Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn điều trị tại bệnh viện đa khoa hợp lực thanh hóa năm 2020 sau giáo dục sức khỏe (Trang 38 - 41)

2.8.1. Các khái nim

Kiến thức tự chăm sóc là những hiểu biết của người bệnh về các lĩnh vực trong tự chăm sóc. Theo nghiên cứu của Artinian và cộng sự, kiến thức của người bệnh suy tim bao gồm: Sự hiểu biết về suy tim và các triệu chứng, lí do của các triệu chứng, tình trạng triệu chứng xấu đi; chếđộ ăn giảm muối; kiến thức về thuốc và cách sử dụng thuốc, kiến thức về chất lỏng, kiến thức về theo dõi cân nặng, tập

Thực hành tự chăm sóc là các hành vi giúp người bệnh duy trì tình trạng thể

chất, theo dõi dấu hiệu bệnh (duy trì chăm sóc), nhận biết và có cách xử lý phù hợp trước những biến đổi hay xuất hiện các triệu chứng của suy tim, đồng thời đánh giá hiệu quả của cách xử lý đó (quản lý chăm sóc). Duy trì chăm sóc gồm các hoạt động như uống thuốc, tập thể dục, chếđộ ăn hạn chế muối, chất lỏng, theo dõi cân nặng, phù, khó thở, hành vi phòng ngừa, khám định kỳ. Quản lý chăm sóc gồm nhận biết triệu chứng (phù, khó thở) và có cách xử lý khi có triệu chứng của bệnh (hạn chế

chất lỏng, ăn nhạt, dùng thêm thuốc lợi tiểu, đến cơ sở y tế khám bệnh hoặc gọi điện cho bác sỹđểđược tư vấn). Sự tự tin trong tự chăm sóc là quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sự thay đổi chứ không phải là một thành phần rời rạc của quá trình tự

chăm sóc [48].

2.8.2. B câu hi

Bộ công cụ thu thập số liệu được chia ra làm 3 phần:

- Phần I: Thông tin chung của ĐTNC:

Gồm 10 câu hỏi nhằm mục đích tìm hiểu các thông tin cá nhân của ĐTNC: Họ

tên, năm sinh, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi ở, hoàn cảnh sống, số

lần nằm viện điều trị suy tim, nhận được hướng dẫn nào trong một số hướng dẫn tự

chăm sóc cho người bệnh suy tim và nguồn thông tin nhận được hướng dẫn.

- Phần II: Kiến thức tự chăm sóc

Gồm các câu hỏi mô tả kiến thức về tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn. Sử dụng bộ câu hỏi Atlanta Heart Failure Knowledge Test (AHFKT - V2)[48].

Được phát triển bởi tác giả Carolyn Miller Reilly (2009). Bộ câu hỏi sử dụng gồm 22 câu liên quan đến kiến thức về tự chăm sóc cho người bệnh suy tim. Đối tượng nghiên cứu sẽđưa ra ý kiến, quan điểm của mình bằng cách lựa chọn một ý trả lời. Trong nghiên cứu này, hệ số cronbach alpha = 0.89.

- Phần III: Thực hành tự chăm sóc:

Gồm các câu hỏi về thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn. Sử

dụng bộ câu hỏi về hành vi tự chăm sóc Self-care of heart failure index (SCHFI) [49]. Được phát triển bởi tác giả Riegel Barbara (2009) gồm 22 câu hỏi chia làm 3

lĩnh vực: duy trì chăm sóc, quản lý chăm sóc và sự tự tin.

Duy trì chăm sóc: Gồm 10 câu về các hành vi tự chăm sóc như theo dõi cân

nặng, phù, ăn hạn chế muối, tập thể dục, khám bệnh định kỳ và dùng thuốc để ngăn ngừa diễn tiến xấu của suy tim.

Qun lý chăm sóc: Gồm 6 câu để đo khả năng nhận biết các biến đổi, triệu

chứng suy tim (phù, khó thở) và có cách xử lý khi gặp các dấu hiệu triệu chứng đó (hạn chế chất lỏng, ăn hạn chế muối, uống thêm viên thuốc lợi tiểu, gọi điện cho bác sỹđể tư vấn hoặc đến cơ sở y tế khám bệnh) đồng thời đánh giá cách xử lý.

S t tin: Gồm 6 câu để đánh giá mức độ tự tin của người bệnh trong quá

trình tự chăm sóc.

Trong nghiên cứu này, duy trì chăm sóc có hệ số cronbach alpha = 0,75; Quản lý chăm sóc có hệ số cronbach alpha = 0,88 và sự tự tin có hệ số cronbach alpha = 0,91.

2.8.3. Tiêu chun đánh giá

Đánh giá kiến thức: Với mỗi câu hỏi về kiến thức, người bệnh trả lời đúng

được 1 điểm, trả lời sai hoặc bỏ trống câu trả lời tính 0 điểm (Phụ lục 3). Kiến thức

đúng và không đúng của người bệnh dựa trên những kiến thức sẵn có về bệnh lý suy tim, cách sử dụng thuốc, theo dõi cân nặng, chếđộ tập thể dục. Áp dụng cách phân loại kiến thức theo bộ câu hỏi Atlanta Heart Failure Knowledge Test (AHFKT) [48], đã được Việt hóa và sử dụng trong nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Anh tại Viện tim mạch Việt Nam [1] và nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Nhung tại BVĐK tỉnh Nam Định [13].

Đánh giá thực hành: Sốđiểm cho mỗi hành vi phụ thuộc vào sự lựa chọn của người bệnh với điểm cao nhất là 4. Mỗi lĩnh vực thực hành tự chăm sóc (duy trì chăm sóc, quản lý chăm sóc và sự tự tin) được tính riêng với phổ điểm từ 0 - 100

điểm (Phụ lục 3). Áp dụng cách phân loại thực hành tự chăm sóc theo bộ câu hỏi Self-Care of Heart Failure Index (SCHFI) [49] cụ thể như sau:

+ < 70 điểm: Thực hành tự chăm sóc không đạt + ≥ 70 điểm: Thực hành tự chăm sóc đạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn điều trị tại bệnh viện đa khoa hợp lực thanh hóa năm 2020 sau giáo dục sức khỏe (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)