Bàn luận về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn điều trị tại bệnh viện đa khoa hợp lực thanh hóa năm 2020 sau giáo dục sức khỏe (Trang 61 - 63)

Nghiên cứu gồm 86 người bệnh suy tim mạn điều trị tại khoa Nội Tim - Thận - Khớp bệnh viện đa khoa Hợp Lực Thanh Hóa từ tháng 01 năm 2020 đến tháng 5 năm 2020.

Về tuổi, người bệnh có độ tuổi > 60 chiếm tỷ lệ cao (65,1%), người bệnh cao tuổi nhất là 88 tuổi người bệnh trẻ tuổi nhất có độ tuổi 30. Điều đó cho thấy trong nghiên cứu chủ yếu người bệnh cao tuổi. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Anh [1] với độ tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu là 61,2 ± 14,9 tuổi, người ít tuổi nhất là 23 tuổi và cao tuổi nhất là 89 tuổi và nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Nhung [13] tại Khoa Nội tim mạch - Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định (2018) cũng có kết quả tuổi trung bình của 81 người bệnh tham gia nghiên cứu là 66,8 ± 9,6 tuổi, trong đó 84,0% người bệnh ≥ 60 tuổi và nghiên cứu trên 89 người bệnh suy tim nhập viện tại Khoa tim mạch - Bệnh viện Trung ương Huế (2017) cũng cho kết quả tỷ lệ người bệnh suy tim ởđộ tuổi trên 70 tuổi cao hơn so với các độ tuổi khác [17]. Lý giải điều này do suy tim là một trong những bệnh tim mạch có tỷ lệ mắc và mắc mới tăng lên theo tuổi trên toàn thế giới [23], người cao tuổi phải đối mặt với tình trạng lão hóa và suy giảm chức năng của các cơ quan, hệ cơ quan trong đó có tim mạch, đây cũng là yếu tố nguy cơ gây nên các bệnh tim mạch trong đó có suy tim.

Về giới tính nữ giới nhiều hơn nam giới nhưng sự chênh lệch không đáng kể. Kết quả này trùng hợp với nghiên cứu của Phạm Thị Thu Hương [10] và cũng tương tự với nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Ngọc Huyền (2013) [11], Phạm Thị

Hồng Nhung (2018) [13] và Nguyễn Đình Thưởng (2017) [17]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Anh [1] lại có sự khác biệt với gần 2/3 người bệnh là

nam giới. Lý giải cho sự khác biệt giữa 2 nghiên cứu này có thể là do cỡ mẫu khác nhau, địa điểm và thời gian nghiên cứu khác nhau.

Về nơi sinh sống, người bệnh sống tại vùng nôn thôn chiếm 53.5% nhiều hơn so với người bệnh sống tại thành phố. Tỷ lệ này cũng tương tự với nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Nhung (2018) [13]. Do vùng nông thôn thường thiếu thốn về cơ sở

vật chất, trang thiết bị y tế, việc khám bệnh sàng lọc và phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời các bệnh lý trong đó có bệnh suy tim còn hạn chế.

Về trình độ học vấn, người bệnh có trình độ trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất (37,3%). Kết quả nghiên cứu này tương tự với kết quả nghiên cứu của Trần Thị

Ngọc Anh [1], nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Huyền (2013) [11] và nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Nhung (2018) [13]. Điều này cho thấy những người bệnh có học vấn thấp thì thường thiếu kiến thức về dự phòng các bệnh lý trong đó có tim mạch và không có điều kiện kinh tế để kiểm tra sức khỏe thường xuyên nên không phát hiện sớm các biểu hiện bệnh lý suy tim.

Hầu hết người bệnh sống cùng gia đình, duy nhất chỉ có một người bệnh sống một mình do con cháu đi làm ăn xa. Điều này cũng bởi lẽ phong tục tập quán của người Việt sống cùng gia đình và đa số người bệnh là người cao tuổi nên sống cùng con cháu để được hỗ trợ chăm sóc, kiểm soát bệnh suy tim. Kết quả này cũng tương

đồng với nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Huyền (2013) [11] và nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Nhung (2018) [13].

Do bệnh suy tim mạn nên 86 người bệnh đều nằm viện từ lần 2 trở lên, tình trạng bệnh nặng ảnh hưởng lớn đến hiệu quảđiều trị cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh đặc biệt đối với những người bệnh cao tuổi.

Thông tin người bệnh nhận được một số hướng dẫn: trong nghiên cứu này nội dung người bệnh suy tim được hướng dẫn nhiều nhất là sử dụng thuốc (98,8%), người bệnh được hướng dẫn về hành vi phòng ngừa tiêm phòng cúm, viêm phổi thấp nhất chỉ có 7,4%. Điều này cho thấy việc giáo dục sức khỏe cung cấp thông tin

phòng bệnh cần tăng cường giáo dục sức khỏe nâng cao kiến thức của người dân để

phát hiện bệnh sớm kịp thời điều trị.

Nguồn người bệnh tiếp cận được những hướng dẫn điều trị và chăm sóc suy tim chủ yếu từ nhân viên y tế. Từđó thấy rõ vai trò quan trọng của nhân viên y tếđối với việc giáo dục sức khỏe cho người bệnh, giúp cho người bệnh có những kiến thức

đúng về bệnh suy tim và thực hành được các lĩnh vực tự chăm sóc đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn điều trị tại bệnh viện đa khoa hợp lực thanh hóa năm 2020 sau giáo dục sức khỏe (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)