3. THỰC TRẠNG CHĂM SÓC PHCN VẬN ĐỘNG TƯ THẾ SỚM CHO
3.1. Thực trạng chăm sóc PHCN vận động sớm cho người bệnh đột quỵ
Bệnh viện Gang Thép là Bệnh viện đa khoa hạng II có quy mô 450 giường bệnh. Tổng số cán bộ, y, bác sỹ và nhân viên là 377 người; trong đó, 151 người có trình độ đại học, 82 bác sĩ (số bác sỹ có trình độ sau đại học là: BS.CKII 13, Thạc sỹ: 13, BS.CKI: 21). Hàng năm, Ban Giám đốc Bệnh viện đều cử các bác sỹ, điều dưỡng viên đi học Chuyên khoa II, Thạc sĩ, Chuyên khoa I và Chuyên khoa định hướng tại các trung tâm đào tạo và các bệnh viện đầu ngành ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Nam Định. Cùng với việc nâng cao chất lượng chuyên môn. Bệnh viện không ngừng nêu cao tinh thần, thái độ phục vụ, giảm phiền hà cho người bệnh. Bệnh viện đã tăng cường thêm 13 bàn khám tại Khoa khám bệnh. Năm 2015, bệnh viện đã thành lập tổ “Chăm sóc khách hàng” để đón tiếp và hướng dẫn các thủ tục cho người bệnh và người nhà người bệnh nhờ đó làm tăng sự hài lòng của người bệnh. Số lượt người bệnh đến khám và điều trị ngày càng tăng, trung bình mỗi năm bệnh viện có khoảng 88.000 lượt người đến khám bệnh. Bệnh viện đã tiến hành cải tạo cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị y tế hiện đại để phục vụ công tác khám, chữa bệnh.
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, bệnh viện còn quan tâm đến nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh. Trong vài năm gần đây bệnh viện đã cử cán bộ đi học đại học điều dưỡng và điều dưỡng chuyên khoa 1 tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
Khoa nội tim mạch bệnh viện Gang Thép có 23 cán bộ 7 bác sỹ và 15 điều dưỡng 1 hộ lý. Cán bộ y tế trong khám đảm nhiệm việc khám điều trị và chăm sóc cho người bệnh THA, bệnh lý tim mạch, bệnh đột quỵ…
Thực hiện theo quyết định số 86/QĐ-KCB ngày 15 tháng 7 năm 2014 của Cục trưởng cục quản lý, khám chữa bệnh, Bộ y tế về tiêu chuẩn chất lượng và xử trí đột quỵ não áp dụng thí điểm trong bệnh viện ở Việt Nam. Thực hiện tiếp nhận khám bệnh cho đối tượng người bệnh vào viện, khám và điều trị cho người bệnh trong khoa theo quy định của bệnh viện, nhằm phát hiện và kịp thời đưa ra phác đồ điều trị. Phối hợp cùng với bác sỹ, điều dưỡng là người trực tiếp chăm sóc và thực hiện thuốc cho người bệnh. Mỗi người bệnh có một bệnh án, mỗi diễn biến trong đợt bệnh đều được ghi chép đầy đủ.
Ngày nay, với xu hướng tăng nhanh các bệnh tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp; đặc biệt, là bệnh đột quỵ khiến nhiều người bệnh phải nhập viện đồng thời để lại nhiều biến chứng. Vận động sớm cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe và đề phòng các biến chứng có thể xảy ra cho người bệnh. Tuy nhiên tùy theo giai đoạn của bệnh mà việc tập luyện được áp dụng và thực hiện ở các mức độ khác nhau. Trong trường hợp người bệnh chưa tự vận động được, không nên để người bệnh nằm nguyên một tư thế, mà người nhà cần giúp họ thay đổi tư thế 3 giờ một lần để tránh loét da do tỳ đè. Mỗi lần lật người, cần xoa bóp vào lưng, mông và các vị trí bị tì đè khác để tăng cường lưu thông máu đến các vị trí đó
Đối với trường hợp nhẹ hơn, tùy mức độ liệt mà đề ra một kế hoạch cụ thể cho người bệnh luyện tập hàng ngày. Ban đầu chỉ nên vận động ở mức độ rất nhẹ, sau đó tăng dần dần để người bệnh có thể thích nghi. Khi tập luyện cho người bệnh điều quan trọng là nên để người bệnh cố gắng tự thực hiện đến mức tối đa có thể, điều dưỡng và người nhà chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi người bệnh không thể tự làm được.Vì vậy, PHCN tập vận động tư thế sớm cho người bệnh đột quỵ thật sự cần thiết. Tại khoa PHCN tập vận động sớm cho
người bệnh đột quỵ được thực hiện lồng ghép trong lúc đi buồng khám bệnh hoặc trong khi thực hiện thuốc điều trị như giúp người bệnh nằm đúng tư thế. Ở tư thế nằm ngửa, vai và hông bên liệt được kê gối mềm, khớp gối gập nhẹ; cổ chân được kê vuông góc với cẳng chân để tránh biến dạng gập bàn chân về phía lòng bàn chân. Ở tư thế nằm nghiêng sang bên liệt, vai bên liệt gập, cánh tay duỗi vuông góc với thân, thân mình nửa ngửa, chân liệt duỗi. Tay lành để trên thân hoặc gối đỡ phía lưng. Chân lành gập ở háng và gối.Ở tư nằm nghiêng sang bên lành, vai và cánh tay bên lành để tự do. Chân lành để duỗi, thân mình vuông góc với mặt giường. Tay liệt có gối đỡ để vuông góc với thân. Chân liệt có gối đỡ ở tư thế gập háng và gối. Qua quan sát trong thời gian 4 tuần trên 15 Điều dưỡng. Tỷ lệ Điều dưỡng thực hiện chỉ có 26,7% tập trung ở những Điều dưỡng có kinh nghiệm, còn lại 73,3% Điều dưỡng hướng dẫn người nhà thực hiện vận động tư thế nằm đúng cho người bệnh. Lăn sang bên liệt, nâng tay và chân lành lên. Đưa chân và tay lành về phía bên liệt. Xoay thân mình sang bên liệt. Lăn sang bên lành, cài tay lành vào tay liệt. Giúp người bệnh, gập gối và háng bên liệt. Dùng tay lành kéo tay liệt sang phía tay lành. Đẩy hông người bệnh xoay sang bên lành. Thực hiện phối hợp với sự giúp đỡ của người nhà, tỷ lệ điều dưỡng thực hiện chiếm 33,3%, còn lại 66,7% hướng dẫn người nhà giúp người bệnh lăn chuyển sang bên lành hay bên liệt. Giúp người bệnh ngồi dậy chủ yếu là nhờ vào người thân bằng việc hướng dẫn người nhà ngồi bên cạnh người bệnh. Người bệnh bám hai tay vào cánh tay của người thân. Một tay người nhà quàng và đỡ vai người bệnh. Đỡ người bệnh ngồi dậy từ từ, chỉ có một Điều dưỡng thực hiện chiếm 6,7%. Thực hiện di chuyển sang xe lăn chủ yếu khi người bệnh đi làm xét nghiệm, chụp X quang và 93,3% điều dưỡng hướng dẫn người nhà tự làm.
Thực hiện PHCN vận động sớm tư thế cho người bệnh đột quỵ phụ thuộc vào người nhà có sự hướng dẫn của điều dưỡng. Điều dưỡng thường xuyên nhắc nhở trong suốt quá trình người bệnh nằm viện và được lồng ghép
trong quá trình đi buồng khám bệnh cùng bác sỹ và thực hiện thuốc của điều dưỡng. Tuy nhiên, việc giám sát quá trình thực hiện tập trung ở điều dưỡng trình độ đại học và Điều dưỡng có kinh nghiệm chiếm 40%.
Kết hợp chăm sóc toàn diện PHCN vận động sớm cho người bệnh rất quan trọng, mang lại hiệu quả cao trong điều trị người bệnh đột quỵ. Tuy nhiên, trong khoa điều dưỡng chủ yếu thực hiện nhiêm vụ chăm sóc, PHCN vận động tư thế sớm cho người bệnh phụ thuộc vào kỹ thuật viên bên khoa PHCN; vì thế, phần nào ảnh hưởng tới kết quả điều trị.
3.2. Ưu điểm và tồn tại:
3.2.1. Ưu điểm:
- Khoa nội tim mạch bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên gồm 7 bác sỹ 15 điều dưỡng, 1 hộ lý. Hàng ngày người bệnh được bác sỹ và điều dưỡng đi buồng thăm khám.
- Mỗi người bệnh có một bộ hồ sơ bệnh án được theo dõi lâu dài, mỗi lần khám đều được bác sỹ ghi đầy đủ nhận xét vào bệnh án.
- Người bệnh đến khám lần đầu đều đươc thăm khám và làm xét nghiệm đầy đủ.
- Bệnh viện đã có trang thiết bị phục vụ cho công tác thăm khám và chẩn đoán bệnh.
- Điều dưỡng được bệnh viện liên tục cử đi học, tập huấn để nâng cao trình độ và nâng cao hiệu quả chăm sóc.
3.2.2. Tồn tại:
Mặc dù số lượng người bệnh tử vong do đột quỵ đã giảm xong biến chứng để lại sau đột quỵ vẫn còn nhiều. Nhiều người bệnh điều trị ngoại trú Công tác quản lý, tư vấn và theo dõi người bệnh gặp nhiều bất cập:
- Còn thiếu về đội ngũ cán bộ y tế, kiêm nhiệm nhiều việc (bác sỹ vừa khám bệnh, điều trị người bệnh nội trú và ngoại trú. Điều dưỡng vừa tiếp đón,
thực hiện y lệnh chăm sóc đồng thời hướng dẫn tập luyện, tư vấn chế độ dinh dưỡng và tư vấn giáo dục sức khỏe).
- Tỷ lệ điều dưỡng thực hiện PHCN vận động tư thế sớm cho người bệnh dưới 50%.
- Điều dưỡng chưa có kỹ thuật PHCN vận động tư thế sớm cho người bệnh.
- Người bệnh sợ đau, ngại vận động