- Thời gian nằm viện của người bệnh loét dạ dày tá tràng là khác nhau đối
với mỗi người bệnh, ngắn nhất là 5 ngày và dài nhất là 10 ngày. Mà thời điểm để đánh giá lại nhận thức của ĐTNC là 1 ngày trước khi người bệnh ra viện. Do đó sẽ có sự khác nhau giữa những người bệnh nằm viện dài ngày so với những người bệnh nằm viện ngắn ngày hơn.
- Tâm lý người bệnh: Người bệnh trong nghiên cứu này bao gồm nhiều độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn và nơi sinh sống khác nhau, một số đối tượng có thể có tâm lý ngại tham gia. Do đó, nhóm nghiên cứu sẽ mất nhiều thời gian trong việc giải thích mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu để người bệnh hiểu và tự nguyện hợp tác trong quá trình can thiệp và đánh giá.
- Do hạn chế về thời gian thực hiện một luận văn thạc sỹ, nghiên cứu chưa đánh giá được mức độ duy trì nhận thức lâu dài can thiệp, nghiên cứu của luận văn chưa thể đánh giá được tính bền vững của can thiệp.
- Nghiên cứu về thay đổi nhận thức trong phòng tái phát của người bệnh loét dạ dày tá tràng chưa được tiến hành tại Việt Nam. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào khảo sát thực trạng, đặc điểm dịch tễ, lâm sàng hoặc nghiên cứu tác dụng của một chế phẩm nào đó trong điều trị loét dạ dày tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori. Do đó nghiên cứu sẽ gặp khó khăn trong việc so sánh với các kết quả trước đó.
Chương 5 KẾT LUẬN
Từ kết quả thu được chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau:
5.1. Thực trạng nhận thức phòng tái phát bệnh của người bệnh loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2017 trước can thiệp