3. Ý nghĩa của đề tài
2.4.2.1. Giới thiệu sơ lược về xã Nà Hẩu
Khu bảo tồn thiên nhiên xã Nà Hẩu, nằm trên địa bàn 4 xã: Nà Hẩu, Đại Sơn, Mỏ Vàng và Phong Dụ Thượng (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), có hệ sinh thái rừng tự nhiên phong phú, đa dạng mang tính điển hình của vùng núi phía Bắc Việt Nam với nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Đây cũng được coi là một điểm du lịch sinh thái lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên, ưa thích sự mạo hiểm và muốn tìm hiểu, khám phá nét văn hóa truyền thống của đồng bào Mông ở xã Nà Hẩu.
Nằm ở độ cao trung bình từ 600 - 700 m so với mực nước biển, nơi cao nhất 1.800m, nơi thấp nhất 200m nên địa hình của Nà Hẩu bị chia cắt mạnh, tạo thành rất nhiều khe suối và có nhiều hang động, thác nước đẹp như thác Bản Tát, thác Suối Tiên, hang Dơi,...
Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích.
Có tọa độ địa lý từ 21051’35’’ đến 21057’00’’ vĩ độ Bắc và từ 104030’50’’ đến 104036’55’’ kinh độ Đông với tổng diện tích quy hoạch 16.950 ha, trong đó, khu bảo vệ nghiêm ngặt 7.250 ha, phân khu phục hồi sinh thái: 9.700 ha.
Địa hình:
Khu vực Nà Hẩu như một lòng chảo được tạo nên từ thung lũng hẹp, xung quanh được bao bọc bởi những dãy núi cao.Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều khe suối và các hợp thủy.
21
Khí hậu và thủy văn:
Nhiệt độ bình quân 23,20C, lượng mưa bình quân 1.458,0 mm/năm, độ
ẩm 85%. Hàng năm thường xuất hiện gió mùa Đông - Bắc vào tháng 11 và 12 kèm theo sương muối. Những ngày ít nắng, trời âm u, ở những nơi núi cao sương mù bao phủ cả ngày, độ ẩm không khí trong rừng rất lớn. Với điều kiện khí hậu như vậy rất phù hợp cho sự sinh trưởng phát triển và khả năng tái sinh tự nhiên của cây rừng, thuận lợi cho các loài thực, động vật ở đây phát triển đa dạng và phong phú, tạo nên cấu trúc rừng rậm, nhiều tầng tán phù hợp với tính năng phòng hộ đầu nguồn.
Trong khu bảo tồn thiên nhiên này, hệ rừng lá rộng thường xanh còn tương đối nguyên vẹn, nhiều khe, suối, thác nước chảy quanh năm.
22
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và vật liệu, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng:Trà Hoa Vàng lá to không có răng cưa, hom cây Trà Hoa Vàng (ở trạng thái bánh tẻ) được thu hái từ rừng tự nhiên của xã Nà Hẩu ,huyện Văn Yên,tỉnh Yên Bái.
Vật liệu nghiên cứu: Hom Trà Hoa Vàng bánh tẻ
Phạm vi nghiên cứu: thử nghiệm cho loại chế phẩm N3M trong đó có
các thành phần chính ( Nito:11%, P2O5:3%, K2O5:2,5%, B, Cu, Zn, mỗi loại
0,2% và các thành phần đặc biệt khác 100%) ở một số nồng độ: 60ppm, 80ppm, 100ppm, công thức không dùng thuốc.
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Thí nghiệm tiến hành từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2019
Địa điểm:Thí nghiệm được tiến hành tại xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên,tỉnh Yên Bái, thời gian cắm hom từ ngày 19/07/2019.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ thuốc N3M đến tỷ lệ sống ở hom cây Trà Hoa Vàng.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ thuốc N3M đến sức nảy mầm của
cây Trà Hoa Vàng.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ thuốc N3M đến khả năng ra rễ của
cây Trà Hoa Vàng.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài: Những tài liệu có sẵn về địa điểm nghiên cứu (điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu…), một số đặc điểm về đối tượng nghiên cứu (đặc điểm sinh vật học, sinh thái học…).
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
23
- Tiếp thu có chọn lọc những tài liệu và những kết quả nghiên cứu có trước đối với chi Camellia và kỹ thuật nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm cành.
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu. * Phương pháp bố trí thí nghiệm: - Thí nghiệm gồm 4 công thức: + CT1: Không xử lý N3M + CT2: Xử lý N3M 60 ppm + CT3: Xử lý N3M 80 ppm + CT4: Xử lý N3M 100 ppm
Mỗi công thức xử lý 90 hom và 360 hom/ ô thí nghiêm
Các công thức trong thí nghiệm đồng đều về các điều kiện thí nghiệm, khác nhau về nồng độ thuốc.
Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên: Với 4 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần.
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm giâm cành ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng N3M
Nhắc lại Công thức thí nghiệm
1 CT1 CT2 CT3 CT4
2 CT4 CT3 CT2 CT1
3 CT3 CT1 CT4 CT2
Định kỳ theo dõi sau khi giâm (30, 60, 90 ngày thí nghiệm).
*Chuẩn bị vật liệu thí nghiệm
a. Vật liệu thí nghiệm
Vật tư dùng cho thí nghiệm gồm: kéo cắt cành, dao cắt hom, chậu nhựa, thuốc chống nấm, thuốc kích thích, bình phun sương.
24
Thuốc tím (KMnO4) dùng để xử lý giá thể với nồng độ 1%, phun trực tiếp vào giá thể cấy cây hom.
Viben C50 nồng độ 0,3% (3g/1 lít nước) để xử lý hom giâm ngay khi cắt hom xong và chống thoát hơi nước bằng cách ngâm vào chậu dung dịch.
Lấy cành hom xa nơi tiến hành thí nghiệm nên công tác bảo quản cành giâm hom phải cẩn thận.
Hóa chất N3M ở nồng độ: 60ppm, 80ppm, 100ppm.
Các bước tiến hành
Đóng bầu: Bầu thí nghiệm là bầu PE kích thước 9×12cm (ruột bầu: đất tầng B+ cát + trấu hun) xếp thành từng luống.
Làm luống và vòm che: Kích thích luống chiều rộng 90cm, chiều dài 500cm. Trên luống làm khung vòm bằng tre được uốn theo hình vòng cung để phủ nilong. Được bao phủ bởi mái tre bằng túi PE trắng và có lưới đen che phủ để đảm bảo cho cành sau khi giâm hom không bị thoát hơi nước, tránh ánh sáng trực xạ, tránh nóng. Xung quanh được phát dọn sạch sẽ cỏ dại nhằm hạn chế sâu bệnh hại.
Chuẩn bị hom: Cây mẹ được chọn là những cây Trà Hoa Vàng sinh trưởng tốt và không bị sâu bệnh, tránh những cây mẹ già tuổi. Vì công việc chọn hom rất quan trọng,nó đóng vai trò quyết định đến sự thành công của thí nghiệm,nên sau khi chọn được cây mẹ tốt chúng ta tiến hành tỉa: Cắt những cành gần gốc nhằm tạo chồi gốc mới làm vật liệu cho giâm hom.
Hom sử dụng cho thí nghiệm là hom tuổi bánh tẻ, đồng đều, và được lấy từ các chồi mọc gần gốc hoặc chồi vượt, còn màu xanh không quá già, quá non có chiều dài cành hom 7 - 9cm. Trước khi xử lý chất kích thích ra rễ cành giâm được xử lý bằng dung dịch benlat 0.15% trong 15 phút để khử nấm sau đó vớt ra để ráo và bó thành bó và xử lý chất kích thích ra rễ với các nồng độ theo các công thức thí nghiệm. Thời gian xử lý chất kích thích ra rễ là 60 phút
25
sau đó cắm vào giá thể theo các ô thí nghiệm. Các thí nghiệm sau khi được bố trí xong thì được làm vòm che phủ nilon, hàng ngày tưới phun 2 lần vào sáng sớm và chiều mát để giữ ẩm và được làm cỏ thường xuyên, 1 tháng phun thuốc trừ nấm 1 lần bằng thuốc Daconil 75WP.
3.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Số liệu được tổng hợp trên phần mềm Excel 2010 và xử lí bằng phần mềm thống kê sas 9.1
Bước 1. Nhập số liệu vào máy vi tính
Bước 2. Phân tính và xử lý số liệu:
Các chỉ tiêu theo dõi: Tiến hành theo dõi trực tiếp tại khu giâm hom theo các chỉ tiêu đã định.
+ Tỉ lệ hom sống = (∑ số hom sống/∑ số hom thí nghiệm)×100 . Định kỳ 30 ngày thu thập số liệu một lần.
+ Tỉ lệ hom nảy mầm = (∑ số hom nảy mầm/ ∑ số hom thí nghiệm)×100. Theo dõi sau cắm 30 ngày.
+ Chiều dài mầm= ∑ chiều dài mầm/ ∑ số mầm trên hom + Số mầm=(∑ số mầm/ ∑ số hom ra mầm)
+ Chỉ số nảy mầm=(số mầm /hom×chiều dài mầm)
+ Tỉ lệ hom ra rễ = (∑ số hom ra rễ/ ∑ số hom thí nghiệm)×100. Thu thập số liệu sau cắm hom 90 ngày.
+ Chiều dài rễ = ∑ chiều dài rễ/ ∑ số rễ trên hom + Số rễ = (∑ số rễ /∑ số hom ra rễ)
+ Chỉ số ra rễ = (số rễ/hom×chiều dài rễ)
+ Thời gian bắt đầu nảy mầm: Thời gian cắm hom từ 19/07/2019 xuất hiện hom nảy mầm đầu tiên.
+ Thời gian kết thúc nảy mầm: Thời gian cắm hom từ 19/07/2019 kết thúc hom nảy mầm cuối cùng.
26
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Ảnh hưởng của nồng độ thuốc N3M đến tỷ lệ sống của hom cây Trà Hoa Vàng Hoa Vàng
Sau khi hom ra rễ và nảy mầm tỷ lệ sống của cây phụ thuộc vào cả điều kiện bên trong lẫn bên ngoài, nếu mọi điều kiện đều thuận lợi thì tỷ lệ sống sẽ cao và ngược lại.
Theo dõi về tỷ lệ sống của các công thức thí nghiệm tôi có được kết quả thể hiện qua bảng 4.1 và hình 4.1.
Bảng 4.1: Tỷ lệ sống của hom cây Trà Hoa Vàng của các công thức thí nghiệm sau giâm
Công thức thí nghiệm
Số hom thí nghiệm
Thời gian theo dõi (ngày)
30 60 90 Số hom sống Tỷ lệ (%) Số hom sống Tỷ lệ (%) Số hom sống Tỷ lệ (%) CT 1: (Đối chứng) 90 66 73,33 b 60 66,67c 51 56,67b CT 2: 60PPM 90 70 77,78b 68 75,56b 65 72,22a CT 3: 80PPM 90 77 85,56a 72 80,00a 69 76,67a CT 4: 100PPM 90 80 88,89a 75 83,33a 71 78,89a p <0,05 <0,05 <0,05 LSD0,05 5,98 4,29 8,11 CV% 3,67 2,82 6,06
27
Hình 4.1: Thể hiện tỷ lệ sống của hom cây Trà Hoa Vàng ở các mốc
theo dõi
Tỷ lệ hom sống định kỳ 30 ngày sau giâm hom, tỷ lệ hom sống ở công thức đối chứng giảm nhiều nhất còn 73,33%, công thức 4 (100ppm) giảm ít nhất còn 88.89%. Tỷ lệ sống ở các công thức dùng thuốc ở các nồng độ khác gần tương đương nhau cũng giảm, từ khoảng 77,78%-85,56%.
Tỷ lệ hom sống sau định kỳ 60 ngày theo dõi sau giâm hom, tỷ lệ hom sống ở các công thức dùng thuốc (60-100ppm) và công thức đối chứng đều giảm, tuy nhiên giảm ít hơn ở định kỳ 30 ngày theo dõi. Tỷ lệ hom sống thấp nhất vẫn là công thức đối chứng (66,67%), công thức 4 (100ppm) là công thức có tỷ lệ hom sống cao nhất (83,33%).
Tỷ lệ hom sống sau định kỳ 90 ngày theo dõi sau giâm hom, ở giai đoạn này, tỷ lệ hom sống ở các công thức dùng thuốc (60-100ppm), và công thức đối chứng giảm tương đối thấp. Tỷ lệ hom sống của công thức đối chứng còn 56,67%, giảm 16,6% so với ở định kỳ 30 ngày. Cao nhất vẫn là công thức 4
28
(100ppm) còn 78,89%, giảm 10% so với ở định kỳ 30 ngày. Tỷ lệ hom sống của các công thức còn lại còn khoảng 70%.
Từ kết quả trên, ta thấy được rằng các công thức dùng chất kích thích ra rễ N3M có tỷ lệ hom sống cao hơn so với công thức không sử dụng thuốc. Ở các công thức dùng thuốc với nồng độ khác nhau cũng cho những kết quả khác nhau. Dựa vào bảng 4.1 và hình 4.1 có thể thấy rõ ràng, công thức 4 (100ppm) cho tỷ lệ sống cao nhất, và công thức 3(80ppm) cho tỷ lệ sống cao thứ hai, tiếp đến là công thức 2 (60ppm) cho tỷ lệ hom sống bằng nhau và thấp hơn công thức 4.
Từ số liệu ở Bảng 4.1 cho thấy: Tỷ lệ sống của cây giống ở các công thức thí nghiệm hầu hết đều đã giảm dần khi thời gian theo dõi tăng.Trong đó công thức 4 (xử lý ở nồng độ 100ppm) cho kết quả tỷ lệ sống cao nhất đạt 78,89%, sau đó công thức 2 và công thức 3 tỷ lệ sống đạt 70%,trong khi công thức (đối chứng) tỷ lệ sống chỉ đạt 56,67%.
Kết quả xử lý thông kê cho thấy sự sai khác trên là chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.
4.2. Ảnh hưởng của nồng độ N3M đến khả năng nảy mầm của hom cây Trà Hoa Vàng
Sau khi giâm hom được 45 ngày thì đã bắt đầu xuất hiện mầm. Các hom ra mầm rải rác ở tất cả các công thức. Ở đợt cuối thí nghiệm có một số hom ra rễ nhưng chưa ra mầm (mới chỉ nhú mầm) và cũng có một số hom có mầm nhưng lại không ra rễ.
Ta có thể thấy được là tỷ lệ nảy mầm ở hom giâm Trà Hoa Vàng ở đợt cuối thí nghiệm thấp hơn so với tỷ lệ ra rễ.
Theo dõi khả năng nảy mầm của các công thức thí nghiệm tôi có bảng 4.2 và hình 4.2 và bảng 4.3, và hình 4.3.
29
Bảng 4.2: Thời gian nảy mầm sau giâm của các công thức thí nghiệm
Công thức thí nghiệm Thời gian (ngày) từ cắm hom đến kết thúc Bắt đầu nảy mầm Kết thúc nảy mầm
CT1(không thuốc) 60 80
CT2 (60ppm) 53 65
CT3 (80ppm) 50 60
CT4 (100ppm) 45 60
Hình 4.2: Thời gian nảy mầm sau giâm của các công thức thí nghiệm
Công thức đối chứng cho thời gian nảy mầm sau khi giâm là 60 ngày, còn các công thức được xử lý bằng thuốc kích thích N3M cho thời gian nảy mầm sau khi giâm từ 53 ngày đến 45 ngày.
Công thức đối chứng lâu nảy mầm hơn , thời gian từ khi nảy mầm đến khi kết thúc nảy mầm rải rác kéo dài trong vòng 20 ngày, còn các công thức được xử lý nảy mầm tập trung hơn. Thời gian từ khi nảy mầm đến khi kết thúc nảy mầm chỉ dao động từ 10 ngày đến 12 ngày.
30
Bảng 4.3:Ảnh hưởng của nồng độ thuốc N3M đến sức nảy mầm của hom cây Trà Hoa Vàng sau 90 ngày cắm hom
Công thức thí nghiệm Số hom thí nghiệm Số hom nảymầm Tỷ lệ homnảymầm (%) Số mầm/ hom (cái) Chiều dài mầm (cm) Chỉ sốnảymầm CT1 (không thuốc) 90 30 33,33 b 1,37 2,34d 3,20d CT2 (60ppm) 90 47 52,22a 1,45 3,75c 5,43c CT3 (80ppm) 90 53 58,89a 1,51 5,14b 7,75b CT4 (100ppm) 90 55 61,11 a 1,60 8,16a 13,05a P <0,05 >0,05 <0,05 <0,05 LSD0,05 17,6 0,32 1,09 2,01 CV% 17,2 10,53 11,27 13,62
Hình 4.3: Tỷ lệ nảy mầm của hom cây Trà Hoa Vàng ở các công thức thí nghiệm sau 90 ngày cắm hom
31
Nhìn vào bảng 4.3 ta có thể thấy tỷ lệ nảy mầm của cây Trà Hoa Vàng ở các công thức thí nghiệm là khác nhau.
Với chỉ tiêu số hom nảy mầm của các công thức thí nghiệm dao động từ 30 hom đến 55 hom, tương ứng với tỷ lệ hom nảy mầm là 33,33 % đến 61,11%. Trong đó,các công thức được xử lý chất kích thích ra rễ cao hơn hẳn công thức không được xử lý. Kết quả xử lý thống kê cho thấy giữa các công thức thí nghiệm có sự sai khác chắc chắn ở mức độ tin cậy 95% .
Số mầm/hom của công thức thí nghiệm dao động từ 1,37 cái đến 1,60 cái, trong đó cao nhất vẫn là công thức 4 (1,60 cái) và thấp nhất là công thức 1đối chứng (1,37 cái). Kết quả xử lý thống kê cho thấy giữa các công thức thí nghiệm không có ý nghĩa.
Chiều dài mầm giữa các công thức thí nghiệm dao động từ 2,34 cm đến 8,16 cm. Trong đó dài nhất là công thức 4 (8,16 cm), tiếp đến là công thức 3 (5,14cm) và công thức 2 (3,75cm), như vậy các công thức được xử lý bằng thuốc kích thích N3M đều cho kết quả chiều dài mầm cao hơn công thức đối chứng không xử lý. Kết quả xử lý thống kê cho thấy giữa các công thức thí nghiệm có sự sai khác chắn chắn ở mức độ tin cậy 95%.
Chỉ số nảy mầm giữa các công thức thí nghiệm dao động từ 3,20 mầm đến 13,05 mầm. Kết quả xử lý thống kê trên cho thấy giữa các công thức thí nghiệm có sự sai khác ở mức độ tin cậy 95%.
32
4.3.Ảnh hưởng của nồng độ thuốc N3M đến khả năng ra rễ của hom cây Trà Hoa Vàng
Khi nghiên cứu tìm hiểu kỹ thuật nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom thì sự hình thành rễ và tỷ lệ ra rễ là yếu tố đóng vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của việc nghiên cứu.
Như chúng ta đã biết,khả năng ra rễ của các loại hom giâm nói chung,của hom Trà Hoa Vàng nói riêng,phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh như: Ẩm độ,nhiệt độ,ánh sáng, nước,...
Nếu các yếu tố trên thích hợp thì khả năng ra rễ sẽ cao có nghĩa là (số hom ra rễ,số rễ/hom,chiều dài rễ,chỉ số ra rễ) sẽ đạt được những chỉ số cao nhất và cây giâm sẽ sinh trưởng khỏe. Ngược lại nếu các yếu tố trên không thích hợp thì khả năng rễ sẽ kém.