Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thực hành về phòng tái phát bệnh của người bệnh sỏi hệ tiết niệu tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2020 sau can thiệp giáo dục (Trang 40 - 42)

Bộ công cụ được nhà nghiên cứu xây dựng, phát triển dựa trên các cơ sở sau:

- Hướng dẫn phòng tái phát sỏi hệ tiết niệu của Bộ Y Tế năm 2016. - Đề tài nghiên cứu của tác giả Derek Bos và cộng sự năm 2014 [26].

Bộ công cụ gồm 4 phần:

- Phần 1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.

Gồm 7 câu hỏi nhằm mục đích tìm hiểu các thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu (tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi ở, thời gian bị sỏi hệ

tiết niệu, số lần tái phát bệnh). Các thông tin này giúp phân loại đối tượng nghiên cứu theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp…

- Phần 2: Kiến thức chung về sỏi hệ tiết niệu

Phần này gồm 5 câu hỏi liên quan đến kiến thức của người bệnh về sỏi hệ tiết niệu: nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, biến chứng... Đối tượng nghiên cứu sẽ đưa ra ý kiến của mình về các quan điểm đó. Sau đó chúng tôi đánh giá bằng cách cho điểm theo từng câu hỏi để tìm điểm trung bình kiến thức.

- Phần 3: Kiến thức phòng tái phát sỏi hệ tiết niệu

Phần này gồm 15 câu hỏi liên quan đến kiến thức của người bệnh về chế độ ăn uống và lối sống để phòng tái phát sỏi hệ tiết niệu. Đối tượng nghiên cứu sẽđưa

ra ý kiến của mình về các quan điểm đó. Sau đó chúng tôi đánh giá bằng cách cho

điểm theo từng câu hỏi để tìm điểm trung bình kiến thức.

- Phần 4: Thực hành phòng tái phát sỏi hệ tiết niệu

Phần này gồm 12 câu hỏi liên quan đến thực hành của người bệnh để phòng tái phát sỏi hệ tiết niệu: số lượng thực phẩm các loại sử dụng trong ngày, thói quen sinh hoạt... Dựa trên câu trả lời của đối tượng nghiên cứu, nhà nghiên cứu sẽ cho

điểm theo từng nội dung rồi tính ra điểm trung bình thực hành và phân loại.

Kiểm tra tính giá trị của thang đo:

Quy trình kiểm tra tính giá trị của thang đo được thực hiện theo hướng dẫn của Polit DF và cộng sự năm 2007 [36]. Theo đó chỉ số hiệu lực (Content Validity Index - CVI) được sử dụng đểđánh giá tính giá trị của thang đo. Nghiên cứu đã mời 03 chuyên gia am hiểu về vấn đề nghiên cứu kiểm tra độc lập tính giá trị về nội dung, ngôn ngữ và đáp án gợi ý trả lời của bộ công cụ thu thập số liệu (phiếu đánh giá tính giá trị của bộ công cụ với thang Likert 4 điểm tương ứng với 4 mức độ

trong phụ lục VI). Các thành viên trong nhóm chuyên gia được lựa chọn gồm 02 thạc sỹ y học ngoại khoa và 01 thạc sỹđiều dưỡng có kinh nghiệm, chuyên môn về

ngoại khoa. Các câu hỏi trong bộ công cụ sẽ được điều chỉnh cho phù hợp theo nhận xét của các chuyên gia.

Kết quả chỉ số CVI trung bình của thang đo đạt 0,8 cao hơn so với mức tối thiểu là 0,78 mà Polit DF đề xuất

Kiểm tra độ tin cậy của thang đo

Các thang đo tiến hành kiểm tra độ tin cậy gồm: Kiến thức về bệnh, kiến thức và thực hành về phòng tái phát sỏi hệ tiết niệu.

Bước 1: Tiến hành điều tra trên 30 người bệnh điều trị nội trú tại khoa Ngoại Thận tiết niệu - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định theo tiêu chuẩn lựa chọn trong khoảng thời gian từ tháng 01/2020 đến tháng 02/2020 bằng bộ câu hỏi cần kiểm tra.

Bước 2: Quản lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0

thang đo. Kết quả hệ số Cronback’s Alpha của kiến thức = 0,8; của thực hành = 0,83. Theo tác giả Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, hệ số Cronback’s Alpha của các thang đo không nên thấp hơn 0,6 [22]. Do đó, bộ công cụ này đạt yêu cầu vềđộ tin cậy.

Cách thức tính điểm

- Đối tượng nghiên cứu tham gia trả lời phiếu điều tra với mỗi câu trả lời

đúng được 1 điểm, trả lời sai hoặc không biết được 0 điểm. Phiếu điều tra gồm 20 câu hỏi liên quan đến kiến thức của người bệnh và 12 câu hỏi liên quan đến thực hành của người bệnh. Trong đó có 3 câu hỏi nhiều lựa chọn, mỗi nội dung NB trả

lời đúng được 1 điểm. Tổng điểm của 3 câu hỏi nhiều lựa chọn là 12 điểm. Tổng

điểm kiến thức tối đa 29 điểm và tổng điểm thực hành tối đa là 12 điểm.

- Áp dụng phân loại kiến thức trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hương (2018), phân loại kiến thức của người bệnh gồm 2 mức: đạt và không đạt [10]

+ Kiến thức mức độđạt khi người bệnh đạt ≥50% tổng sốđiểm (≥15 điểm). + Kiến thức mức độ không đạt khi người bệnh đạt <50% tổng sốđiểm. - Phân loại thực hành:

+ Thực hành mức độđạt khi người bệnh đạt ≥ 50% tổng sốđiểm

+ Thực hành mức độ không đạt khi: khi người bệnh đạt <50% tổng sốđiểm. - Đánh giá sự thay đổi sau can thiệp giáo dục so với trước can thiệp dựa trên sự chênh lệch về tỷ lệ trả lời đúng đối với mỗi nội dung đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thực hành về phòng tái phát bệnh của người bệnh sỏi hệ tiết niệu tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2020 sau can thiệp giáo dục (Trang 40 - 42)