Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu Luận văn Dạy học chủ đề bất đẳng thức, bất phương trình (đại số 10 nâng cao) theo hướng tăng cường phân hóa đối tượng học sinh (Trang 31 - 32)

7. Kế hoạch nghiên cứu

1.4.1. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học phát huy tính

tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, đặc biệt là trong những tình huống dạy học các khái niệm, các tri thức mới. Nếu trong hệ thống câu hỏi dẫn dắt,

giáo viên kết hợp phân hoá đối tượng học sinh sẽ giúp mọi học sinh cùng được

tham gia khám phá tri thức mới tuỳ theo khả năng nhận thức của từng cá nhân.

Ví dụ 1.4. Khi hình thành cách xác định miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn, giáo viên có thể áp dụng dạy học phân hoá trong dạy học nêu vấn đề như sau:

- Sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh thừa nhận định lí đã nêu trong sách giáo khoa, giáo viên nêu vấn đề: Vậy để xác định miền nghiệm của bất phương

trình ax by c  0,ta làm thế nào?

- Giáo viên gọi học sinh khá, giỏi đưa ra ý tưởng để trả lời câu hỏi đó, bên cạnh đó cũng cần gọi học sinh trung bình và yếu kém nhắc lại cách vẽ đường thẳng

( ) :d ax by c  0. Việc làm đó sẽ giúp học sinh cả lớp hoà chung vào công việc đó là tìm ra cách xác định miền nghiệm của bất phương trình trên.

Trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, nếu vấn đề đưa ra không vừa

sức, quá khó thì học sinh sẽ không được đặt vào tình huống có vấn đề để các em

chủ động, sáng tạo tìm kiếm, phát hiện kiến thức dẫn đến học sinh chán nản, coi học

tập như một chướng ngại vật khó vượt qua. Nếu vấn đề đưa ra quá dễ sẽ gây cho

học sinh sự nhàm chán, không kích thích tư duy sáng tạo của các em. Do đó nếu kết

hợp tốt giữa dạy học nêu vấn đề với dạy học phân hoá thì giáo viên sẽ phát huy được hết vai trò của cả hai phươg pháp dạy học này.

Có nhiều ý kiến cho rằng, chỉ có những học sinh khá giỏi, có năng lực học

tập toán, có tư duy nhanh mới có khả năng khám phá những tri thức mới bằng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vần đề. Song, trong thực tế không hoàn toàn như vậy. Trong hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh đi tìm tri thức mới,

giáo viên cần quan tâm đến những câu hỏi mang tính tái hiện tri thức, những câu hỏi không đòi hỏi tư duy sâu để giúp học sinh trung bình, yếu kém có điều kiện cùng tham gia, hòa mình vào khí thế học tập chung của lớp.

Một phần của tài liệu Luận văn Dạy học chủ đề bất đẳng thức, bất phương trình (đại số 10 nâng cao) theo hướng tăng cường phân hóa đối tượng học sinh (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)