2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.2.3. Thực trạng chăm sóc phục hồi chức năng vận động tư thế sớm cho
người bệnh đột quỵ
2.2.3.1. Thế giới
Khi nghiên cứu theo dõi những người sống sót sau đột quỵ lần đầu tiên, Motegi A và cộng sự cho biết hai năm sau đột quỵ có 62% các trường hợp độc lập hoàn toàn trong sinh hoạt hàng ngày khi người chăm sóc chính của họ có kiến thức đạt về phục hồi chức năng sau đột quỵ [13].
Nakayama H và cộng sự khi truyền thông chương trình phục hồi chức năng tại cộng đồng trong 3 tháng cho 220 người chăm sóc chính của người bệnh đột quỵ, kết quả sau can thiệp cho thấy có 68% người chăm sóc biết
cách lăn trở người bệnh sang bên lành, bên liệt. 70% trong số đó biết cách tập cho người bệnh ngồi dậy, đứng lên [16].
Chopra J.S và cộng sự khi tiến hành chương trình truyền thông về phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ với thời gian trung bình là 37 ngày. Sau khi kết thúc chương trình, có 72% người chăm sóc người bệnh biết được việc tiến hành phục hồi chức năng sớm rất quan trọng, ảnh hưởng đến mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh sau này. 63% người chăm sóc thường xuyên quan sát sắc mặt của người bệnh khi tiến hành tập phục hồi chức năng [17].
2.2.3.2. Tại Việt Nam
Theo tác giả Nguyễn Văn Lệ nghiên cứu tại Hà Đông năm 2015 kiến thức của người chăm sóc chính còn hạn chế trong một số nội dung khác như kiến thức về xoay trở người cho người bệnh chỉ chiếm 37,5%. Thêm vào đó, trong nội dung về chăm sóc tư thế đúng cho người bệnh thì kiến thức của người thân về việc người bệnh cần có tư thế nằm đúng trên giường tương đối thấp [8].
Trong nghiên cứu của tác giả Hoàng Ngọc Thắm cho thấy, có 10% người bệnh được đáp ứng nhu cầu được chỉ dẫn vị thế nằm đúng trên giường. Tỷ lệ người thân có kiến thức về việc cần cho người bệnh có tư thế nằm đúng chỉ đạt 18,2% [11].
Trong kết quả nghiên cứu kiến thức của điều dưỡng viên về chăm sóc cho người bệnh đột quỵ giai đoạn cấp của tác giả Hoàng Ngọc Thắm cho thấy: 73,1% có kiến thức đạt và 26,9% có kiến thức không đạt. Đặc biệt, chỉ có 67,2% có kiến thức đạt về tổn thương thứ cấp, là những biến chứng mà người bệnh đột quỵ thường gặp phải nếu không được chăm sóc sớm và đúng [11].
Theo nghiên cứu của Mai Thọ Truyền và cộng sự năm 2010 về Đánh giá thực trạng điều trị và chăm sóc tại nhà của người bệnh đột quỵ sau ra viện ở
quận Ô Môn thành phố Cần Thơ thì mức độ phục hồi của người bệnh sau đột quỵ gấp 6,56 lần khi người bệnh được sự chăm sóc của người thân [?]. Theo Nguyễn Xuân Nghiên và cộng sự với chương trình PHCN dựa vào cộng đồng có 43,5% người tàn tật hội nhập xã hội [1]. Còn khi tìm hiểu nhận thức nhu cầu và nguyện vọng của người tàn tật qua chương trình PHCN dựa vào cộng đồng tại 3 tỉnh: Thái Bình, Nam Hà, Hoà Bình thấy rằng sự tiến bộ về mặt tinh thần, xã hội và thể chất là đáng ghi nhận tỷ lệ sức khoẻ của người tàn tật được cải thiện là 75,5%, người tàn tật có thể chăm sóc bản thân nhiều hơn là 54,4% từ khi tham gia vào chương trình PHCN dựa vào cộng đồng [1]. Cao Minh Châu và cộng sự qua nghiên cứu tổng kết 83 trường hợp liệt nửa người tại các huyện triển khai chương trình PHCN dựa vào cộng đồng có sử dụng dụng cụ PHCN thấy rằng chức năng của người tàn tật được cải thiện, để phòng được các di chứng nặng nề, các biến dạng ở cổ tay, cổ chân so với nơi không có chương trình PHCN dựa vào cộng đồng và 81,4% người bệnh liệt nửa người có sử dụng dụng cụ PHCN thì tình trạng tàn tật được cải thiện rõ rệt [1].