4.2.1. Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn.
Nghiên cứu này đánh giá kiến thức tự chăm sóc của người bệnh tại 3 thời
điểm: Trước can thiệp, sau can thiệp 1 tuần và sau can thiệp 1 tháng với mục đích
đánh giá tác động và hiệu quả của giáo dục sức khỏe lên kiến thức tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn điều trị tại Bệnh viện đa khoa Hợp Lực Thanh Hóa.
Kiến thức chung tự chăm sóc:
Trước can thiệp đa số người bệnh chưa có kiến thức tốt tự chăm sóc bệnh suy tim, điểm trung bình về kiến thức của người bệnh suy tim mạn còn hạn chế. Kết quả
này tương đồng với nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Anh [1] điểm kiến thức chung của bệnh nhân suy tim là: 11,9 ± 2,8 và nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Nhung [13] với điểm trung bình kiến thức đạt 10,41 ± 3,54 điểm trên tổng điểm 22.
Kiến thức về bệnh suy tim:
Trước can thiệp người bệnh có kiến thức đúng về bệnh suy tim không cao, người bệnh cho rằng suy tim không thể kiểm soát được. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Anh [1] với 43% đối tượng hiểu đúng về khái niệm suy tim và 32,5% đối tượng hiểu đúng về suy tim có thể kiểm soát được và kết quả
nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Nhung (2018) [13] chỉ có 41.1% ĐTNC hiểu đúng về khái niệm bệnh suy tim và 31,1% ĐTNC hiểu đúng về việc suy tim có thể kiểm soát được. Điều này có thể do người bệnh chủ yếu tìm hiểu các thông tin qua nhân viên y tế (94,2%), trong khi thực trạng hiện nay của các bệnh viện đang gặp quá tải,
số lượng người bệnh đến khám và điều trịđông nên các NVYT không thể giải thích cặn kẽ hết về bệnh cho người bệnh.
Kiến thức về sử dụng thuốc:
Người bệnh suy tim mạn dùng thuốc đúng có vai trò quan trọng trong hiệu quả điều trị bệnh suy tim. Sử dụng thuốc không chỉ là tuân thủ theo đơn của bác sĩ mà người bệnh cần biết tác dụng, tác dụng phụ của thuốc và luôn mang đơn thuốc điều trị trong mỗi lần tái khám vì suy tim là bệnh mạn tính, điều trị lâu dài. Qua kết quả
của nghiên cứu cho thấy trong 86 người bệnh thì đa số người bệnh chưa có kiến thức đúng về việc sử dụng thuốc. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Nhung (2018) [13] có 37,8% NB hiểu đúng về tác dụng của thuốc lợi tiểu, 20% NB hiểu đúng về việc khi sử dụng thuốc lợi tiểu phải bổ sung thêm Kali và chỉ có 30% NB hiểu đúng khi NB suy tim quên uống thuốc thì cần uống thuốc ngay khi nhớ ra. Người bệnh suy tim nước ngoài có kiến thức về việc sử dụng thuốc tốt hơn rất nhiều, nghiên cứu của Wal MH và cộng sự có tới 84%
đối tượng nghiên cứu hiểu được tác dụng của thuốc lợi tiểu [58].
Kiến thức về theo dõi cân nặng:
Việc theo dõi cân nặng hàng ngày rất quan trọng, giúp NB biết được cơ thể
có giữ nước hay không. Nếu người bệnh tăng cân đột ngột đồng nghĩa cơ thểđang tích tụ nước và tình trạng bệnh đang nặng lên. Kết quả nghiên cứu này cho thấy tỷ
lệ người bệnh nhận thức đúng về tăng cân và theo dõi cân nặng hàng ngày còn hạn chế. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Anh [1] với 46% NB có kiến thức đúng về thời gian tốt nhất để cân là vào buổi sáng và trái ngược với tỷ lệ thấp ở Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của Wal MH và cộng sự [58] có đến 52% NB ở nước ngoài trả lời đúng về kiến thức tự theo dõi cân nặng. Điều này cho thấy việc tư vấn GDSK về theo dõi cân nặng ở Việt Nam chưa được thật sự chú trọng. Người bệnh chưa được hiểu rõ về lý do phải theo dõi cân nặng hàng ngày, chưa được hướng dẫn cách theo dõi cân nặng đúng cách. Vì vậy, người điều dưỡng phải giải thích và hướng dẫn cho người bệnh hiểu rõ lý do, tầm quan trọng
Kiến thức về chếđộ luyện tập:
Tập thể dục có lợi cho người bệnh suy tim mạn vì nó giúp cải thiện và tăng cường các chức năng của cơ thể, từđó làm giảm tỷ lệ tái nhập viện và tỷ lệ tử vong. Trước can thiệp đa số người bệnh suy tim mạn chưa có kiến thức đúng về vai trò và sự cần thiết của việc tập thể dục hàng ngày đối với bệnh suy tim mạn, họ cho rằng nên nằm nghỉ ngơi tại giường hạn chế vận động mới là có lợi. Kết quả này có nét tương đồng với nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Anh [1] với 87% NB có kiến thức
đúng về việc nên ngừng tập thể dục nếu có các dấu hiệu khó thở, đau ngực, hoa mắt, chóng mặt và nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Nhung [13]. Tuy vậy, so với nước ngoài tỷ lệ kiến thức của người bệnh Việt Nam vẫn ở mức thấp, nghiên cứu của Wal MH và cộng sự [58] có tới 80% đối tượng thấy được tầm quan trọng của việc tập thể dục hàng ngày và 99% đối tượng biết khi nào phải ngừng tập thể dục.
Kiến thức về chếđộăn uống của người bệnh suy tim mạn:
Chếđộăn hạn chế muối sẽ giảm giữ lượng nước trong cơ thể người bệnh và chế độ ăn hạn chế chất lỏng sẽ giúp giảm gánh nặng làm việc của tim. Trước can thiệp kiến thức về chế độăn uống của người bệnh chưa tốt, họ chưa hiểu rõ sựảnh hưởng của chế độ ăn uống đến bệnh lý. Kết quả thấp hơn nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Anh [1] với 52,5% kiến thức đúng về thức ăn có chứa nhiều muối và phân loại chất lỏng, người bệnh biết thực phẩm nào có chứa ít muối đạt 88,5%. Sự khác biệt kết quả giữa hai nghiên cứu này có thể là do cỡ mẫu khác nhau, địa điểm nghiên cứu khác nhau và trình độ học vấn của NB khác nhau trong 2 nghiên cứu.
Nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Nhung [13] cho kết quả tương đồng: NB có kiến thức đúng về loại thức ăn có chứa nhiều muối chỉ chiếm 34,4%, kiến thức đúng về phân loại chất lỏng chỉđạt 41,1%, để giảm cơn khát nước người bệnh suy tim có thể nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo cứng đạt tỷ lệ rất thấp 3,3% và NB có kiến thức
đúng về loại thực phẩm có chứa ít muối nhất chiếm 66,7%.
Kiến thức về một số phương pháp tựđiều trị:
Người bệnh có kiến thức đúng về các phương pháp tự điều trị sẽ giúp kiểm soát bệnh suy tim. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số người bệnh có kiến thức
đúng về một số phương pháp tựđiều trị bệnh suy tim mạn. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Anh [1] với 93,0% NB có kiến thức đúng về
không nên hút thuốc lá, 93,5% NB có kiến thức đúng về hạn chế muối trong chế độ ăn và có tới 97,5% NB có kiến thức đúng về không được uống rượu bia hằng ngày. Nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Nhung [13] cũng cho kết quả cao hơn với 95,6% NB có kiến thức đúng về “Hạn chếăn muối”; 93,3% NB có kiến thức đúng về “Không hút thuốc lá”; 81,1% NB có kiến thức đúng về “Không uống rượu bia hàng ngày”, chỉ có 28,9% NB có kiến thức đúng về “Hạn chế uống nhiều nước” và 55,6% NB có kiến thức đúng về “không bỏ thuốc suy tim khi thấy bệnh khỏe hơn’’. Lý giải điều này là do người bệnh suy tim mạn thấy rõ vai trò của lối sống tích cực và người bệnh suy tim mạn tái nhập viện nhiều lần.
4.2.2. Thực trạng thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn.
Thực trạng chung thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn:
Điểm trung bình thực hành ở các lĩnh vực trước can thiệp còn thấp. Kết quả
này tương đồng nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Nhung [13] với điểm trung bình thực hành 3 lĩnh vực duy trì chăm sóc, quản lý tự chăm sóc, tự tin chăm sóc trước can thiệp lần lượt là 41,52 ± 20,51; 35,56 ± 15,21; 50,45 ± 16,11. Kết quả này cao hơn kết quả của nghiên cứu nâng cao thực hành tự chăm sóc được thực hiện tại bệnh viện thuộc miền Đông Iran (2013) [62] với điểm trung bình thực hành trước can thiệp thấp: Điểm trung bình thực hành duy trì chăm sóc 18,5 ± 12; điểm trung bình quản lý tự chăm sóc 11,9 ± 11,19 điểm; điểm sự tự tin 10,6 ± 13,3 điểm.
Thực trạng thực hành “Duy trì chăm sóc”:
Trước can thiệp tỷ lệ người bệnh đạt thực hành duy trì chăm sóc còn rất thấp,
đa số người bệnh không đạt thực hành duy trì chăm sóc, cụ thể:
Về theo dõi cân nặng: Người bệnh suy tim mạn ít khi theo dõi cân nặng của mình. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Nhung [13] với 22,2% người bệnh thường xuyên và hàng ngày theo dõi cân nặng, thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hải (2017) [7] với 54,5%, tương đương nghiên cứu của Wal MH và cộng sự [58] có 35,0% NB theo dõi cân nặng hàng ngày.
Về theo dõi phù chân: Trước can thiệp người bệnh hiếm khi hoặc thỉnh thoảng theo dõi phù chân, người bệnh thực hành đạt chỉ có 32,5%. Kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Nhung [13] cũng chỉ có 24,6% người bệnh thường xuyên và hàng ngày theo dõi phù chân.
Về hành vi khám định kỳ: Trước can thiệp có 48,9% người bệnh NB thực hành đạt. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Nhung [13] người bệnh thường xuyên và luôn luôn đi khám định kỳđạt 54,3%.
Về chếđộ ăn giảm muối cho kết quả thấp hơn nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Anh [1] đạt 77% người bệnh thường xuyên và hàng ngày thực hành ăn giảm muối nhưng tương tự kết quả trong nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Nhung [13] có 36,9% NB thực hiện luôn luôn và hàng ngày ăn giảm muối và nghiên cứu của Nguyễn Thị
Hồng Hải [7] với tỷ lệ NB đồng ý “Tôi ăn nhạt” là 43% và trong nghiên cứu của Kiều Thị Thu Hằng (2011) [8] nghiên cứu trên 120 người bệnh suy tim vào điều trị
nội trú tại Viện Tim Mạch Việt Nam có kết quả 43% NB không thực hiện đúng về
chếđộăn giảm muối.
Về tập thể dục: Người bệnh suy tim thường mệt mỏi và khó thở nên ngại thực hiện các hoạt động thể lực và tập thể dục nên tỷ lệ người bệnh không đạt thực hành (không hoặc hiếm khi và thỉnh thoảng) cao 66,7%. Trong nghiên cứu của Phạm Thị
Hồng Nhung [13] có 38,3% người bệnh không hoặc hiếm khi và thỉnh thoảng hoạt
động thể lực; người bệnh không hoặc hiếm khi và thỉnh thoảng tập thể dục 30 phút là 33,3%.
Về hành vi quên uống một thuốc trong đơn thuốc hàng ngày tương tự nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Nhung [13] NB không hoặc hiếm khi quên uống thuốc (17,3%), thậm chí có đến hơn một nửa số người bệnh (53,1%) thỉnh thoảng quên uống thuốc. Lý giải cho điều này, nghiên cứu định tính về “Những khó khăn trong tự chăm sóc của người bệnh suy tim tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định” của tác giả Phạm Thị Thu Hương (2018) [10] đã chỉ ra rằng: Việc uống thuốc cũng gây khó khăn cho NB do tác dụng của thuốc lợi tiểu “đêm dậy đi tiểu chục lần”, cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của NB rồi có NB “về nhà không uống thuốc nữa” hoặc “sau
khi ra viện, uống hết đơn thấy bình thường thì thôi”.
Thực trạng thực hành “Quản lý chăm sóc”:
Tự chăm sóc trong suy tim yêu cầu người bệnh phải nhận ra được sự thay đổi (có dấu hiệu phù tăng lên, khó thở), có cách xử lý (ăn hạn chế muối, giảm chất lỏng
đưa vào, uống thêm viên thuốc lợi tiểu, gọi điện cho bác sĩđểđược tư vấn hoặc đến cơ sở y tế khám bệnh) và đánh giá hiệu quả của cách xử lý đó [50]. Vì vậy người bệnh và người chăm sóc phải chú ý đến bất kỳ thay đổi nào trong các biểu hiện và phải có cách xử lý phù hợp. Khi có triệu chứng tăng nặng lên việc trì hoãn nhập viện sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh, tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh.
Trước can thiệp chỉ có 34,9% người bệnh nhanh chóng nhận ra biểu hiện khó thở, phù chân là biểu hiện bệnh. Theo nghiên cứu định tính của Phạm Thị Thu Hương [8] có những NB không thể nhận ra các triệu chứng dù đã bị bệnh nhiều năm, NB nhầm lẫn với bệnh thận, đi khám mới biết là bệnh tim thậm chí có người bệnh cho rằng dấu hiệu nặng mặt là do ngủ nhiều. Người bệnh suy tim phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh thì sẽ xử lý kịp thời khi gặp phù/ khó thở.
Thực trạng thực hành “Tự tin chăm sóc”:
Trước can thiệp đa phần người bệnh thiếu tự tin trong chăm sóc. Kết quả
tương đồng với nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Nhung [13]: Người bệnh tự tin tự
giữ gìn để không bị các biểu hiện nặng lên của bệnh suy tim 50,6%; Tự tin điều trị
theo đơn 55,6%; người bệnh tự tin trong việc nhận ra thay đổi sức khỏe 37,0%. Lý giải điều này do người bệnh chưa có kiến thức đúng về bệnh và các biện pháp tự
chăm sóc nên chưa thể tự tin thực hiện các nội dung tự chăm sóc.