Con người với những triết lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong tiểu thuyết life navigator 25 người tình củ cả thế gian của trần tiễn cao đăng (Trang 66 - 131)

2.3.1.Triết lý về những thực tại khác nhau trong đời sống

Trong truyện, có rất nhiều lần nàng cật vấn Life Navigator về những giấc mơ của mình. Có thể thấy nàng hoàn toàn đóng vai trò thụ động với những giấc mơ. Nàng không lường trước được khi nào thì những giấc mơ đó sẽ đến với mình, và những gì chúng gây nên trong tâm trí nàng. Trong những giấc mơ, nàng và chàng như những diễn viên ngẫu nhiên bị ném vào một vở kịch mà không được biết trước kịch bản. Họ chỉ biết mình cần phải diễn trọn vai diễn, đến khi kịch hết, hạ màn mới thôi, nhưng lại không hề biết được những thứ quái đản nào đang được sắp xếp để mình phải đối mặt. Nàng rất ấm ức và hoang mang trước những giấc mơ quái đản ấy. Dường như chúng được mặc định là bi kịch đau khổ của riêng nàng. Mỗi lần cật vấn với Life Navigator 25 là một lần cặp đôi nỗ lực truy tìm và giải quyết vấn đề thân phận con người. Truyện ghi nhận bốn cuộc đối thoại mà nàng đã cật vấn người tình về những giấc mơ của mình.

Lần đối thoại thứ nhất nằm trong chương “Nhưng rốt cuộc thì…” Sau khi kể cho chàng nghe chi tiết về những giấc mơ của mình, nàng hỏi:

“Nhưng rốt cuộc thì những giấc mơ này có ý nghĩa gì nếu như cứ hễ

thức dậy là em hầu như quên sạch?”

Nàng nhận được câu trả lời của chàng:

“Khi em thức, em hầu như không nhớ gì về những giấc mơ này. Còn

trong khi em đang mơ những giấc mơ này, em nhớ tất cả những gì xảy ra, những gì em nghĩ, cảm và làm khi em thức,”

Nàng thắc mắc:

“Có phải ý anh là ở đâu mà em nhớ được nhiều thứ hơn thì ở đó có ý

nghĩa hơn?”

Chàng bất lực trả lời: “Anh không biết” [13, tr.47]

Như vậy, Life Navigator 25 đã khẳng định rằng chỉ có ở trong giấc mơ, con người mới có thể nhớ lại những hành động, cảm xúc và suy nghĩ khi thức chứ không phải ngược lại. Nếu mơ và thực là hai thực tại song song cùng tồn tại, thì bản thể của thực tại mơ có vẻ trọn vẹn và đầy đặn hơn thực tại thức, khi nó có thể cùng một lúc chứa đựng suy nghĩ, cảm xúc và hành động của con người trong cả hai thực tại. Vậy thì phải chăng thực tại của mơ quan trọng hơn thực tại của thức? Người ta nên sống trong những giấc mơ thay vì tồn tại ngoài đời thực? Nên nhớ rằng có thức mới có mơ, những giấc mơ được thành hình từ hiện tại ngoài đời thực, và nếu như con người có thể nhớ lại những gì mình đã nói, nghĩ và làm ngoài đời thực trong những giấc mơ thì đó chỉ là những ký ức mà thôi. Life Navigator 25 thực sự không thể đặt lên bàn cân để so sánh hai thực tại mơ và thực xem cái nào có ý nghĩa hơn, bởi hai thực tại này tuy hai mà một, không thể tách rời.

Cuộc chất vấn thứ hai nằm trong chương “Độc thoại”, khi nàng hỏi anh đã ở đâu trong những giấc mơ của mình. Vì đây là chương “Độc thoại”, nên chỉ toàn là những lời của nàng nói với anh, nhưng thực chất cũng là nói với chính bản thân mình. Life Navigator 25 không tồn tại trong cuộc độc thoại này. Về hình thức, nó là một cuộc đối thoại giữa hai người, nàng nói và Life Navigator 25 im lặng lắng nghe. Nhưng về bản chất, nàng đã tự phân thân để đối thoại với chính mình. Nàng vừa căm ghét, vừa tự hào về những giấc mơ của mình. Đó là những giấc mơ “vừa lạ vừa thích mặc dù cũng hơi sợ một

chút” mà nếu “xảy ra với anh chứ không phải với em và em chỉ biết được nhờ anh kể thì nhất định là em cũng sẽ ganh với anh như thế, mà có khi em còn

không có khả năng giữ kín cái ganh đó trong lòng như anh đâu.” [13, tr.125]

Nàng kể với anh về giấc mơ mà trong đó mình bị cưỡng hiếp đến chết và chất vấn anh: “Anh cứ thử một lần thức dậy từ một giấc mơ giống như em mơ đi.

Thức dậy rồi nhớ lại giấc mơ mà phải tự hỏi tại sao mình vẫn không điên. Làm sao có thể trải qua đến như thế rồi mà vẫn cứ không điên được kia chớ? Hay là mình đã điên rồi? Tại sao thức dậy từ những giấc mơ như thế mà em lại không hét lên như con điên? Tại sao dường như cứ hễ mỗi lần nằm mơ thấy như thế rồi thức dậy thì y như rằng đó là một đêm em nằm ngủ một mình bởi vì anh bận gì đó hoặc đi đâu đó mà không ở với em.” [13, tr.131]

Cuộc đối thoại tiếp theo nằm ở chương “Về Huế, về cái lạnh của những

giấc mơ”. Nàng hỏi chàng: “Liệu đó có phải là những giấc mơ của em thôi không?” và chàng trả lời rằng: “Giấc mơ là một thứ thực tại. Thực tại khi ta thức có gì thì giấc mơ có nấy” [13, tr.253] Chàng nói nàng may mắn hơn

mình, vì “em đang thấy được thế giới này trọn vẹn hơn anh. Anh chỉ thấy

được một phần của nó thôi.” Nàng muốn hiểu rõ bản chất của những giấc mơ,

nhưng chàng lại không muốn điều đó, vì “Hiếm, hết sức hiếm người có khả

năng nhìn thấy bản chất thực, bản chất sâu xa nhất của sự vật.” Nàng đốp

chát lại: “Lý do là bởi nếu ai ai cũng nhìn thấy được bản chất thực của thế

giới thì cả nhân loại sẽ điên hết và sẽ loạn hết [...] Bản thân em cũng đang muốn điên lên đây.” Chàng tiếp tục triết lý: “Nó là ngọn lửa, […] và con thiêu thân muốn thấu hiểu ngọn là gì thì không có cách nào khác ngoài bay thẳng vào trong ngọn lửa nhưng rồi sau đó nó sẽ không thể từ đó quay ra để nói cho những con khác nghe nó đã biết được gì. Em còn quay ra được, vậy tức là em còn chưa vào đến tận trung tâm bản chất sự vật đâu. Và biết đâu khi em thấy được nó rồi thì em sẽ ngỡ ngàng vì nó quá đẹp, đẹp hơn thế giới em vẫn thường biết nhiều. […] Thế giới là một thứ luyện ngục […] Bản chất của nó là giả tạm, không hoàn hảo. Chỉ một số ít linh hồn vượt qua được nó…và để

vượt qua được nó thì điều đầu tiên là phải nhận thức được về nó một cách trọn vẹn.” [13, tr.254]

Nàng phủ nhận lý lẽ của chàng, vì tất cả những gì nàng muốn là thoát khỏi những cơn ác mộng đó để trở lại cuộc sống bình thường: “Em chả ham

chi chuyện đó, […] Tại sao em không thể cứ như em hồi xưa? […] Nếu thế giới này là một thứ luyện ngục như anh nói thì nó cũng có thừa đủ những cái đẹp, những cái tốt đẹp đáng yêu để cho em gắn bó với nó suốt đời rồi. Tại sao em cứ phải bị bứt ra khỏi những cái đó vậy chứ?” Chàng trả lời rằng: “Thử thách đối với em lớn hơn với người thường bởi vì em khác họ.” và giải thích

cho nàng hiểu rằng nàng khác biệt hơn ở điểm “ngay khi em bắt đầu tự đi tìm

câu trả lời cho mình là em đã khác mọi người rồi, nhưng em bị giày vò có lẽ còn vì em biết rằng câu trả lời không thôi không đủ.”[13, tr.254]

Những giấc mơ hành hạ nàng như một thứ tội tổ tông đầy vô lý: “Tại

sao em chưa hóa điên? Làm cho em lúc nào cũng như sắp điên lên, chỉ muốn bùng lên điên mà chẳng thà như vậy còn hơn nhưng mà rồi vẫn cứ không điên, vẫn cứ như thế, như thế hoài, hoài hoài hoài hoài, giống như mấy trò giết người sao cho đau đớn kinh khủng mấy ngày trời mới chết hoặc là chắc chắn chết nhưng không biết đến bao giờ mới chết, mục đích của tất cả mấy cái đó chỉ là vậy thôi sao?” Chàng ví những giấc mơ đáng nguyền rủa đó như

một gánh nặng tâm trí với nàng, cũng như gánh nặng thể xác của Nick Vujic và Helen Keller, để khích lệ nàng “đừng để bị nó đè nát”. Không cần có những giấc mơ kia, nàng vẫn có thể biết được mình là ai, nhưng với chàng, “Rất nhiều người trong chúng ta sống hết đời mà vẫn không biết mình thực sự

là ai, hoặc chỉ cảm thấy điều đó một cách mơ hồ, không bao giờ đủ dũng khí để nhìn thẳng vào nó. Nếu như em có đủ sức nhìn thẳng vào điều đó thì có thể nói nó giống như em thức dậy khỏi một cơn mơ, bởi vì một thực tại trong đó em không biết được phần lớn bản chất của nó thì đâu có khác gì giấc mơ […]

mỗi khi em thức dậy từ một giấc mơ như thế thì cũng tức là em đang thức dậy khỏi một giấc mơ khác…mỗi lần thức dậy của em là một sự thức dậy kép…Nhưng không phải tự nhiên mà được như vậy…cần phải có sự nỗ lực của bản thân em, giống như đôi khi ta phải nỗ lực để thức dậy khỏi một giấc mơ mà trong đó ta biết mình đang mơ mà không muốn tiếp tục mơ nữa.”[13,

tr.256]

Cuộc chất vấn cuối cùng, cũng là cuộc đối thoại khép lại chuyện tình giữa nàng và Life Navigator 25 nằm trong chương “Hành trình – chuyến đi

cuối cùng của nàng”. Trong chương này, anh đã dẫn dắt nàng vào một cơn ác

mộng quái đản trong đó nàng phải chứng kiến cảnh một cô gái đang tấn công một người đàn ông, từ cô gái và người đàn ông đều tuôn ra vô vàn những tia máu, ánh sáng, màu sắc và âm thanh đủ mọi cung bậc sắc thái. Khi nàng tỉnh dậy, cô nhận ra mình đang ở gần sông Hương. Nàng cuối cùng đã phát hiện ra một sự thật động trời “Tất cả những gì ở đây…ở thế giới của anh mà anh đã

cho em thấy, thảy đều từ đầu anh mà ra”. Life Navigator 25 đã tự thú với

nàng về tất cả mọi chuyện:

“Em nghĩ rằng sau khi Trái đất cùng với mọi loài sinh vật trên đó đã

diệt vong thì vẫn còn chỗ trong thế giới vật chất cho những người như anh và em sao?

[…] Vậy thì những thế giới mà anh đã cho em thấy…những con tàu…những đảo vũ trụ…như chỗ này…lãnh thổ mới trên hành tinh này hành tinh kia…tất cả là không có thật sao?

Không phải tất cả. Có một số tồn tại thật, có thật trong thế giới vật chất. Song quá ít, không thể là chốn dung thân cho tất cả. Không có cách nào tìm được một chỗ để tiếp tục neo mình lại trong thế giới vật chất, bọn chúng tôi, hàng triệu người, chúng tôi đâu còn cách nào khác ngoài tự tạo ra những thế giới vật chất của riêng mình. Thế giới vật chất do chúng tôi tự tạo ra có

thời gian tồn tại ngắnhơn, có thể nói là phù du hơn nhiều…nó chỉ tồn tại trong quãng thời gian chúng tôi tập trung được tối đa năng lượng của mình mà quãng thời gian này thì có hạn bởi năng lượng của chúng tôi có hạn. […] Không phải ai cũng có khả năng tự tạo cho mình một hòn đảo, một ốc đảo vật chất giữa lòng đại dương phi vật chất nơi họ luôn luôn có nguy cơ bị tiêu trầm.

Vậy…bản thân anh có hiện hữu thật không?

Anh đã nói, anh hiện hữu chỉ với em và cho em thôi. Anh và những người như anh là những linh hồn, cái mà em hiểu là linh hồn…Nếu em đang nghĩ như vậy thì đúng vậy đó.

Vậy chẳng ở đâu là anh có thật hết sao?!

Anh có thật ở đây, vậy là không đủ cho em sao?” [13, tr.347]

Thì ra Life Navigator 25 là người đứng đằng sau những giấc mơ quái đản của nàng, dù trước giờ chàng vẫn luôn nói dối nàng và cố tránh né mọi câu hỏi về bản chất thực sự của những giấc mơ kia. Tất cả những gì nàng chứng kiến, đều là do năng lực của chàng tạo ra. Bản thân chàng cũng không thực sự hiện hữu, giống như những giấc mơ kia. Chàng không có một cơ thể cố định bằng xương thịt và phải mượn cơ thể của một người đàn ông khác, sống cạnh dưới lốt nhà văn kiêm dịch giả tên T. Tại sao chàng lại làm như vậy?

“Anh có mặt bên em là để giúp em sớm biết về điều đó.”

Như vậy, chàng đã đến bên nàng, điều khiển những giấc mơ của người yêu là để cảnh báo nàng về thực trạng con người chỉ có thể tồn tại dưới hình thức phi vật thể, dưới dạng ý thức, tinh thần trong tương lai, sau khi Tận thế đến. Những giấc mơ giúp nàng làm quen với việc sẽ buộc phải tồn tại ở một thực tại khác trong tương lai, thực tại của những giấc mơ chứ không phải thực tại đời thực. Nàng không thể có quyền lựa chọn sống theo một thực tại khác,

khi mà Tận thế đã hủy diệt mọi không gian sinh thành vật chất của con người và mọi sinh thể khác.

Nàng thắc mắc liệu rằng khi Tận thế đến, chỉ có một mình nàng phải sống như vậy hay tất cả mọi người đều phải chịu chung số phận. Chàng đáp rằng “việc của em sẽ nặng nề đến nỗi em sẽ không còn tâm trí để nghĩ đến

những người khác […] rốt cuộc thì mỗi người phải tự tạo nên hòn đảo hoặc những hòn đảo riêng của mình.” Cuộc sống tương lai sau Tận thế cần có được

sự chuẩn bị sẵn sàng từ những người như nàng, “Nhiệm vụ của em là tự xây

nên từ năng lực tưởng tượng của mình những dị bản của tương lai nhân loại, những dị bản đã không bao giờ còn có thể thành hiện thực bởi có Tận thế và, hơn thế nữa, tự xây nên những dị bản tương lai của thế giới không lệ thuộc vào Tận thế, những tương lai có thể xảy ra dù có Tận thế hay không. […] Hãy nhớ lại những giấc mơ của mình. Hãy nhớ lại xem mình đã xây được những gì. Còn có thể xây những gì và cần phải xây những gì. Em cần phải làm hết sức mình, chừng nào em còn có một thể xác. Nó như là một sự tập luyện, một sự khởi động. Để rồi khi em không còn thể xác, khi em đã thực sự dấn vào cuộc chuyển dịch trường kỳ giữa đại dương năng lượng phi vật thể, chừng đó em sẽ có thể tận dụng năng lượng ở trong mình và ở ngoài mình để làm ra nhiều hơn nữa, đẹp hơn nữa những thế giới ấy…” [13, tr.349]

Nhưng nàng không thể chấp nhận những lời của anh, vì nàng không thể tưởng tượng ra nổi một cuộc sống thuần túy ý thức và tinh thần. Nàng không chỉ lo lắng cho bản thân, mà còn cho cả thế hệ loài người, tương lai của Nhân loại khi rồi đây sẽ rơi vào cuộc sống chỉ tồn tại trong tâm tưởng. Cái nàng quan tâm không phải là chuẩn bị để ứng phó với tương lai đó, mà là có thể làm được những gì để thay đổi tương lai và cuộc sống sau Tận thế. Đó là con đường mà nàng lựa chọn, con đường trái ngược với Life Navigator 25:

“Nếu vậy thì đường của chúng ta sẽ khó gặp nhau vì đó sẽ là đường của em. […] Em cần sự sống có thật vì không có nó thì e là em sẽ không thấy mình

hiện hữu, anh hiểu không? Em chỉ cần sống một lần như vậy thôi, một lần cho trọn vẹn là đủ cho em, anh hiểu không?” [13, tr.351]

Trên con đường ấy, nàng vẫn cần Life Navigator 25, vì anh là người yêu của nàng, nhưng trớ trêu thay, anh không có cách nào bước chung trên con đường nàng đã chọn, dù thế nào chăng nữa.

Vấn đề cốt lõi của thân phận con người đã được đặt ra: Con người nên sống ở thực tại nào để có thể sống trọn vẹn nhất với bản thể của mình? Thực tại của vật chất – đời thực hay thực tại của ý thức – những giấc mơ? Dù không có ý muốn đặt hai thực tại này lên bàn cân so sánh, nhưng cuối cùng, nàng chọn đấu tranh để đứng về phía thực tại vật chất, trong khi Life Navigator 25 lại chấp nhận thực tại của những giấc mơ. Đó là cách nhìn của mỗi người. Với nàng, sự hiện hữu vật chất là vô cùng quan trọng, đủ để nàng có thể làm tất cả mọi thứ để được sống trong thế giới vật chất và khẳng định sự tồn tại của mình trong thế giới ấy bằng sự hiện hữu vật chất. Đó là một khát vọng chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong tiểu thuyết life navigator 25 người tình củ cả thế gian của trần tiễn cao đăng (Trang 66 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)