Tình hình nghiên cứu cây Trà Hoa Vàng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ n3m đến khả năng hình thành cây hom trà hoa vàng tại yên bái (Trang 26 - 29)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.3.2. Tình hình nghiên cứu cây Trà Hoa Vàng ở Việt Nam

Ở Việt Nam trước đây đã có một số công trình nghiên cứu về các loài trong họ Theaceae và trong chi Camellia, nhưng việc nghiên cứu mới chỉ tập trung vào một số loài cây lấy lá làm dược liệu, chế biến nước giải khát còn việc nghiên cứu chi Camellia với mục đích phân loại, thống kê, bảo tồn loài, bảo tồn đa dạng sinh học... Còn ít, chưa sâu, chưa toàn diện. Trong những năm gần đây chi Camellia đã thực sự được các nhà thực vật học Việt Nam quan tâm, chú ý.

Người đầu tiên nghiên cứu chi Camellia ở Việt Nam là L. Pierre, nhà thực vật học nổi tiếng người Pháp, sau khi nghiên cứu hệ thực vật ở một số nơi như: Biên Hoà, Hà Tây, và đầu nguồn sông Đồng Nai, năm 1887 ông đã

18

giới thiệu một số loài của chi Camellia trong cuốn: "Flore forestiere de la cochinchine" dưới tên chi Thea như: Thea dormoyana, Thea piquetiana, Thea drupifera, Thea caudata… (Trần Ninh và Hakoda Naotoshi, 2010) [7].

Vào năm 1943 nhà thực vật học Gagnepain đã nghiên cứu, hệ thống và mô tả chi tiết 30 loài thuộc chi Camellia, nhưng khi tiến hành so sánh và đối chiếu với tài liệu của Sealy và Chang thì có một số loài có tên đồng nghĩa, nên số loài mà nhà thực vật học Gagnepain công bố chỉ còn lại 28 loài. Ngoài ra, qua các cuộc khảo sát thực vật ở các vùng khác nhau của các chuyên gia thực vật hai nước Việt Nam và Trung Quốc, một số loài mới được công bố như: Camellia aurea, Camellia vietnamensis, Camellia indochinensis… (Trần Ninh và Hakoda Naotoshi, 2010) [7].

Tháng 2 năm 1923, Alfred Petelot thầy thuốc người Pháp đã tiến hành thu thập một số loài thực vật của vùng núi Tam Đảo nay trở thành Vườn quốc gia Tam Đảo. Dựa trên mẫu vật mang số hiệu 848 lưu giữ tại phòng tiêu bản thuộc trường đại học California (UC) nhà thực vật người Pháp Elmer Drew Merrill đã công bố loài mới và đặt tên là Thea petelotii vào năm 1924. Theo luật danh pháp quốc tế, Robert Sealy một nhà thực vật người Anh đổi thành Camellia petelotii (Merr.) Sealy vào năm 1958 trong tác phẩm “Revesion of the genus Camellia”. Đây là loài Camellia đầu tiên ghi nhận có ở VQG Tam Đảo, Sealy J.R (1958)[15]. Từ năm 1990 đến 1998 nhiều cuộc khảo sát của các nhà nghiên cứu thuộc Viện điều tra quy hoạch rừng, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Trường Đại học Lâm nghiệp. Trong các bảng danhlục có đề cập đến một số loài thuộc chi Camellia mà các nhà thực vật người Pháp đã thu được ở các vùng khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam.

2.3.3.Tình hình nghiên cứu về nhân giống Trà Hoa Vàng tại Việt Nam

Đỗ Đình Tiến (2000) đã thử nghiệm nhân giống bằng hom loài Trà Hoa

Vàng Tam Đảo (Camellia petelotii). Kết quả cho thấy: So các chất điều tiết sinh

19

là có hiệu quả cao với tỷ lệ ra rễ đạt 83,3%, trong khi đó IBA và IAA thì chỉ đạt 76,6%. IAA nồng độ 1000ppm và IBA nồng độ 1,5% là công thức cho tỷ lệ ra rễ cao trong các công thức thí nghiệm. Thời gian và thời vụ giâm hom thích hợp nhất cho loài Trà Hoa Vàng Tam Đảo là từ tháng 5 đến tháng 7 với tỷ lệ ra rễ đạt tới 90% [10].

Đinh Thị Lê (2008) khi nghiên cứu về trà hoa vàng đã có thu được các kết quả như sau: chất ABT1 ở nồng độ 50ppm là công thức có hiệu quả cao trong công tác nhân giống loài Trà Hoa Vàng Ba Vì, tuy nhiên đối với Trà Hoa Vàng Sơn Động thì hai loại chất là IAA và NAA ở các nồng độ 50ppm, 100ppm và 200ppm đều tốt hơn các công thức còn lại và hiệu quả giâm hom vào mùa khô có hiệu quả cao hơn rõ rệt so với mùa mưa[1].

Nguyễn Thu Phương (2011) khi nghiên cứu về giâm hom trà Hoa Vàng Tam Đảo đã thu được kết quả: Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng IBA nồng độ 100ppm và NAA nồng độ 100ppm cho khả năng tạo cây con từ hom cành của Trà Hoa Vàng Tam Đảo - Vĩnh Phúc đạt hiệu quả cao[9].

Dương Đức Trình (2011) khi nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh thái, sinh trưởng và khả năng nhân giống bằng hom Trà Hoa Vàng Tam Đảo (Camellia Tamdaoensis Ninh et) đã kết luận: Trà Hoa Vàng Tam Đảo thích nghi và sinh trưởng tốt nhất ở điều kiện khí hậu nhiệt đới mưa mùa. Trong nhân giống vô tính bằng hom Trà Hoa Vàng Tam Đảo công thức thí nghiệm đạt kết quả cao nhất là công thức thí nghiệm sử dụng chất điều hòa sinh trưởng IBA 100ppm có thể cho tỷ lệ ra rễ của hom đạt 52,78% [13].

Những nghiên cứu về giâm hom Trà Hoa Vàng này là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo kế thừa và phát triển. Vì vậy, với mong ước được đóng góp một phần nhỏ nhằm hoàn thiện quy trình kỹ thuật giâm hom cho các loài cây nói chung và Trà Hoa Vàng nói riêng, tôi chọn nhân giống bằng hom cho Trà Hoa Vàng là một trong các loài trà quý hiếm, có rất nhiều tác dụng, đang được các nước trên thế giới đặc biệt quan tâm. Hướng nghiên cứu của đề tài nhằm cung cấp thêm những thông tin, số liệu nghiên cứu về giâm hom cho loài cây quý này để làm cơ sở khoa học cho việc bảo tồn nguồn gen quý.

20

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ n3m đến khả năng hình thành cây hom trà hoa vàng tại yên bái (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)