Bộ công cụ và tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức và thực hành của điều dưỡng về phòng ngừa té ngã cho người bệnh tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2020 (Trang 32 - 34)

B công c gm 3 phn (Ph lc 2):

Phần A: các thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (tuổi, giới, trình độ, thâm niên công tác);

Phần B: kiến thức về té ngã (Yếu tố nguy cơ té ngã, đánh giá nguy cơ té ngã, dự phòng té ngã và quản lý té ngã ).

Bộ công cụđánh giá kiến thức về dự phòng té ngã gồm 24 câu hỏi với các đáp án đúng và sai. Bộ công cụ này được xây dựng dựa trên công cụ “Fall prevention knowledge tests” của tác giả Patricia C. Dykes và các cộng sự công bố năm 2019 [27]. Đây là bộ công cụ được xây dựng dựa trên việc tổng quan các nghiên cứu trước đây về vấn đề này. Các tác giảđã tìm kiếm được 402 bài báo có liên quan, tuy nhiên qua các vòng kiểm duyệt đã có nhiều bài báo bị loại bởi các lý do như: không mô tả cụ thể các công cụ đánh giá kiến thức về té ngã, kiểm tra năng lực của điều dưỡng hơn là kiến thức của họ về té ngã. Cuối cùng chỉ còn 8 nghiên cứu được giữ

lại. Từ 8 nghiên cứu này các tác giả đã phân tích các điểm mạnh, điểm yếu và đề

xuất một bộ công cụ mới. Công cụ này được kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số

tetrachoric là 0,73 và kiểm tra tính giá trị bằng test CVI. Các kết quả kiểm định cho thấy đây là một thang đo khá tốt để đánh giá kiến thức về té ngã của điều dưỡng [27]. Bộ công cụ sau khi chuyển ngữ tiếp tục được kiểm tra độ tin cậy bằng phương pháp test và retest. Phỏng vấn trực tiếp 30 điều dưỡng bằng bộ công cụ 2 lần, mỗi lần cách nhau một tuần. Kết quả phân tích tương quan cho thấy hệ số tương quan giữa hai lần phỏng vấn > 0.7 (đủđiều kiện sử dụng).

Bộ công cụ để đánh giá kiến thức gồm 4 phần: Yếu tố nguy cơ té ngã (gồm câu B1, B4, B13, B14, B19, B21; Đánh giá nguy cơ té ngã (Gồm những câu B3, B5, B8, B11, B16, B18); Dự phòng té ngã: (Gồm những câu: B6, B9, B10, B15, B17, B23); Quản lý té ngã: (Gồm những câu: B2, B7, B12, B20, B22, B24).

Phần C: Thực hành phòng ngừa té ngã (Các hoạt động đánh giá nguy cơ té ngã, hoạt động dự phòng té ngã , hoạt động quản lý té ngã cho người bệnh).

Bộ công cụ đánh giá thực hành của điều dưỡng về phòng ngừa té ngã trong bệnh viện được xây dựng dựa trên tài liệu “Nursing Standard of Practice Protocol: Fall Prevention” của Deanna, Gray-Micelli [26] và Quy trình phòng ngừa và xử trí té ngã đối với người bệnh nội trú của Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh [2]. Bộ công cụ gồm 20 câu hỏi chia thành 5 mức độ

theo thang đo Likert 5 mức độ: Mức 1: không làm, không có bằng chứng thực hiện (never); Mức 2: có làm một phần, chỉ làm cho xong việc (rarely); Mức 3: có làm đạt trung bình, thực hiện chưa đầy đủ (occasionally); Mức 4: có làm đạt tốt, thực hiện đầy đủ (frequently); Mức 5: có làm rất tốt, thực hiện đầy đủ và thường xuyên (very frequently) [0]. Bộ công cụ sau khi chuyển ngữ được đánh giá độ tin cậy bằng kiểm định Cronbach Alpha. Phỏng vấn 30 điều dưỡng bằng bộ câu hỏi, sau đó tiến hành phân tích. Kết quả cho thấy hệ số Cronbach Alpha > 0.8 (mức khá tốt).

Bộ công cụ đểđánh giá thực hành gồm 3 phần: Các hoạt động đánh giá nguy cơ té ngã: (Gồm những câu: C1, C2, C13, C18); Các hoạt động dự phòng té ngã: (Gồm những câu: C3, C4, C5, C6, C7, C8, C9, C10, C11, C12; Các hoạt động quản lý té ngã: (Gồm những câu: C14, C15, C16, C17, C19, C20).

Các tiêu chun và tiêu chí đánh giá

Kiến thức: Sử dụng phương pháp gán điểm để đánh giá kiến thức của đối tượng, trả lời mỗi ý đúng là 1 điểm, sai 0 điểm. Tổng số ý trả lời đúng (answer keys) là 24 tương ứng với tổng số điểm là 24. Sau đó, tính tổng điểm và phân mức

nguy cơ, kiến thức đánh giá nguy cơ té ngã, kiến thức quản lý té ngã, kiến thức chung dự phòng té ngã của điều dưỡng được phân thành các nhóm như sau [11], [30], [39]:

Bng 2.1. Tiêu chí phân loi kiến thc đối tượng nghiên cu (áp dng cho kiến

thc chung và kiến thc tng nhóm thành phn)

Khoảng điểm Mức độ Phân loại

< 30% tổng sốđiểm Chưa có kiến thức Chưa đạt 30% - < 55% tổng sốđiểm Kiến thức kém 55% - <80% tổng sốđiểm Kiến thức trung bình Đạt 80%-100% tổng sốđiểm Kiến thức tốt

Thực hành: Bộ công cụ sử dụng thang điểm Likert 5 mức độđểđánh giá hoạt

động thực hành về phòng ngừa té ngã cho người bệnh của đối tượng nghiên cứu theo các mức độ 1 = Không bao giờ thực hiện; 2= Hiếm khi thực hiện; 3 = Thỉnh thoảng thực hiện; 4 = Thường xuyên thực hiện; 5 = Luôn luôn thực hiện. Sau đó tính tổng điểm, tổng điểm càng cao thực hành đối tượng nghiên cứu càng cao rồi phân thành các mức độ: Đạt: ≥ 4 điểm; không đạt: ≤ 3 điểm. Sau đó, tính tổng điểm và phân loại thực hành thành chưa đạt và đạt. Thực hành đánh giá nguy cơ té ngã, thực hành quản lý té ngã, thực hành dự phòng té ngã, thực hành chung về phòng ngừa té ngã của điều dưỡng được phân thành các nhóm như sau [11], [30], [39]:

Bng 2.2. Tiêu chí phân loi thc hành đối tượng nghiên cu (áp dng cho thc

hành chung và thc hành tng nhóm thành phn)

Khoảng điểm Phân loại

≤ 60% tổng sốđiểm Chưa đạt > 60% tổng sốđiểm Đạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức và thực hành của điều dưỡng về phòng ngừa té ngã cho người bệnh tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2020 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)