Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi nhận thức về phòng tái phát bệnh của người bệnh loét dạ dày tá tràng sau can thiệp giáo dục tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2017 (Trang 36 - 38)

Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu như sau:

- Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn với nội dung giống nhau cho 2 lần đánh giá: trước và sau can thiệp.

+ Bước 2: Giới thiệu mục đích, ý nghĩa, phương pháp và quyền lợi của người tham gia nghiên cứu. Nếu đồng ý, đối tượng nghiên cứu ký vào bản đồng thuận và được phổ biến về hình thức tham gia nghiên cứu.

+ Bước 3: Đánh giá nhận thức của đối tượng nghiên cứu vào thời điểm sau khi người bệnh nhập viện 01 ngày (trước giáo dục sức khỏe) bằng bộ câu hỏi phỏng vấn.

+ Bước 4: Can thiệp giáo dục sức khỏe ngay sau đánh giá lần 1 bằng cách cung cấp nội dung kiến thức về phòng tái phát bệnh cho từng ĐTNC

+ Bước 5: Đánh giá lại kiến thức của đối tượng nghiên cứu vào thời điểm trước khi người bệnh ra viện 1 ngày bằng bộ câu hỏi phỏng vấn chuẩn bị trước giống lần 1.

- Chúng tôi tiến hành phỏng vấn và can thiệp giáo dục sức khỏe cho từng người bệnh ngay tại khoa phòng nơi người bệnh nằm điều trị. Dựa vào câu trả lời của NB trong phỏng vấn lần thứ nhất, chúng tôi sẽ thấy được những điểm còn yếu, thiếu của họ để tư vấn trực tiếp và phát tờ rơi kèm theo vào thời điểm ngay sau khi vừa phỏng vấn lần thứ nhất xong. Thời gian để tiến hành 1 lần phỏng vấn khoảng 15’/người và thời gian can thiệp GDSK khoảng 30’/người. Như vậy tổng thời gian cho phỏng vấn lần 1 và GDSK là 45’/người. Số lượng NB vào viện mỗi ngày là khác nhau. Có những ngày chỉ có 1 NB vào viện nhưng có những ngày có tới 7 NB vào viện. Do đó nhóm nghiên cứu của chúng tôi cần phải có 6 người để đảm bảo thu thập số liệu và can thiệp GDSK đúng thời điểm đã đặt ra.

Phiếu điều tra sử dụng trong nghiên cứu này được xây dựng dựa theo “Hướng dẫn phòng tái phát bệnh loét dạ dày - tá tràng” của Bộ Y tế năm 2014. Phiếu điều tra bao gồm 5 phần:

- Phần 1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.

Gồm 8 câu hỏi nhằm mục đích tìm hiểu các thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu (họ tên, tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi ở, thời gian bị loét dạ dày tá tràng, số lần tái phát bệnh). Các thông tin này giúp phân loại đối tượng nghiên cứu theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp...

- Phần 2: Nhận thức chung về bệnh loét dạ dày tá tràng

Phần này gồm 6 câu hỏi liên quan đến nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, biến chứng...của loét dạ dày tá tràng. Đối tượng nghiên cứu sẽ đưa ra ý kiến của mình về các quan điểm đó. Sau đó chúng tôi đánh giá bằng cách cho điểm theo từng câu hỏi để tìm điểm trung bình nhận thức.

- Phần 3: Nhận thức về chế độ ăn phòng tái phát bệnh

Phần này gồm 12 câu hỏi liên quan đến những loại thực phẩm mà người bệnh loét dạ dày tá tràng nên, không nên sử dụng; những hành động mà người bệnh nên, không nên làm khi ăn và những chú ý khi chế biến thức ăn cho NB. Đối tượng nghiên cứu sẽ đưa ra ý kiến của mình về các quan điểm đó. Sau đó chúng tôi đánh giá bằng cách cho điểm theo từng câu hỏi để tìm điểm trung bình nhận thức.

- Phần 4: Nhận thức về lối sống phòng tái phát bệnh

Phần này gồm 8 câu hỏi liên quan đến việc thay đổi lối sống phòng tái phát bệnh loét dạ dày - tá tràng. Các đối tượng nghiên cứu sẽ đưa ra ý kiến của mình là đúng, sai, từ đó tính ra điểm trung bình nhận thức.

- Phần 5: Nhận thức về cách sử dụng thuốc phòng tái phát bệnh.

Phần này có 7 câu hỏi liên quan đến những điều người bệnh loét dạ dày - tá tràng cần chú ý khi sử dụng thuốc. Đối tượng nghiên cứu sẽ đưa ra ý kiến của mình về các quan điểm đó, từ đó tính ra điểm trung bình nhận thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi nhận thức về phòng tái phát bệnh của người bệnh loét dạ dày tá tràng sau can thiệp giáo dục tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2017 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)