Quy trình tổ chức giờ học

Một phần của tài liệu Luận văn Dạy học chủ đề bất đẳng thức, bất phương trình (đại số 10 nâng cao) theo hướng tăng cường phân hóa đối tượng học sinh (Trang 28 - 30)

7. Kế hoạch nghiên cứu

1.3.3. Quy trình tổ chức giờ học

a) Tổ chức các pha dạy học đồng loạt

Kết hợp và sử dụng các phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề,

dạy học chương trình hóa, lý thuyết tình huống … nhằm mục đích giúp học sinh

lớn là tạo ra tình huống gợi vấn đề, điều khiển học sinh hoạt động tự đánh giá, tích

cực chủ động và sáng tạo.

Đối xử cá biệt trong các pha đồng loạt, thu hút tất cả các đối tượng học sinh

trong lớp tham gia tìm hiểu nội dung bài học bằng cách giao nhiệm vụ phù hợp với

khả năng từng đối tượng học sinh, nêu những câu hỏi khó hơn cho các em có nhận

thức khá giỏi, khuyến khích các em học sinh yếu kém bằng những câu hỏi ít đòi hỏi tư duy hơn, kèm theo những câu hỏi gợi ý hoặc câu hỏi chẻ nhỏ.

b) Điều khiển các pha phân hóa

Trong việc điều khiển học sinh hoạt động trong các pha phân hóa, giáo viên có thể định ra các yêu cầu khác nhau về mức độ yêu cầu, mức độ hoạt động độc lập

của học sinh, hướng dẫn nhiều hơn cho đối tượng học sinh này, ít hoặc không gợi ý

học sinh khác, tùy theo khả năng và trình độ của các em. Giáo viên cũng có thể áp

dụng dạy học theo nhóm đối tượng học sinh (hay sử dụng phiếu học tập) để việc

dạy học phân hóa được hiệu quả hơn.

Việc tổ chức điều khiển quá trình giải bài tập phân hóa của học sinh có thể được tiến hành theo các bước sau:

* Bước 1: Giáo viên tổ chức, giao nhiệm vụ cho các đối tượng học sinh khá,

giỏi, trung bình, yếu kém 3 loại bài tập khác nhau tùy theo khả năng, trình độ nhận

thức của từng nhóm (bài tập phân hóa mà giáo viên đã chuẩn bị từ trước như đã nói

ở trên) và đặt ra mục đích yêu cầu một cách rõ ràng cho học sinh.

* Bước 2: Từng cá nhân học sinh giải bài tập độc lập (dưới sự quan sát, hướng dẫn gợi mở của giáo viên). Giáo viên có thể định ra các yêu cầu khác nhau

về mức độ hoạt động độc lập của mỗi học sinh, hướng dẫn nhiều hơn cho học sinh

này ít hoặc khơi gợi ý cho học sinh khác, tùy theo khả năng và trình độ của họ.

* Bước 3: Đại diện mỗi nhóm có thể được chỉ định hoặc tự giác lên trình bày

phương án giải quyết.

* Bước 4: Thảo luận nhóm: giáo viên điều khiển học sinh trong nhóm, trong lớp tham gia thảo luận giao lưu, đóng góp ý kiến bổ sung. Tuy nhiên giáo viên có thể khuyến khích học sinh tham gia công việc của nhóm kế tiếp nếu đã hoàn thành công việc của nhóm mình.

Chính nhờ sự phân hóa như vậy, giáo viên có thể thấy rõ sự tiến bộ của từng

học sinh để tự điều chỉnh cách dạy học của mình cho phù hợp. Đồng thời, giáo viên cần quan tâm cá biệt: động viên những học sinh có phần thiếu tự tin, lưu ý những

học sinh hay tính toán nhầm lẫn, uốn nắn kịp thời những học sinh có nhịp độ nhận

thức nhanh nhưng kết quả không cao do vội vàng, chủ quan, thiếu sự suy nghĩ chín

chắn, lôi kéo những học sinh có nhịp độ nhận thức chậm theo kịp tiến trình của giờ

học.

c) Giao bài tập phân hóa về nhà

Trong dạy học phân hóa, không chỉ thực hiện các pha phân hóa trên lớp mà ngay cả khi giao bài tập về nhà cho học sinh, giáo viên cũng có thể sử dụng các bài tập phân hóa, song cần lưu ý:

- Phân hóa theo số lượng bài tập cùng loại phù hợp với từng loại đối tượng để cùng đạt một yêu cầu. Tùy theo đặc điểm từng loại đối tượng học sinh đề ra bài tập thực hành tính toán nhiều hơn hay ít hơn.

- Phân hóa về nội dung bài tập mang tính vừa sức để tránh đòi hỏi quá cao đối với học sinh yếu kém và quá thấp đối với học sinh khá giỏi. Giáo viên cần ra

những bài tập nâng cao, đòi hỏi tư duy nhiều hơn cho học sinh khá giỏi, bài tập của

học sinh yếu kém có thể hạ thấp, chia nhỏ nhiều hơn, chủ yếu bài tập mang tính rèn luyện kỹ năng. Ra riêng những bài tập nhằm đảm bảo trình độ xuất phát cho những

học sinh yếu kém để chuẩn bị cho bài học sau.

Đối với đối tượng học sinh trung bình, giáo viên có thể ra những bài tập

trong SGK hay sách bài tập, tuy nhiên có thể lược bớt một số bài tập khó.

Một phần của tài liệu Luận văn Dạy học chủ đề bất đẳng thức, bất phương trình (đại số 10 nâng cao) theo hướng tăng cường phân hóa đối tượng học sinh (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)