câu hỏi phỏng vấn
15 Sử dụng canxi
Ăn uống điều độ thực phẩm có chứa canxi. Vì kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa canxi sẽ gây mất cân bằng trong việc hấp thụ chất canxi, khiến cho cơ thể tái hấp thụ
nhiều chất oxalat từ ruột và sẽ tạo ra sỏi niệu. Tuy nhiên, chỉ có chất canxi chứa trong thực phẩm mới có giá trị, thuốc có chứa canxi không giúp ích gì trong việc tránh sự tạo thành sỏi niệu. Định danh Bộ câu hỏi phỏng vấn 16 Sử dụng rau tươi
Cần ăn nhiều rau tươi có chất xơ sẽ
giúp tiêu hóa nhanh, tránh ứ đọng trong ruột, giảm thiểu sự tái hấp thu chất oxalat từ ruột để tạo nên sỏi hệ
tiết niệu. Ngoài ra, chất kiềm cung cấp bởi rau tươi sẽ gia tăng bài tiết chất citrat chống lại sỏi hệ tiết niệu. Định danh Bộ câu hỏi phỏng vấn 17 Sử dụng thực phẩm chứa purine Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purine như: cá khô, thịt khô, mắm, lòng bò, lòng lợn… gây ra sỏi niệu. Định danh Bộ câu hỏi phỏng vấn 18 Sử dụng các thực phẩm nhiều oxalat Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều oxalat như rau chân vịt, rau
cải… Định danh Bộ câu hỏi phỏng vấn 19 Sử dụng muối
Sử dụng nhiều muối gây tăng natri trong nước tiểu dẫn đến việc đào thải nhiều canxi, oxalate, cystine, acide uric là các chất dễ lắng đọng trong nước tiểu gây ra sỏi. Định danh Bộ câu hỏi phỏng vấn
20 Sử dụng tinh bột
Tinh bột: Cơm, bánh mỳ, đậu... cung cấp nhiều tinh bột, đường vitamin, chất khoáng. Định danh Bộ câu hỏi phỏng vấn 21 Sử dụng hoa quả
Hoa quả có rất nhiều đường nên cần hạn chế sử dụng. Định danh Bộ câu hỏi phỏng vấn 22 Duy trì trọng lượng cơ thể
Người bệnh cần duy trì trọng lượng cơ thể vừa phải. Nếu BMI quá dư sẽ
làm tăng lượng acid uric và giảm độ
pH của nước tiểu tạo sỏi.
Định danh
Bộ câu hỏi phỏng vấn
2.7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá
Bộ công cụ được nhà nghiên cứu xây dựng, phát triển dựa trên các cơ sở sau:
- Hướng dẫn phòng tái phát sỏi hệ tiết niệu của Bộ Y Tế năm 2016. - Đề tài nghiên cứu của tác giả Derek Bos và cộng sự năm 2014 [26].
Bộ công cụ gồm 4 phần:
- Phần 1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.
Gồm 7 câu hỏi nhằm mục đích tìm hiểu các thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu (tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi ở, thời gian bị sỏi hệ
tiết niệu, số lần tái phát bệnh). Các thông tin này giúp phân loại đối tượng nghiên cứu theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp…
- Phần 2: Kiến thức chung về sỏi hệ tiết niệu
Phần này gồm 5 câu hỏi liên quan đến kiến thức của người bệnh về sỏi hệ tiết niệu: nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, biến chứng... Đối tượng nghiên cứu sẽ