Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng dinh dưỡng của người bệnh sau phẫu thuật đường tiêu hóa tại bệnh viện kiến an hải phòng năm 2017 (Trang 63 - 83)

4.3.1. Yếu tố cá nhân.

Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng cho 150 người bệnh sau phẫu thuật đường tiêu hóa, chúng tôi nhận thấy một số yếu tố cá nhân có ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh sau phẫu thuật như sau:

4.3.1.1. Nhân khẩu học

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 150 người bệnh (80 nam và 70 nữ) và chia làm 2 nhóm tuổi (< 65 tuổi và ≥ 65tuổi) với độ tuổi trung bình là 50,51 ± 19,07.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trình bày ở bảng 3.11 cho thấy, người bệnh có tuổi càng cao (≥ 65 tuổi) tình trạng suy dinh dưỡng càng tăng. Theo BMI sau phẫu thuật, ở nhóm ≥ 65 tuổi, người bệnh suy dinh dưỡng có tỷ lệ là 51,70% cao hơn tỷ lệ người bệnh không suy dinh dưỡng chiếm là 48,30%. Vì tuổi càng cao tình trạng sức khỏe càng yếu, bệnh tật lại tăng cao và tình trạng sức khỏe của họ không có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu năng lượng cho chính bản thân của mình. Nhóm < 65 tuổi thì tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp hơn có 16,50% và tỷ lệ người bệnh không suy dinh dưỡng tương đối cao là 83,50%. Kết quả này cho ta thấy, nhóm tuổi của người bệnh có mối liên quan với BMI sau phẫu thuật, kết quả có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Khi đánh giá mối liên quan giữa nhóm tuổi với khẩu phần ăn 24h, kết quả chúng tôi trình bày ở bảng 3.12 cho thấy, phần lớn số người bệnh dưới 65 tuổi có khẩu phần ăn 24h đủ năng lượng là 114 người, chiếm 94,20%. Số người bệnh ở nhóm 65 tuổi trở lên có khẩu phần ăn 24h đủ năng lượng cũng chiếm tỷ lệ cao hơn người bệnh có khẩu phần ăn 24h không đủ năng lượng (tỷ lệ lần lượt là 79,30% và 20,70%). Kết quả cho thấy, phần lớn người bệnh đều được chăm sóc về chế độ dinh dưỡng đầy đủ và người bệnh cũng nhận thức được tăng cường dinh dưỡng cũng là tăng cường sức khỏe giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Kết quả có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bên cạnh đó, những người bệnh có nơi cư trú là thành thị hay nông thôn, trình độ văn hóa cao hay thấp, nghề nghiệp ổn định, có thu nhập hay không cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tình trạng dinh dưỡng của người bệnh sau phẫu thuật đường tiêu hóa.

64

Kết quả nghiên cứu mối liên quan về tình trạng dinh dưỡng với thu nhập kinh tế ở bảng 3.13, chúng tôi thấy: tỷ lệ người bệnh có thu nhập dưới 2 triệu có nguy cơ suy dinh dưỡng cao gấp gần 5 lần so với nhóm người bệnh có thu nhập từ 2 triệu trở lên không suy dinh dưỡng (OR= 4,77; CI: 2,09 – 10,89; p< 0,05). Kết quả này cho chúng ta thấy, người bệnh có thu nhập càng cao thì tỷ lệ người bệnh không bị suy dinh dưỡng càng lớn, người bệnh có thu nhập càng thấp thì tỷ lệ suy dinh dưỡng lại càng tăng. Kết quả đánh giá mối liên quan giữa thu nhập với BMI sau phẫu thuật có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

4.3.1.2. Thói quen

Nghiên cứu thói quen sinh hoạt của người bệnh ở bảng 3.3 cho thấy: số người bệnh có thói quen hút thuốc lá là 38 người bệnh, chiếm 25,30%; số người bệnh có thói quen uống rượu, bia là 30 người, chiếm 20,00%. Còn lại là số người bệnh có những thói quen sinh hoạt khác như uống nước chè tươi hay chè khô...chiếm 54,70%.

Người bệnh có thói quen ăn các chất cay, nóng chiếm tỷ lệ 28,00%; ăn mặn chiếm 16,70%; ăn nhạt chiếm tỷ lệ tương đối đông chiếm 46,00% và các thói quen ăn uống khác chiếm 9,30%.

Bên cạnh đó, người bệnh được người nhà chế biến thức ăn cho chiếm tỷ lệ tương đối cao (46,60%); tiếp đến là tự chế biến thức ăn chiếm 34,70% và từng mua thức ăn chế biến sẵn chiếm 18,70%.

Tất cả những thói quen của người bệnh đều có phần ảnh hưởng không tốt tới chế độ dinh dưỡng cho người bệnh mà đặc biệt là người bệnh đang trong quá trình điều trị. Người điều dưỡng hay người nhà trực tiếp chăm sóc khi nắm được những thói quen không tốt của người bệnh làm ảnh hưởng tới quá trình điều trị cần động viên, giải thích cho người bệnh hiểu những ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình điều trị, người bệnh cần hạn chế hay có thể từ bỏ dần những thói quen đó. Người điều dưỡng cần cung cấp cho người bệnh những kiến thức về dinh dưỡng, về cách phòng bệnh và hỗ trợ điều trị bệnh đạt kết quả tốt nhất, kể cả sau khi người bệnh đã điều trị khỏi và ra viện thì người bệnh biết cách phòng bệnh cho chính bản thân mình.

65

4.3.1.3. Chế độ vận động

Nghiên cứu người bệnh được trình bày ở bảng 3.4 cho thấy: người bệnh có chế độ vận động nhẹ nhàng chân tay ngay sau phẫu thuật chiếm tỷ lệ cao là 78,70%; bắt đầu sang ngày thứ 2, thứ 3 sau phẫu thuật, có 42,00% người bệnh trở mình nhẹ nhàng và ngày thứ 4 trở đi có 67,40% người bệnh đã đi lại quanh phòng. Khi người bệnh có chế độ vận động hợp lý, cơ thể cảm thấy tự tin, hi vọng mình sẽ mau chóng khỏe mạnh trở lại và có động lực ăn uống nhiều hơn so với người bệnh lười vận động, hạn chế vận động. Người điều dưỡng cần hướng dẫn, động viên người bệnh vận động càng sớm càng tốt nhưng nhẹ nhàng, dần dần, tránh những biến chứng không tốt sau phẫu thuật. Những người bệnh lười vận động, cần phối hợp với người nhà tìm hiểu nguyên nhân vì sao người bệnh không vận động để cùng có hướng khắc phục, giúp cho người bệnh hiểu và cùng hợp tác, vận động hợp lý trong suốt quá trình điều trị.

4.3.1.4. Kiến thức về dinh dưỡng

Kiến thức về dinh dưỡng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong suốt quá trình phòng và điều trị cho người bệnh.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trình bày ở bảng 3.5 cho thấy, có 89 người bệnh tìm hiểu kiến thức về dinh dưỡng, chiếm 59,30%. Trong đó có 69 người bệnh thường tự tìm hiểu kiến thức về dinh dưỡng qua sách, báo, mạng internet (77,50%); 17 người bệnh đã từng tham gia buổi truyền thông dinh dưỡng ở địa phương (19,10%). Điều này lý giải lý cho kết quả nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ suy dinh dưỡng tương đồng hay thấp hơn so với các nghiên cứu về dinh dưỡng khác.

4.3.2. Yếu tố bệnh lý 4.3.2.1. Bệnh chính

Kết quả nghiên cứu đươc trình bày ở biểu đồ 3.12 cho thấy, có 83 người bệnh được phẫu thuật cắt ruột thừa viêm, chiếm 55,30%; tiếp đến là các bệnh về sỏi mật và sỏi ống mật chủ, người bệnh chủ yếu được phẫu thuật cắt túi mật và lấy sỏi ống mật chủ, chiếm 14,70%; bệnh thủng dạ dày - tá tràng và tắc ruột có tỷ lệ tương đương nhau (10,00% và 9,30%); tiếp theo là các bệnh vỡ gan, vỡ lách và các bệnh khác như thoát

66

vị bẹn... cũng có tỷ lệ tương đồng nhau là 4,70% và 4,00%; cuối cùng là bệnh u đại tràng chiếm tỷ lệ thấp nhất là 2,00%.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự tương đồng với nghiên cứu của Đoàn Duy Tân (2016), bệnh viêm ruột thừa chiếm tỷ lệ cao nhất là 42,70%; tiếp đến là bệnh về gan, mật, tụy chiếm 25,00%; bệnh về đại, trực tràng chiếm tỷ lệ cao hơn là 20,80% và bệnh về dạ dày, ruột non chiếm 11,50% [17].

Nhưng kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt so với một số nghiên cứu trong nước khác như nghiên cứu của Đặng Trần Khiêm (2010) [15] và Lưu Ngân Tâm, Nguyễn Thùy An (2011) [1] bởi 2 nghiên cứu này chỉ chọn mẫu nghiên cứu là những người bệnh mắc bệnh gan, mật, tụy.

Nghiên cứu của Chu Thị Tuyết (2015) trên tất cả những người bệnh mắc bệnh về ổ bụng và tiêu hóa, có sự khác biệt về sự phân bố các loại bệnh, địa bàn nghiên cứu là Bệnh viện Bạch Mai cho thấy, tỷ lệ người bệnh phẫu thuật về dạ dày và đại tràng, trực tràng là nhiều nhất, cùng chiếm tỷ lệ 37,10%; sau đó đến bệnh về gan, mật chiếm 16,90% và bệnh tụy chiếm 8,90% [20].

Kết quả nghiên cứu mối liên quan giữa phân loại bệnh chính với đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo khẩu phần ăn 24h chúng tôi thấy: tỷ lệ người bệnh có khẩu phần ăn 24h đủ năng lượng chiếm tỷ lệ khá cao, chiếm tỷ lệ là 91,30%. Điều này cho thấy người bệnh và người trực tiếp chăm sóc người bệnh đã có nhận thức và hiểu biết về tầm quan trọng của dinh dưỡng trong điều trị. Bên cạnh đó, vẫn có tỷ lệ người bệnh có khẩu phần ăn 24h không đủ năng lượng mà đặc biệt là người bệnh phẫu thuật thủng dạ dày – tá, chiếm tỷ lệ là 40,00%; người bệnh phẫu thuật u đại tràng có khẩu phần ăn 24h không đủ năng lượng chiếm 33,30%. Kết quả này là do tình trạng bệnh của người bệnh vẫn đang trong giai đoạn kết hợp điều trị, người bệnh hạn chế ăn uống, chỉ uống sữa, cháo loãng hay thậm chí nhịn ăn hoàn toàn. Người điều dưỡng cần phối hợp với người nhà trực tiếp chăm sóc người bệnh, động viên người nhà và người bệnh tuân thủ đúng nguyên tắc điều trị theo y lệnh của bác sỹ. Đặc biệt với những người bệnh chưa được

67

ăn, phải tuân thủ đúng, tránh trường hợp người nhà tự ý cho người bệnh ăn, làm ảnh hưởng tới quá trình điều trị. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Kết quả nghiên cứu mối tương quan giữa phân loại bệnh chính với đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo khẩu phần ăn 24h của chúng tôi trình bày ở bảng 3.17 cho thấy, chúng tôi đã nhóm bệnh chính thành 2 nhóm bệnh: bệnh về đường tiêu hóa và bệnh về tuyến tiêu hóa, kết quả cho thấy: tỷ lệ người bệnh mắc bệnh đường tiêu hóa có khẩu phần ăn 24h đủ năng lượng là 90,90%; tỷ lệ người bệnh mắc bệnh tuyến tiêu hóa có khẩu phần ăn 24h đủ năng lượng là 93,10%; tỷ lệ người bệnh mắc bệnh đường tiêu hóa có khẩu phần ăn 24h không đủ năng lượng là 9,10%; tỷ lệ người bệnh mắc bệnh tuyến tiêu hóa có khẩu phần ăn 24h không đủ năng lượng là 6,90%. Không có sự khác biệt về nguy cơ suy dinh dưỡng với phân loại bệnh chính.

4.3.2.2. Bệnh lý kèm theo

Người bệnh khi nằm viện không chỉ mắc một loại bệnh mà đôi khi có những người bệnh mắc kèm theo nhiều các bệnh lý khác. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trình bày ở bảng 3.8 cho thấy, có 28 người bệnh có mắc các bệnh lý kèm theo thì có 12 người bệnh mắc kèm bệnh cao huyết áp (42,90%); 7 người bệnh mắc kèm bệnh đái tháo đường (25,00%); 5 người bệnh kèm bệnh suy tim (17,90%) và số còn lại là mắc nhiều bệnh lý kết hợp.

Kết quả nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu của Đoàn Duy Tân (2016), người bệnh mắc kèm bệnh cao huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất là 17,00% và tiếp là bệnh đái tháo đường chiếm 4,20% và các bệnh lý khác [17].

Kết quả nghiên cứu mối liên quan giữa bệnh lý kèm theo với phân loại MNA được trình bày ở bảng 3.15 cho thấy: tỷ lệ người bệnh bị suy dinh dưỡng nhưng không mắc kèm bệnh lý chiếm tỷ lệ khá cao, có 16 người bệnh chiếm 88,90%; chỉ có 2 người bệnh không mắc bệnh lý kèm theo và cũng không bị suy dinh dưỡng (chiếm 11,10%). Có 6 người bệnh bị suy dinh dưỡng có mắc bệnh lý kèm theo (chiếm 54,50%) tương đương với nhóm người bệnh không bị suy dinh dưỡng có mắc bệnh kèm theo (chiếm 45,50%). Kết quả cho thấy, ở nhóm người bệnh từ 65 tuổi trở lên, cho dù người bệnh

68

có mắc bệnh lý kèm theo hay không mắc bệnh lý kèm theo đều có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn nhóm người bệnh không suy dinh dưỡng (chiếm tỷ lệ lần lượt là 75,90% và 24,10%). Kết quả có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Kết quả nghiên cứu mối liên quan giữa người bệnh có bệnh lý kèm theo với khẩu phần ăn 24h được trình bày ở bảng 3.16 cho thấy, người bệnh mắc bệnh lý kèm theo có khẩu phần ăn 24h không đủ năng lượng có nguy cơ suy dinh dưỡng cao gấp hơn 4 lần nhóm người bệnh không mắc bệnh lý kèm theo và có khẩu phần ăn 24h đủ năng lượng (p < 0,05; OR= 4,48; CI: 1,37 – 14,61). Chúng tôi cho rằng: nhóm người bệnh có bệnh lý kèm theo thường gây ảnh hưởng không nhỏ tới khẩu phần ăn hằng ngày của người bệnh, sẽ dẫn đến người bệnh có khẩu phần ăn không đủ năng lượng. Cuối cùng là tỷ lệ nguy cơ suy dinh dưỡng sẽ tăng cao, ảnh hưởng tới quá trình điều trị.

Chính vì vậy, người điều dưỡng và người nhà trực tiếp chăm sóc cần động viên người bệnh tuân thủ chế độ điều trị, người điều dưỡng động viên người nhà trực tiếp chăm sóc người bệnh phát huy và nâng cao kiến thức về dinh dưỡng để chăm sóc cho người bệnh đạt kết quả tốt nhất. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

4.3.2.3. Phân loại phương pháp phẫu thuật

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trình bày ở bảng 3.9 cho thấy, có 67 người bệnh phẫu thuật mở (44,70% )và 83 người bệnh phẫu thuật nội soi (55,30%).

Kết quả của chúng tôi có tỷ lệ phẫu thuật nội soi cao hơn phẫu thuật mở, tương đồng nhưng lại có phần chênh lệch về tỷ lệ với các nghiên cứu trong nước khác.

So sánh với kết quả nghiên cứu của Đặng Trần Khiêm (2011), có 32,10% người bệnh phẫu thuật mở; 67,90% người bệnh phẫu thuật nội soi [15]. Nghiên cứu của Đoàn Duy Tân (2016), số người bệnh phẫu thuật nội soi chiếm tỷ lệ cao hơn, chiếm 67,70% và người bệnh phẫu thuật mở chiếm 32,30% [17].

Nhưng kết quả của chúng tôi ngược với kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Năng và cộng sự (2006), có 62,60% người bệnh phẫu thuật mở và có 37,40% người bệnh phẫu thuật nội soi [34]. Điều này lý giải bởi thời điểm cách đây hơn chục năm thì phẫu thuật nội soi chưa thực sự phổ biến như hiện nay.

69

Ngày nay, trình độ kỹ thuật khoa học kỹ thuật tiến bộ, được nâng cao rõ ràng, phương tiện máy móc hiện đại và nhận thức của người bệnh cũng được nâng cao đáng kể. Phẫu thuật nội soi sẽ giúp cho người bệnh giảm đau, giảm tai biến, giảm thời gian điều trị... Chỉ có những trường hợp đặc biệt về bệnh lý của người bệnh không thể thực hiện phẫu thuật nội soi hay có thể do tình trạng kinh tế của người bệnh mà người bệnh được thực hiện phẫu thuật mở. Người điều dưỡng cần giám sát chặt chẽ hơn với nhóm người bệnh phẫu thuật mở nhằm giảm những biến chứng cho người bệnh trong điều trị. Kết quả nghiên cứu mối liên quan giữa phương pháp phẫu thuật với tình trạng BMI sau phẫu thuật ở bảng 3.18, chúng tôi chỉ ra rằng: nhóm người bệnh được phẫu thuật mở có nguy cơ suy dinh dưỡng cao và cao gấp gần 4 lần so với nhóm người bệnh phẫu thuật nội soi (OR= 3,65; CI: 1,63– 8,19; p < 0,05).

Kết quả này cho thấy, cho dù người bệnh được phẫu thuật mở hay phẫu thuật nội soi thì tỷ lệ người bệnh suy dinh dưỡng vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định (chiếm 23,30%). Nhưng tỷ lệ nhóm người bệnh suy dinh dưỡng được phẫu thuật mở chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm được phẫu thuật nội soi, tỷ lệ lần lượt là 35,80% và 13,30%. Chính vì biết được các lợi ích của phẫu thuật nội soi cho người bệnh phẫu thuật, trước khi phẫu thuật người điều dưỡng cần động viên người bệnh, người nhà người bệnh, tư vấn và giải thích rõ ràng về bệnh, về phương pháp phẫu thuật để người nhà người bệnh có sự lựa chọn thích hợp nhất trong suốt quá trình điều trị bệnh cho người bệnh.

4.3.2.4. Thời gian nằm viện

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trình bày ở bảng 3.10 cho thấy, đa số người bệnh nằm viện trên 9 ngày, chiếm tỷ lệ 65,30%; có 25,30% người bệnh nằm viện từ 7 đến 9 ngày; có 9,40% người bệnh nằm viện dưới 7 ngày.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi vẫn có tỷ lệ người bệnh nằm viện dưới 7 ngày là bởi trong số đó có người bệnh điều trị kết quả tốt, xin ra viện nhưng cũng có những người bệnh đang điều trị tiến triển tốt cũng xin ra viện, bởi điều kiện, hoàn cảnh không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng dinh dưỡng của người bệnh sau phẫu thuật đường tiêu hóa tại bệnh viện kiến an hải phòng năm 2017 (Trang 63 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)