0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Thực trạng chăm sóc sản phụ sau sinh tại Bệnh Viện Phụ sản Thái Bìnhnăm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SẢN PHỤ SAU ĐẺ THƯỜNG 24 GIỜ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÁI BÌNHNĂM 2019 (Trang 33 -35 )

Bìnhnăm 2019.

2.1.1. Thực trạng cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức, điều trị của khoa

Bệnh viện Phụ sản Thái Bình được thành lập theo quyết định số: 1727/2000/QĐ-UB ngày 18/12/2000 của UBND tỉnh Thái Bình trên cơ sở tách ra từ khoa sản của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của bệnh viện được quy định tại quyết định số 292/2001/QĐ-UB ngày 24/4/2001 của UBND tỉnh Thái Bình: “Bệnh viện Phụ sản Thái Bình là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế, chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Sở Y tế và chịu sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của ngành dọc cấp trên”. Bệnh viện Phụ sản thực hiện chức năng khám, chữa bệnh chuyên khoa phụ sản tuyến tỉnh và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên khoa cho các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh. Là cơ sở thực hành của Trường Đại học Y, Cao đẳng Y Thái bình.

Bệnh viện có quy mô 400 giường bệnh nội trú; 06 phòng chức năng;12 khoa lâm sàng. Bệnh viện Phụ sản Thái Bình hiện nay không chỉ là cơ sở đầu ngành của chuyên ngành phụ sản mà còn là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học; nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến và chuyển giao công nghệ về chuyên ngành phụ sản trong tỉnh. Bệnh viện có bề dày truyền thống lịch sử, có đội ngũ bác sĩ được đào tạo cơ bản ở trong nước và được học tập nâng cao tay nghề ở các nước tiên tiến có ngành sản phụ khoa và chăm sóc sức khỏe sinh sản phát triển, có tay nghề cao, được rèn luyện trong thực tế, tâm huyết với nghề nghiệp. Hệ thống trang thiết bị phục vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện được đầu tư theo hướng hiện đại, chuyên sâu. Các khoa, phòng, trung tâm của bệnh viện được trang bị đầy đủ các hệ thống máy xét nghiệm sinh hoá; huyết học; miễn dịch...

Tổ chức và nhân sự Tổng số: 292 cán bộ. Trong đó:

- Thạc sỹ, Bác sỹ CK II: 07

- Thạc sỹ, Bác sỹ: 33

- Hộ sinh và điều dưỡng: 150 - Hộ lý: 14

Quy mô: 400 giường bệnh Chức năng nhiệm vụ

- Khám chữa bệnh và điều trị

- Khám hội chẩn các trường hợp có chỉ định mổ sản phụ khoa. - Mổ phụ khoa.

- Mổ lấy thai trọn gói. - Chăm sóc sơ sinh.

- Làm thủ thuật sản phụ khoa: khâu vòng cổ tử cung... - Phá thai quý II.

- Điều trị và chăm sóc sản phụ: đẻ thường, mổ lấy thai, giữ thai. - Thực hiện lấy bệnh phẩm tại khoa phục vụ các dịch vụ cận lâm sàng. - Nhận điều trị các sản phụ người nước ngoài.

Định hướng phát triên:

- Xây dựng một số phòng điều trị VIP đạt tiêu chuẩn.

- Từng bước thực hiện các dịch vụ trọn gói như: mổ lấy thai trọn gói, đẻ thường trọn gói, mổ phụ khoa trọn gói, phá thai trọn gói...

- Giảm đau sau đẻ, sau mổ sản phụ khoa và sau thủ thuật. - Điều trị và chăm sóc sản phụ người nước ngoài.

- Triển khai các thủ thuật sản phụ khoa ngay tại Phòng thủ thuật của khoa (Khâu vòng cổ tử cung, làm lại tầng sinh môn; Bóc nang nước thành âm đạo)

- Triển khai phòng đẻ gia đình.

2.1.2. Thực trạng sản phụ tại viện

Theo thống kê hàng năm có khoảng 15000 sản phụ/người bệnh đến khám và điều trị tại viện. Trong đó hầu hết sản phụ là sinh đẻvà sinh đẻ.

Theo thống kê số sinh năm 2018 là 14.375, số sinh 6 tháng đầu năm 2019 là 6.920 trong đó:

Bảng 2.1. Tỷ lệ mổ lấy thai.

Đặc điểm sinh Số lượng Tỷ lệ (%)

Đẻ thường 2.990 44%

Đẻ mổ 3.930 56%

Tổng số 6.920 100

* Tỷ lệ mổ lấy thai là 56%; đẻ thường là 44%.

* Một số kết quả khảo sát riêng đối với nhóm mổ lấy thai cho thấy:

3. Tuổi của sản phụ giao động từ 25-35 tuổi.

4. Ngoài cán bộ y tế, nhìn chung mọi người trong gia đình cùng chung tay chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh sau sinh, có thể có 2 - 3 người cùng phối hợp chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh.

5. Các vấn đề bất thường sau sinh của bà mẹ; vấn đề về tuyến vú chiếm đa số.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SẢN PHỤ SAU ĐẺ THƯỜNG 24 GIỜ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÁI BÌNHNĂM 2019 (Trang 33 -35 )

×