7. Kế hoạch nghiên cứu
1.4.2. Phương pháp dạy học nhóm
Dạy học phân nhóm chính là quá trình tổ chức các hoạt động tích cực của
từng cá nhân học sinh tạo nên những kết quả chung của cả nhóm. Ưu điểm của dạy
học nhóm là:
- Tạo ra sự tranh đua, nhiều cách nghĩ, nhiều phương án đối với học sinh. - Học sinh được hỗ trợ nhau đóng góp những ý kiến riêng vào ý kiến chung.
- Giúp học sinh chuyển từ thói quen chỉ nghe, ghi nhớ sang hoạt động, cùng nhau tìm kiếm, hình thành kiến thức bằng trí tuệ chung. Từ đó tạo cho học sinh kỹ năng hoạt động tập thể và khẳng định được mình thông qua tập thể.
Cũng như dạy học nêu vấn đề, dạy học theo nhóm cũng cần có sự phân hoá.
Trong dạy học nhóm, giáo viên phải biết khai thác lợi thế của tập thể để phát triển
từng cá nhân, phải quan tâm đến hứng thú, khả năng của từng cá nhân, sao cho
không có học sinh trở thành “người thừa” trong nhóm. Việc phân hoá thực chất
cũng là chia thành các nhóm phân hoá về trình độ học tập. Nếu kết hợp tốt hai phương pháp này thì sẽ phát huy được tối đa tính tích cực học tập của học sinh bởi
vì mỗi cá nhân đều cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao thì cũng chính là cố
gắng tham gia xây dựng bài học và kết quả của học sinh sẽ kích thích niềm say mê của các em.
Ví dụ 1.5. Khi chia nhóm, giáo viên thường chọn các nhóm có đủ trình độ
học sinh và phân công nhiệm vụ một cách phù hợp với cá nhân mỗi học sinh. Các
học sinh khá, giỏi thường được giao nhiệm vụ nhóm trưởng và thư kí để các em có cơ hội thể hiện mình, ngược lại những học sinh trung bình và yếu kém cũng phải được quan tâm bằng cách giao những nhiệm vụ vừa sức như nhắc lại các khái niệm,
các quy tắc đã học có liên quan đến việc thảo luận nhóm cũng như trả lời những câu
hỏi đơn giản phù hợp với trình độ của mình.
Trong dạy học nhóm, nếu giáo viên chia nhóm một cách phù hợp thì chính các học sinh trong nhóm có thể giúp nhau hoàn thành được nhiệm vụ học tập, đây là một vấn đề rất quan trọng nâng cao được hiệu quả dạy học. Vì vậy có thể nói dạy
học nhóm và dạy học phân hoá có mối quan hệ mật thiết với nhau.