0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Thực trạng chăm sóc sản phụ tại khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SẢN PHỤ SAU ĐẺ THƯỜNG 24 GIỜ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÁI BÌNHNĂM 2019 (Trang 35 -43 )

2.1.3.1. Chăm sóc ngay sau đẻ 4 giờ đầu sau đẻ

Lau khô và ủ ấm cho trẻ tiếp xúc trực tiếp da kề da (trẻ được đặt lên bụng mẹ ngay sau khi sinh và kéo dài ít nhất 90 phút sau sinh thực hiện tại phòng mổ và phòng đẻ) Có thực hiện nhưng chưa đầy đủ hoặc không đủ thời gian 90 phút

Nguyên nhân;

1. Trẻ cần hỗ trợ hô hấp nên phải cắt rốn và chuyển ra bàn hồi sức sơ sinh

2. Sản phụ mệt chưa muốn ôm con hoặc chưa quen với động tác này.

3. Sợ bẩn, sợ rơi con, để cho CBYT lau khô mặc áo vệ sinh sạch cho con mới yên tâm.

4. Cần phải chuyển bà mẹ sang giường khác để có chỗ cho thai phụ khác.

Giải pháp;

3. Tư vấn cho sản phụ việc cho trẻ tiếp xúc da kề với mẹ: giúp điều hòa thân nhiệt cho trẻ, làm tăng sự gắn kết tình cảm mẹ con, giúp cho trẻ bắt đầu bú sớm. Tiếp xúc da kề da liên tục không gián đoạn sẽ giúp trẻ bú lần đầu thuận lợi.

4. Động viên hỗ trợ bà mẹ ôm con.

5. Cần thiết chuyển cả mẹ và trẻ sang giường theo dõi sau đẻ. - Tiêm bắp 10UI oxytoxin

6. Thực hiện đúng thời điểm ngay sau sổ thai và thực hiện 100%. - Xoa đáy tử cung 15ph/lần kéo dài 2h

7. Có thực hiện 100%, nhưng chưa đủ thời gian Nguyên nhân:

8. HS và sản phụ hợp tác chưa tốt, HS phải chăm sóc, theo dõi sản phụ khác. 9. Nhiều sp sau sinh, mệt ngủ thiếp đi nên cũng quên không xoa đáy tửcung. Giải pháp:

10. Tư vấn, hỗ trợ, động viên sản phụ hợp tác với nhân viên y tế thực hiện đúng nội dung HS tư vấn và yêu cầu.

11. Có thể nhờ người nhà sản phụ phối hợp xoa đáy tử cung cho sản phụ. - Theo dõi dấu hiệu sinh tồn

100% sản phụ được theo dõi bằng monitor sát sao ngay sau khi đẻ để phát hiện các dấu hiệu bất thường, những biến chứng sau mổ hoặc sau đẻ thường, các số liệu được ghi đầy đủ vào hồ sơ theo đúng giờ, đúng thời gian.

2.1.3.2. Chăm sóc sản phụ sau đẻ 24h

* Theo dõi dấu hiệu sinh tồn

Sản phụ đẻ thường được đưa về khoa chăm sóc, được Điều dưỡng, Nữ hộ sinh tại khoa chăm sóc theo dõi dấu hiệu sinh tồn theo giờ, cung như theo dõi các biến chứng sau đẻ.

Ngay trong 12 giờ tiếp theo sau phẫu thuật sản phụ được chuyển về khoa dưới sự theo dõi của bác sĩ và điều dưỡng phụ trách phòng chăm sóc cấp 1 theo dõi l giờ/ 1 lần trong 6 giờ và 3 giờ /1 lần trong 6 giờ tiếp theo các chỉ số sinh tồn: huyết áp, mạch, nhiệt độ, nhịp thở, chỉ số nước tiểu để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường của cơ thể sau gây mê gây tê phẫu thuật, tình trạng mất máu, rối loạn nước điện giải để kịp thời xử trí đồng thời được hướng dẫn nằm bất động tại giường bệnh, đầu kê cao hạn chế tối đa ngồi dậy, đi lại hay thay đổi tư thế đột ngột (100% sản phụ được theo dõi và hướng dẫn).

100% sản phụ đều được thực hiện theo quy trình này. Tuy nhiên trong hồ sơ theo dõi vẫn còn những điều dưỡng chưa ghi đầy đủ thông tin, ghi đúng theo giờ. Trong tất cả các sản phụ được khảo sát không có sản phụ nào xảy ra các biến chứng ngay sau đẻ

Hình 7. Điều dưỡng, hộ sinh thực hiện y lệnh thuốc cho sản phụ. * Theo dõi sản dịch

Trong 24h đầu, sản dịch có màu đỏ thẫm, sau đó lượng máu dần dần bớt đi và chuyển qua màu hồng, màu nâu khi tử cung co lại. Điều dưỡng đã ghi chép, đánh giá được số lượng, tính chất của sản dịch sau mổ. Tuy nhiên một phần nhỏ điều dưỡng không quan sát không đánh giá mà hỏi qua sản phụ, do đó kết quả đánh giá không chính xác.

* Dinh dưỡng cho người bệnh

Với sản phụ 24h sau đẻ được hướng dẫn ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều và ăn đầy đủ dinh dưỡng phù hợp với dinh dưỡng cho sản phụ sau đẻ.

100% điều dưỡng thực hiện phần này tuy nhiên trong quá trình hướng dẫnchưa chi tiết và cụ thể, một số bệnh nhân chưa thực hiện theo hướng dẫn.

* Chế độ luyện tập sau sinh

Trước đó, các mẹ vẫn có thể cử động tay chân nhẹ nhàng hoặc ngồi dậy. Lười vận động sau khi sinh làm cho nhu động ruột chậm hồi phục, từ đó dẫn đến chứng táo bón ở sản phụ sau đẻ. Việc vận động đi bộ ngắn giúp các chức năng bình thường của cơ thể phục hồi nhanh hơn, giảm nguy cơ mắc biến chứng sau phẫu

thuật như dính ruột, viêm tắc tĩnh mạch... Vận động sớm cũng có tác dụng cho tử cung co dần về bình thường nhanh hơn, qua đó đẩy sản dịch ra ngoài nhanh hơn.

Điều dưỡng đã hướng dẫn sản phụ cần tập vận động như thế nào theo giai đoạn để phù hợp với tình hình sức khỏe và thể trạng của từng sản phụ. Tuy nhiên do tình trạng quá tải nên đôi khi điều dưỡng chưa thể hướng dẫn kỹ cho sản phụ được

* Chăm sóc cho con bú

Điều dưỡng cũng đã thực hiện masage vú ngày 2 lần, hướng dẫn sản phụ cho con bú càng sớm càng tốt sau mổ, các bà mẹ đều có thể thực hiện được cho con bú đúng cách sau sinh, đặc biệt những sản phụ đẻ lần đầu.

Hình 8. Hộ sinh hướng dẫn sản phụ cho con bú * Chế độ vệ sinh

Sản phụ được chăm sóc vệ sinh sạch sẽ tại phòng ngày 2 lần (làm thuốc), điều dưỡng cũng hướng dẫn những điều cần thiết về vệ sinh cho sản phụ. Và đặc biệt chú ý những điểm mấu chốt cần phải thực hiện, như chăm sóc vùng mổ, vệ sinh bộ phận sinh dục...

* Giáo dục sức khỏe, tư vấn sau đẻ

Sản phụ sau đẻ 24h đã được điều dưỡng, nữ hộ sinh tư vấn những vấn đề cơ bản cần chú ý cũng như giải thích tình trạng sức khỏe và giải thích những dấu hiệu như sản dịch. như thế là bình thường sau đẻ, những dấu hiệu cần theo dõi, phát hiện

những dấu hiệu bất thường. Thể hiện là các sản phụ cảm thấy thoải mái và không lo lắng về sức khỏe.

2.2. Các ưu điểm, hạn chế. * Ưu điểm

1.Điều dưỡng đã thực hiện đầy đủ các quy trình chăm sóc theo đúng quy định cho sau mổ chủ động tại khoa cũng như đẻ thường, đảm bảo an toàn cho sản phụ. Người bệnh được chăm sóc theo quy trình chuẩn, các bộ phận liên kết chặt chẽ, phối hợp tốt giữa bác sỹ và điều dưỡng.

2.Người bệnh được hướng dẫn chế độ tập luyện hợp lý theo thời gian và tình trạng sức của người bệnh.

3.Trang thiết bị cơ sở hạ tầng của bệnh viện đầy đủ, sạch sẽ đảm bảo cho quá trình chăm sóc sản phụ.

*Hạn chế:

1. Điều dưỡng, Nữ hộ sinh đôi khi còn lơ là trong việc chăm sóc sản phụ, hoặc dành ít thời gian chăm sóc cho người bệnh, đôi khi tư vấn cho người bệnh còn sơ sài, chưa cụ thể, đôi khi sản phụ khó làm theo hướng dẫn.

2. Người bệnh chưa được chăm sóc toàn diện chủ yếu do cơ sở hạ tầng, nhân lực còn hạn chế. Quá trình chăm sóc sản phụ vẫn chủ yếu nhờ vào sự hỗ trợ của người nhà.

3. Kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe chưa tốt, chưa chuyên nghiệp, còn chung chung, nhiệm vụ chủ yếu được dành cho bác sỹ điều trị.

4. Ghi chép hồ sơ đôi lúc chưa cập nhật hoặc quên *Nguyên nhân:

1. Nguyên nhân có thể do khối lượng công việc quá nhiều với tình trạng quá tải của khoa nói riêng và của bệnh viện nói chung.

2. Lực lượng điều dưỡng còn ít, sản phụ lại đông nên không có đủ thời gian theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn cũng như chăm sóc toàn diện cho người bệnh.

3. Điều dưỡng chưa được học khóa học đào tạo giáo dục sức khỏe cho người bệnh một cách bài bản.

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

1) Tăng cường các chương tình đào tạo chuyên sâu về chăm sóc sau sinh. Xây dựng các quy trình chăm sóc chuẩn, phù hợp.

2) Nâng cao năng lực tư vấn sức khỏe cho điều dưỡng.

3) Xây dựng cơ sở vật chất, phối hợp với khoa dinh dưỡng cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp cho sản phụ sau đẻ.

4) Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, buồng bệnh... để phục vụ cho nhu cầu chăm sóc lớn của sản phụ, tránh hiện tượng quá tải của khoa.

KẾT LUẬN

Chất lượng dịch vụ chăm sóc sản phụ nói chung và sản phụ sau đẻ chủ động nói riêng tại Khoa điều trị đều rất đảm bảo. Sản phụ sau sinh đã được chăm sóc theo đúng quy trình mà khoa, bệnh viện quy định. Sản phụ được tư vấn về chế độ vệ sinh, dinh dưỡng, chế độ vận động, tự phát hiện các dấu hiệu bất thường cũng như cho con bú.

Cũng với những kết quả đạt được thì vẫn còn những vấn đề chăm sóc cần cải thiện, như vấn đề quá tải sản phụ của khoa, làm cho điều dưỡng phải làm việc quá tải, do đó không đảm bảo đủ thời gian chăm sóc theo quy định cho từng sản phụ sau đẻ. Qua đó đôi khi điều dưỡng bỏ qua những chăm sóc cơ bản, theo dõi những dấu hiệu hoặc tư vấn không chi tiết.

Cần tăng cường hơn nữa về cơ sở vật chất cũng như con người để cung cấp chất lượng dịch vụ tốt hơn cho sản phụ 24h sau đẻ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt

1. Bệnh viện Phụ Sản Hải Dương (2012), "Báo cáo tổng kết công tác năm 2012, phương hướng nhiệm vụ năm 2013 "

2. Bộ Y tế (2001), Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế vê việc ban hành qui định nhiệm vụ kỹ thuật trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại các cơ sở y tế, Bộ Y tế, Hà Nội.

3. Bộ Y tế (2008), Điều dưỡng Sản phụ khoa, Nhà xuất bản giáo dục.

4. Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.

5. Bộ Y tế và Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (2011), Báo cáo rà soát thực hiện can thiệp về làm mẹ an toàn, tập trung vào cấp cứu sản khoa và chăm sóc sơ sinh giai đoạn 2006 - 2010.

6. Bộ Y tế (2012), Báo cáo thẩm định tử vong mẹ.

7. Bộ Y tế - Số 4637/QĐ-BYT-2014: Quyết định về việc phê duyệt tài liệu hướng dẫn chuyên môn chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ.

8. Chính phủ (2014), Nghị quyết về việc đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc trong lĩnh vực y tế, Chính phủ, Hà Nội.

9. Phạm Văn Lình và Cao Ngọc Thành (2007), Sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học,

Hà Nội.

10. Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc Việt Nam (2008), Báo cáo đánh giá giữa kỳ: Thực hiện mô hình can thiệp cấp cứu sản khoa và chăm sóc sơ sinh (Bài học kinh nghiệm của Hoà Bình và Hà Giang).

11. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (2009), Tình trạng trẻ em trên thế giới năm 2009: Sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh.

12. Vụ khoa học và đào tạo (2005), Chăm sóc bà mẹ trong khi đẻ, Tài liệu đào tạo Hộ sinh trung học, 10.

Tiếng Anh

13. Aasheim V1 et al. (2011), Perineal techniques during the second stage of labour for reducing perineal trauma, JohnWiley & Sons. Ltd.

14.Cynthia Stanton et al. (2009), "Use of active management of the third stage of

labour in seven developing countries", Bull World Health Organ 2009. 87, pg.

207-215.

15.Festin MR et al. (2003), "International survey on variations in practice of the

management of the third stage of labour", Bull World Health Organ. 81, pg.

286291.

16.FIGO Safe Motherhood and Newborn Health (SMNH) Committee (2012),

17.Mayberry LJ et al. (2000), Second-stage labor management: Promotion of evidence-based practice and a collaborative approach to patient care,

Association of Women's Health Obstetric and Neonatal nurses (AWHONN), Washington, DC.

18.MScN Ahrar M. Rasheid and Rabea'a M. Ali (2010), "Assessment of Nurse-

Midwives' Knowledge and Practices toward Second Stage of Labor", Iraqi Sci. J. Nursing. 23 (Special Issue).

19. USAID and POPPHI (2006), Active Management of the Third Stage of Labor

20. WHO and FIGO (2004), World Health OrganizationMaking pregnancy safer: the critical role of the skilled attendant. A joint statement by WHO, ICM and FIGO, G

21. WHO (2012), WHO recommendations for the prevention and treatment ofpostpartum haemorrhage, WHO Press, Italy.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SẢN PHỤ SAU ĐẺ THƯỜNG 24 GIỜ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÁI BÌNHNĂM 2019 (Trang 35 -43 )

×