Thời gian: Từ tháng 12/2016 đến tháng 09/2017
Địa điểm: Khoa Nội tiêu hóa - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định.
2.3.Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp trên một nhóm có đánh giá trước và sau can thiệp.
Đánh giá trước can thiệp (Lần 1)
Đối tượng NC (Người bệnh LDDTT)
Đánh giá sau can thiệp (Lần 2)
So sánh, bàn luận, kết luận Can thiệp (Giáo dục sức khỏe)
Qui trình can thiệp:
- Đánh giá thực trạng nhận thức của đối tượng nghiên cứu (đánh giá lần 1) bằng bộ câu hỏi phỏng vấn đã được xây dựng trước theo hướng dẫn phòng tái phát bệnh loét DDTT của Bộ Y Tế (2014) được thực hiện vào thời điểm sau khi người bệnh vào viện 1 ngày.
- Tiến hành can thiệp giáo dục sức khỏe cho từng đối tượng nghiên cứu vào thời điểm ngay sau đánh giá lần 1. Đối tượng nghiên cứu còn thiếu, yếu ở khâu nào về phòng tái phát bệnh sẽ được tư vấn trực tiếp và phát tờ rơi kèm theo (Phụ lục 3).
- Đánh giá lại nhận thức của đối tượng nghiên cứu (đánh giá lần 2) bằng bộ câu hỏi phỏng vấn giống lần 1 nhằm so sánh sự thay đổi nhận thức về phòng tái phát bệnh của ĐTNC trước và sau can thiệp, được tiến hành trước khi người bệnh ra viện 1 ngày.
Nội dung can thiệp:
Giáo dục sức khỏe cho người bệnh loét dạ dày - tá tràng kiến thức về phòng tái phát bệnh (phụ lục 2) theo hướng dẫn của Bộ Y Tế (2014) bao gồm các nội dung sau:
- Nhận thức chung về bệnh
- Chế độ ăn uống.
- Lối sống
- Chế độ sử dụng thuốc
Nhóm nghiên cứu gồm:
Học viên và 5 điều dưỡng của Khoa Nội tiêu hóa. Nhóm nghiên cứu cùng nhau thống nhất về cách thức lấy số liệu và nội dung can thiệp giáo dục sức khỏe trước khi tiến hành nghiên cứu.