Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành dự phòng té ngã cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức và thực hành của điều dưỡng về phòng ngừa té ngã cho người bệnh tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2020 (Trang 59 - 87)

người bệnh của điều dưỡng

4.2.1. Mt s yếu t liên quan đến kiến thc

Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng tuổi đời là một trong những yếu tố

có liên quan đến kiến thức của con người. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng không phải là ngoại lệ. Theo đó kiến thức về phòng ngừa té ngã có xu hướng gia tăng theo tuổi dời. Cụ thểở nhóm tuổi ≤ 30 tỷ lệ kiến thức đạt chỉ chiếm 39,2%, tuy nhiên con số này đã tăng lên 62,9% ở nhóm 30-45 tuổi và cao nhất ở nhóm > 45 với tỷ lệđạt ngưỡng 71,4%. Mặc dù người ta thường cho rằng tích lũy kinh nghiệm theo

tuổi dẫn đến số lượng hoặc chất lượng kiến thức lớn hơn, bằng chứng thực nghiệm từ các nghiên cứu quy mô lớn với các mẫu đại diện của những người tham gia nghiên cứu cho thấy rằng dường như có sự gia tăng kiến thức từ 18 tuổi đến khoảng tuổi 40 hoặc 50, xu hướng chủ đạo trong những năm cuối của tuổi trưởng thành là một trong những sựổn định hoặc suy giảm. Trong số các giả thuyết được thảo luận

để giải thích cho việc thiếu sự tăng trưởng liên tục, đó là những hạn chế về thế hệ

trong giáo dục, tổn thất bù đắp cho lợi ích, một sự tiệm cận đối với việc tiếp xúc với thông tin mới và tăng chuyên môn hóa về kiến thức của một người. Mỗi giả thuyết có một sốđiều hợp lý, nhưng người ta kết luận rằng những lý do cho việc không tìm thấy sự gia tăng liên tục về kiến thức vẫn chưa được hiểu rõ. Một số mô hình khái niệm về vai trò của kiến thức về mối quan hệ giữa tuổi tác và nhận thức được thảo luận, bao gồm kiểm duyệt, hòa giải và di cư. Bởi vì sự tương tác giữa tuổi tác và kiến thức không nhất quán và bởi vì sự kiểm soát thống kê về kiến thức có xu hướng tăng lên thay vì làm giảm mối quan hệ tiêu cực giữa tuổi tác và các biện pháp thực hiện nhận thức, bằng chứng thực nghiệm có sẵn dường như ủng hộ việc giải thích di cư. Đó là, các tác động liên quan đến tuổi tác đối với nhận thức dường như

bị giảm đi ở những người có trình độ hiểu biết cao bởi vì mọi người có xu hướng di chuyển đến các nhóm kiến thức cao hơn với độ tuổi tăng dần [47].

Một yếu tố khác cũng có liên quan đến kiến thức của đối tượng nghiên cứu là thâm niên công tác. Tuy nhiên xu hướng gia tăng kiến thức theo thời gian làm việc không rõ ràng nhưở tuổi đời. Chúng tôi quan sát thấy kiến thức cao nhất ở nhóm có kinh nghiệm làm việc từ 10-20 năm. Đây không phải là một phát hiện mới của nghiên cứu này. Kết quả này cũng đã được tìm thấy trong nhiều nghiên cứu trước

đây ở các lĩnh vực khác nhau. Về lý thuyết khi thời gian công tác càng nhiều, cơ hội

được tham gia các chương trình đào tạo liên tục có liên quan đến chuyên môn công tác càng nhiều. Một lý do khác đó là lý thuyết “tự trưởng thành” khi con người đã có kiến thức nền tảng về một vấn đề nào đó thì kiến thức này có thểđược mở rộng thông qua quá trình làm việc [48]. Ngoài ra tuổi đời và tuổi nghề là hai biến số có mối quan hệ tuyến tính thuận chiều. Do vậy thâm niên công tác có liên quan kiến

thức chuyên môn là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên cũng như đã đề cập ở trên kiến thức của con người ở giai đoạn cuối của thời gian trưởng thành có xu hướng giảm, bên cạnh đó kiến thức còn phụ thuộc vào trình độ học vấn [32]. Điều này cho thấy những người có thâm niên công tác cao, tuổi cao và trình độ thấp khả năng kiến thức sẽ thấp hơn so với các nhóm khác.

Theo logic những người được tập huấn về phòng ngừa té ngã thông thường sẽ có kiến thức về vấn đề này tốt hơn những người không được tập huấn. Tuy nhiên phát hiện trong nghiên cứu của chúng tôi lại đi ngược lại với logic trên. Theo đó số

tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đạt ở nhóm được tập huấn lại thấp hơn so với nhóm không được tập huấn. Nghịch lý này có thể được giải thích bởi một số lý do sau: Thứ nhất khi phân tích bảng chéo mối liên quan giữa tuổi đời, tuổi nghề với tình trạng được tham gia các lớp tập huấn cho thấy những người lớn tuổi và có thâm niên công tác nhiều năm được tham gia các lớp tập huấn nhiều hơn, có ý nghĩa thống kê so với những người không được tập huấn. Mà kiến thức lại liên quan thuận chiều với tuổi đời và tuổi nghề. Do vậy mối liên quan giữa đã được tham gia tập huấn và kiến thức về phòng ngừa té ngã của điều dưỡng bị tác động bởi hai yếu tố là tuổi đời và tuổi nghề. Thứ hai có thể do thời gian tham gia lớp tập huấn đã cách thời gian hiện tại khá xa. Khả năng nhớ và lưu giữ kiến thức được chứng minh là giảm dần theo thời gian, thông thường người học nhớđược 75% những gì đã học vào lúc kết thúc việc học và lưu giữđược không quá 10% ở 30 ngày sau, nghĩa là hơn 90% những gì đã học sẽ bị quên đi sau 30 ngày. Mặt khác, khả năng lưu giữ kiến thức phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó phương pháp học có vai trò quan trọng, người học có thể nhớđược 75% kiến thức đã học nếu kiến thức được áp dụng vào thực hành và nhớđược 90% nếu kiến thức đó được dạy lại cho người khác [37]. Thứ ba có thể

là do nhu cầu công việc cần phải có kiến thức để thực hiện nhiệm vụ và hoặc người

điều dưỡng nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nên họ tự học, tự trang bị các kiến thức về té ngã qua các kênh khác nhau mà không cần phải tham gia các lớp tập huấn nào. Với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay thì việc tìm kiếm các tài liệu về phòng ngừa té ngã là không quá khó khăn. Một lý do cuối cùng có thểđề

cập ởđây là do cỡ mẫu trong nghiên cứu này là tương đối nhỏ (170 người) để có thể đảm bảo đầy đủ các giảđịnh của phân tích thống kê suy luận.

Trong nghiên cứu này, một mối liên quan khác thuộc đặc điểm chuyên môn của điều dưỡng cũng được tìm thấy có mối liên quan với kiến thức về phòng ngừa té ngã đó là nhu cầu tập huấn về nội dung này. Phát hiện này hoàn toàn phù hợp vì theo lý thuyết thông thường những ai thiếu thông tin thì sẽ có nhu cầu cần thông tin. Những người thiếu thông tin thông thường sẽ có kiến thức chưa tốt bằng những người

đã có nhiều thông tin. Khi phân tích sâu hơn về mối liên quan giữa các biến số cho thấy hầu hết những người có nhu cầu tập huấn đều là những người trẻ và có thâm niên công tác < 5 năm. Điều này một lần nữa khẳng định trong mối liên quan giữa kiến thức với các biến độc lập luôn có sự tương tác giữa các biến độc lập với nhau.

4.2.2. Mt s yếu t liên quan đến thc hành

Không chỉ là một yếu tố có liên quan đến kiến thức về phòng ngừa té ngã của

điều dưỡng, thâm niên công tác cũng là một yếu tố nhân khẩu học có liên quan đến thực hành phòng ngừa té ngã của điều dưỡng. Trong nghiên cứu này mặc dù không tìm thấy xu hướng rõ ràng về sự gia tăng kỹ năng theo thời gian làm việc. Tuy nhiên, nhìn chung nhóm người có thâm niên công tác > 20 năm có khả năng thực hành tốt hơn các nhóm còn lại. Xu hướng chưa rõ ràng này có thểđược giải thích là do cỡ mẫu trong nghiên cứu của chúng tôi chưa đủ lớn chỉ với 170 người. Nếu với cỡ mẫu lớn hơn (>500) có lẽ xu hướng sẽ rõ ràng hơn.

Động lực làm việc có thể được thay đổi đáng kể phụ thuộc vào việc đáp ứng nhu cầu của con người, tình huống cuộc sống, môi trường bên trong và bên ngoài, vv… Nó được gây ra bởi các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến động lực theo những cách khác nhau. Các yếu tố này không hoạt động riêng rẽ nhưng chúng là một phần của mạng lưới quan hệ cụ thểđược kết nối lẫn nhau. Trong một nghiên cứu gần đây cho thấy khả năng tác động của tuổi tác, giáo dục và thâm niên đến động lực của nhân viên. Mức độđộng lực của nhân viên và hiệu suất của nhân viên có thể bịảnh hưởng bởi kiến thức chi tiết của họ [29]. Điều này cũng rất phù hợp với kết quả

nghiệm làm việc của đối tượng.

Kiến thức và thực hành là hai yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau [25]. Theo lý thuyết về “Mô hình niềm tin sức khỏe” một cá nhân sẽ thực hiện và duy trì hành vi có lợi cho sức khỏe nếu họ “nhận thức” được: (1) nguy cơ của họ với một vấn đề sức khỏe cụ thể và sự trầm trọng của vấn đề, (2) sức khỏe của họ sẽ bị đe dọa bởi vấn đề mà do hành vi của họ gây ra, (3) họ sẽ thu được nhiều lợi ích hơn so với những trở ngại có thể gặp phải khi thực hiện hành vi phòng bệnh [46]. Điều này có nghĩa nếu một người có kiến thức, thái độ tích cực đối với một vấn đề sức khỏe cụ thể thì có thể dựđoán rằng họ sẽ thực hiện tốt các biện pháp dự phòng.

Kết quả nghiên cứu này cho thấy trong số những người có kiến thức đạt có tới 65,6% số người có thực hành dự phòng té ngã đạt. Trong khi đó ở nhóm người có kiến thức chưa đạt, tỷ lệ có thực hành đạt chỉ chiếm 32,4%. Tỷ số chênh OR = 3,97; với 95% CI: 2,1-7,6. Từ các kết quả trên cho thấy những phát hiện của nghiên cứu này một lần nữa khẳng định có một mối quan hệ tích cực đáng kể tồn tại giữa kiến thức về phòng ngừa té ngã và thực hành phòng ngừa té ngã cho người bệnh của điều dưỡng. Điều này có nghĩa là khi kiến thức của điều dưỡng tăng lên thì thực hành cũng có thể sẽ tăng lên.

4.4. Một số điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu

Đây là một nghiên cứu mới, đánh giá khá toàn diện kiến thức và thực hành của

điều dưỡng về dự phòng té ngã trên địa bàn tỉnh Nam Định. Các công cụ nghiên cứu đều là các công cụđã được nghiên cứu bởi các chuyên gia trong lĩnh vực này. Các công cụ trước khi sử dụng đều được kiểm định đểđảm bảo tính giá trị và độ tin cậy cao. Các nội dung nghiên cứu bao phủ cơ bản các yêu cầu về kiến thức và thực hành phòng ngừa té ngã trong bệnh viện. Kết quả của nghiên cứu đã cung cấp một bức tranh khá toàn diện về vấn đề này. Các số liệu này có thể được sử dụng để xây dựng các chương trình can thiệp trong tương lai.

Mặc dù vậy nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế nhất định. Trước tiên việc

đánh giá thực hành chỉ dừng lại ở việc phỏng vấn mà không tiến hành quan sát trực tiếp. Nghiên cứu chưa sử dụng phân tích mô hình hồi quy để kiểm soát các yếu tố

nhiễu và yếu tố tương tác có thể tác động đến kiến thức và thực hành của đối tượng. Ngoài ra nghiên cứu cũng chưa xác định được bản chất của các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành của điều dưỡng vì chỉ không thực hiện nghiên cứu định tính.

KẾT LUẬN

1. Thực trạng kiến thức và thực hành về phòng ngừa té ngã cho người bệnh của điều dưỡng

Kiến thức của điều dưỡng về phòng ngừa té ngã cho người bệnh ở mức độ trung bình. Tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đạt là 56,5%, trong đó lĩnh vực điều dưỡng có kiến thức tốt nhất là các yếu tố nguy cơ gây té ngã (55,3%), tiếp đến là dự phòng nguy cơ (54,1%). Lĩnh vực kiến thức điều dưỡng có nhiều thiết hụt nhất là quản lý té ngã (31,7%) và đánh giá nguy cơ (6,5%).

Thực hành của điều dưỡng về phòng ngừa té ngã cho người bệnh ở mức độ

trung bình. Tỷ lệđiều dưỡng đạt thực hành chung là 51,2%, trong đó thực hành đánh giá nguy cơ có tỷ lệ cao nhất với tỷ lệ đạt chiếm 58,2%, Quản lý té ngã đạt 51,2%; Lĩnh vực điều dưỡng thực hành dự phòng té ngã chỉđạt 39,4%.

2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về dự phòng té ngã

Hai yếu tố về đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng liên quan đến kiến thức là nhóm tuổi và thâm niên công tác. Tuổi càng cao kiến thức càng tốt và người có thâm niên từ 10-20 năm có kiến thức cao hơn so với các nhóm còn lại.

Hai yếu tố thuộc vềđặc điểm chuyên môn của điều dưỡng là cập nhật kiến thức và nhu cầu đào tạo có liên quan đến kiến thức. Những người có nhu cầu tập huấn có kiến thức thấp hơn những người không có nhu cầu; những người đã từng tham gia tập huấn có kiến thức thấp hơn người không tham gia.

Thâm niên công tác và nhu cầu tập huấn có mối liên quan đến thực hành phòng ngừa té ngã của điều dưỡng. Thâm niên công tác càng cao thực hành càng tốt và điều dưỡng có thực hành đạt có nhu cầu tập huấn cao hơn điều dưỡng thực hành không đạt

Có mối liên quan giữa kiến thức và thực hành phòng ngừa té ngã của điều dưỡng. Điều dưỡng có kiến thức đạt thì thực hành đạt cao hơn 3,97 lần so với điều dưỡng có kiến thức không đạt.

Có liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thâm niên công tác với thực hành phòng ngừa té ngã của điều dưỡng. Mặc dù không rõ ràng nhưng vẫn có thể quan sát thấy xu hướng gia tăng kỹ năng theo thời gian công tác. Tiền sử và nhu cầu tập huấn cũng có liên quan đến khả năng thực hành của điều dưỡng.

KHUYẾN NGHỊ

Từ những kết quả nghiên cứu về kiến thức và thực hành phòng ngừa té ngã cho người bệnh của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020, chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị sau:

1. Phòng Điều dưỡng kết hợp với Phòng Quản lý Chất lượng giám sát việc thực hiện phòng ngừa té ngã của điều dưỡng và nghiên cứu đánh giá về công tác phòng ngừa té ngã của bệnh viện sau khi tổ chức các lớp tập huấn.

2. Cần tiến hành những nghiên cứu định tính để mô tả rõ hơn bản chất của các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành của điều dưỡng. Nếu thực hiện các nghiên cứu định lượng thì cần xây dựng mô hình hồi quy để kiểm soát các yếu tố

nhiễu và yếu tố tương tác có thể tác động đến kiến thức và thực hành của đối tượng.

3. Nghiên cứu các hình thức quan sát phù hợp để có thể đánh giá chính xác khả năng thực hành của điều dưỡng trong phòng ngừa té ngã.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh (2017), An toàn người bệnh, Bản tin An toàn người bệnh, Thành Phố Hồ Chí Minh.

2. Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (2016). Quy trình phòng ngừa và xử trí té ngã đối với người bệnh nội trú, tr 8-9.

3. Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (2016). Té ngã trong bệnh viện: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp.

4. Bộ Y tế (2011), Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011 của Bộ Y tế về

Hướng dẫn công tác điều dưỡng chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.

5. Bộ Y tế Bộ (2015), Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12/07/2013 của Bộ Y tế

về Hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện.

6. Cục Quản lý Khám chữa bệnh Bộ Y tế (2014).Tài liệu đào tạo liên tục an toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức và thực hành của điều dưỡng về phòng ngừa té ngã cho người bệnh tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2020 (Trang 59 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)