Tình hình di chứng và tàn tật do đột quỵ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc phục hồi chức năng vận động tư thế sớm cho người bệnh đột quỵ tại bệnh viện gang thép thái nguyên năm 2018 (Trang 25 - 26)

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2.2. Tình hình di chứng và tàn tật do đột quỵ

2.2.2.1. Thế giới

Theo WHO có từ 1/3 đến 2/3 người bệnh sống sót sau đột quỵ trở thành tàn tật vĩnh viễn. Còn Hakett cho biết 61% người bệnh sống sót sau TBMNN để lại di chứng, 50% phải phụ thuộc người khác trong sinh hoạt hàng ngày. Tại Pháp, có 50% tàn phế do đột quỵ [14].

Theo David [18] các di chứng thường gặp trong bộ máy vận động bao gồm:

 Đau khớp vai bên liệt do không cử động được hết tầm chiếm 45% người bệnh liệt nửa người.

 Gập khớp khuỷu do cơ gập khuỷu ngắn lại chiếm 73%

 Gập khớp cổ tay ở phía lòng bàn tay do mất chức năng gập phía lưng bàn tay và duỗi các ngón tay chiếm 92%.

 Quay sấp cổ tay bên liệt chiếm 75%.

2.2.2.2. Tại Việt Nam

Hiện Việt Nam có khoảng 486.000 người còn sống sau đột quỵ; tuy nhiên, chỉ có khoảng 25-30% tự đi lại phục vụ bản thân được, 20-25% đi lại khó khăn, cần sự hỗ trợ của người khác trong sinh hoạt, 15-25% phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự phục vụ của người khác [6].

Ngoài ra, theo các thống kê khác, mặc dù tỷ lệ tử vong do đột quỵ tại Việt Nam kể từ năm 2013 đến nay có giảm (khoảng 17%) so với trước kia nhưng số lượng người bệnh bị tàn tật do đột quỵ lại có xu hướng tăng mạnh (chiếm 90%) với nhiều di chứng nặng nề như: liệt chi, liệt nửa người, viêm phổi, co cứng gân cơ, suy giảm trí nhớ, rối loạn tâm thần dạng trầm cảm, loét vùng xương cùng - cụt và một số vị trí bị tỳ đè do nằm lâu…[6].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc phục hồi chức năng vận động tư thế sớm cho người bệnh đột quỵ tại bệnh viện gang thép thái nguyên năm 2018 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)