Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của 3 loại phân bón lá: Phân bón lá cao cấp NIMAG xanh; Phân KYO 8; phân Đầu trâu MK NPK 30-10-5 đến sinh trưởng của cây Lát chun trong giai đoạn vườn ươm.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến tỉ lệ sống (%) của cây Lát chun ở các công thức thí nghiệm.
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn) của cây Lát chun ở các công thức thí nghiệm.
+ Nghiên cứu sự ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng đường kính cổ rễ (D00) của cây Lát chun ở các công thức thí nghiệm.
+ Nghiên cứu sự ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra lá của cây Lát chun ở các công thức thí nghiệm.
+ Tỷ lệ xuất vườn của cây Lát chun.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu kế thừa có chọn lọc các tài liệu, số liệu, kết quả đã nghiên cứu trước.
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm - bố trí thí nghiệm. - Sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu điều tra: Từ những số liệu thu thập qua các mẫu biểu điều tra ngoại nghiệp, tôi tiến hành
tổng hợp và phân tích kết quả thí nghiệm bằng các phương pháp thống kê toán học trong Lâm nghiệp.
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Bước 1: Bố trí thí nghiệm Bước 1: Bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD). Gồm 4 công thức mỗi công thức 3 lần nhắc lại, các công thức thí nghiệm được bố trí cách nhau 80cm. Mỗi công thức thí nghiệm có 90 cây, tổng số cây của 4 công thức thí nghiệm là 360 cây. Xung quanh có dải bảo vệ. Hạt được gieo vào bầu, hỗn hợp bầu gồm đất và phân chuồng hoai. Bầu được xếp vào 4 lô thí nghiệm ở vườn ươm, mỗi ô 90 bầu với chế độ tưới nước và chăm sóc giống nhau nhưng ở 4 điều kiện phân bón lá khác nhau.
Công thức thí nghiệm:
+ Công thức 1: Phân bón Đầu trâu MK NPK 30-10-5 + Công thức 2: Phân KYO 8
+ Công thức3: NIMAG xanh
+ Công thức 4: (Đối chứng) không bón phân
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm Dải bảo vệ NL1 CT1 CT2 CT3 CT4 NL2 CT4 CT1 CT2 CT3 NL3 CT3 CT2 CT1 CT4
Bước 2: Chuẩn bị công cụ, vật tư phục vụ nghiên cứu - Hạt giống, túi bầu, đất tầng A, sàng đất.
- Bảng biểu, giấy bút. - Bình phun nước.
- Phân bón lá gồm 3 loại:
* Phân bón Đầu trâu MK NPK 30-10-5
- Thành phần gồm: Nts: 30%, P205hh: 10%, K20hh: 5%, Ca: 0.035%, Mg: 0.03%, Zn: 500ppm, B: 100ppm, Cu: 500ppm, độ ẩm: 5%.
- Liều lượng phun: Pha 1 gói 10gam/bình 8 - 10 lít nước. - Bắt đầu phun ở thời kỳ cây con bắt đầu ra 1 - 2 lá thật. - Phun định kỳ từ 1 - 2 lần/tháng.
* Phân KYO 8
- Thành phần: Nts: 30%, P205hh: 10%, K20hh: 10%, Bo: 100ppm, Fe: 10ppm và phụ gia hữu hiệu.
- Liều lượng phun: Pha gói 40gam cho 32 - 50 lít nước, phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
- Phun định kỳ 1 - 2 lần/tháng. Bắt đầu phun ở thời kỳ cây non đã có lá thật, giai đoạn cây phát triển thân lá mạnh.
* NIMAG xanh
- Thành phần gồm: N03: 11%, Mg0: 15%.
- Liều lượng và số lần phun: Pha gói 50gam/8 - 12 lít nước, phun định kỳ 1 - 2 lần/tháng. Bắt đầu phun ở thời kỳ cây non đã có lá thật, giai đoạn cây phát triển thân lá mạnh.
Bước 3: Thực hiện gieo ươm và chăm sóc thí nghiệm
Tạo bầu
Đất ruột bầu được đập nhỏ, sàng loại bỏ rễ cây, sỏi đá, tạp vật rồi trộn đều với phân theo công thức hỗn hợp ruột bầu.Vỏ bầu bằng polyetylen kích thước 8 x 12 cm có đáy đục lỗ 2 bên.
Luống có chiều dài và chiều rộng theo mô hình bố trí thí nghiệm, luống được lấy sạch cỏ dại, san phẳng, nền đặt bầu là nền đất cố định.
Đóng và xếp bầu:
Cho đất vào 1/3 bầu nén chặt để tạo dáng bầu tiếp tục cho đất vào bầu, dỗ cho đất xuống đều. Bầu được xếp sát nhau trên luống.
Vun đất xung quanh bầu cao 2/3 thân bầu xung quanh luống để giữ ấm cho luống cây và giúp bầu không bị ngã, đổ.
Xử lí kích thích hạt giống:
- Loại bỏ hạt lép, hỏng: Cho hạt vào nước lã sạch, loại bỏ hạt lép, hỏng chỉ lấy hạt tốt rửa sạch rồi ngâm vào nước nóng 2 sôi 3 lạnh ở nhiệt độ từ (35 - 400C) trong (3 - 4) giờ. Với hạt đã qua xử lí đem ủ nứt nanh sau đó đem gieo
Tra hạt vào bầu:
Trước khi tra hạt, bầu đất phải được tưới đất đủ ẩm trước đó 1 ngày. Chọn những hạt nhú mầm, dùng que bằng đầu đũa được vót một đầu để tạo lỗ giữa bầu sâu gấp đôi hạt sau đó tra hạt vào bầu và lấp đất bầu kín hạt.
Chăm sóc cây con:
+ Tưới nước: Tưới đủ ẩm cho cây con vào sáng sớm và chiều mát. Số lần tưới nước tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và độ ẩm của đất trong bầu. Thí nghiệm luôn giữ đủ độ ẩm cho cây, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng. Bình quân lượng nước tưới cho mỗi lần là 3 - 5 lít/m2
+ Cấy dặm: Nếu cây nào chết cấy dặm ngay, đảm bảo mỗi bầu có 1 cây sinh trưởng tốt.
+ Nhổ cỏ phá váng: Trước khi nhổ cỏ phá váng cho luống bầu cây, tưới nước cho đủ ẩm trước khoảng 1 - 2 tiếng cho bầu ngấm đủ độ ẩm.
Nhổ hết cỏ trong bầu và quanh luống, kết hợp xới nhẹ, phá váng bằng một que nhỏ, xới xa gốc, tránh làm cây bị tổn thương, trung bình 10 - 15 ngày/lần.
3.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng của cây Lát Chun ở giai đoạn vườn ươm.
- Thu thập số liệu mỗi công thức đo 30 cây mỗi lần nhắc lại tiến hành đo 10 cây mẫu, lấy theo 5 điểm của đường chéo góc.
Thời gian đo đếm được thực hiện ở cuối các tháng và kết quả lấy ở cuối đợt thí nghiệm.
- Cách thức như sau:
+ Tỉ lệ sống của cây (%): Đếm tổng số cây còn sống của mỗi công thức phân bón lá khác nhau ở các công thức thí nghiệm.
+ Chiều cao (Hvn, cm): Đo từ miệng bầu đến đỉnh ngọn cây bằng thước đo chiều cao với độ chính xác 0,1cm.
+ Đường kính cổ rễ(D00, mm): Đo sát mặt bầu bằng thước kẹp kính với độ chính xác 0,1mm.
+ Số lá trên cây(lá): Đếm tổng số lá trên từng cây cho mỗi công thức. - Kết quả được ghi vào mẫu bảng 3.2
Mẫu bảng 3.2: Các chỉ tiêu sinh trưởng Hvn, D00, chất lượng cây con ở các công thức thí nghiệm STT Hvn D00 Số lá Chất lượng Ghi chú Tốt Trung bình Xấu 1 2 ….
3.3.3. Phương pháp xử lí số liệu
- Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp để tính chiều cao vút ngọn trung bình, đường kính cổ rễ trung bình thông qua các công thức tính như sau:
Hvn=𝟏
𝒏∑𝒏𝒊=𝟏𝑯𝒊
D00=𝟏
𝒏∑𝒏𝒊=𝟏𝑫𝒊
Trong đó: Hvn là chiều cao vút ngọn
Di là giá trị đường kính gốc của một cây Hi là giá trị chiều cao vút ngọn của một cây i là giá trị thứ i.
- Phân tích và xử lí số liệu trên excel: các chỉ số thống kê như chỉ số trung bình Hvn, D00, được thể hiệ bằng phần mềm excel với hàm sum, hàm Average...
- Sử dụng phần mềm SAS 9.0 (SAS INNOVA 9.0) để đánh giá sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm và phân tích xếp hạng giữa các công thức theo Duncan.
- Đánh giá tỉ lệ cây con xuất vườn:
+ Được tính theo công thức: Tỷ lệ % cây con xuất vườn bằng tỉ lệ % cây con tốt cộng tỷ lệ % cây con trung bình. Kết quả được ghi vào bảng 3.3.
Mẫu bảng 3.3: Tỷ lệ xuất vườn của cây Lát chun giai đoạn vườn ươm
CTTN Chất lượng Tỷ lệ cây con xuất vườm
(%) Tốt Trung bình Xấu 1 2 3 ……
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến tỷ lệ sống của cây Lát Chun giai đoạn vườn ươm cây Lát Chun giai đoạn vườn ươm
Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các công thức phân bón lá đến tỷ lệ sống của cây Lát chun được thể hiện ở bảng 4.1 và hình 4.1:
Bảng 4.1: Tỷ lệ sống của cây Lát chun của các công thức thí nghiệm
Công thức thí nghiệm Số lượng cây sống Tỷ lệ sống TB (%) CT1 (Đầu trâu MK NPK 30-10- 5 88 97,8 CT2 (KYO 8) 85 94,4 CT3( NIMAG xanh) 82 91,1 CT4 (Đối chứng) 72 80,0 Pr < 0,05 CV(%) 8,7
Hình 4.1. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ sống (%) TB của cây Lát chun ở các CTTN 97.8 94.4 91.1 80.0 0.0 20.0 40.0 60.0 80.0 100.0 120.0 CT1 (Đầu trâu MK NPK 30-10-5) CT2 (KYO 8) CT3( NIMAG xanh) CT4 (Đối chứng) Tỷ lệ sống trung bình ở các công thức TN
Hình ảnh 30 ngày Hình ảnh 60 ngày Hình ảnh 90 ngày
Hình 4.2. Hình ảnh tỷ lệ sống cây Lát chun ở các công thức thí nghiệm
Kết quả ở Bảng 4.1 và hình 4.1 cho ta thấy tỷ lệ sống của cây Lát chun ở các công thức thí nghiệm cụ thể như sau:
Công thức 1 (Đầu trâu MK NPK 30-10-5): Số cây sống là 88 cây và đạt tỷ lệ sống là 97,8%, cao hơn công thức 2 là 3,4%, cao hơn công thức 3 là 6,7%, cao hơn công thức 4 là 17,8%.
Công thức 2 (KYO 8): Số cây sống là 85 cây đạt tỷ lệ sống là 94,4%, thấp hơn công thức 1 là 3,4%, cao hơn công thức 3 là 3,3%, cao hơn công thức 4 là 14,4%.
Công thức 3 (NIMAG xanh): Số cây sống là 82 cây đạt tỷ lệ sống là 91,1%, thấp hơn công thức 1 là 6,7%, thấp hơn công thức 2 là 3,3%, cao hơn công thức 4 là 11,1%.
Công thức 4 (Đối chứng ): Số cây sống là 72 cây đạt tỷ lệ sống là 80%, thấp hơn công thức 1 là 17,8%, thấp hơn công thức 2 là 14,4%, thấp hơn công thức 3 là 11,1%.
Để khẳng định kết quả trên ta kiểm tra sự ảnh hưởng của các công thức phân bón lá khác nhau đến tỷ lệ sống của cây Lát chun, đề tài tiến hành phân tích phương sai một nhân tố bằng phần mềm SAS 9.0 (chi tiết ở phần phụ biểu) cho chỉ tiêu phần trăm tỷ lệ sống. Kết quả cho thấy mức xác xuất (Pr < 0,05). Điều đó khẳng định, các công thức phân bón lá khác nhau ảnh hưởng đến phần trăm tỷ lệ sống cây Lát chun là có sự khác nhau rõ rệt. Sử dụng tiêu chuẩn Ducan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn công thức có ảnh hưởng tốt nhất đến phần trăm tỷ lệ sống của cây Lát chun. So sánh giữa các công thức phân bón lá về tỷ lệ sống của cây Lát chun giai đoạn vườn ươm thấy rằng công thức 1 (Đầu trâu MK NPK 30-10- 5) cây cho tỷ lệ sống cao nhất (97,8%), tiếp theo là công thức 2 (KYO 8): 94,4%, tiếp theo là công thức 3 (NIMAG xanh): 91,1%, thấp nhất là công thức 4 (Đối chứng): 80%.
Do đó nếu đứng trên quan điểm về xem xét về tỷ lệ sống của cây con Lát chun khi gieo ươm, ta có thể lựa chọn công thức phân bón lá như ở công thức 1 (Đầu trâu MK NPK 30-10-5), công thức 2 (KYO 8) và công thức 3 (NIMAG xanh).
4.2. Kết quả nghiên cứu sinh trưởng về chiều cao của cây Lát chun dưới ảnh hưởng của các loại phân bón lá ảnh hưởng của các loại phân bón lá
Kết quả nghiên cứu sinh trưởng về chiều cao của cây Lát chun dưới ảnh hưởng của các công thức phân bón lá được thể hiện ở bảng 4.2 và hình 4.3:
Bảng 4.2: Kết quả sinh trưởng 𝑯̅vn của cây Lát chun giai đoạn vườn ươm ở các công thức thí nghiệm Công thức thí nghiệm 𝐇̅vn (cm) CT1(Đầu trâu MK NPK 30-10-5) 7,4 CT2 (KYO 8) 6,5 CT3 (NIMAG xanh) 5,7 CT4 (Đối chứng) 5,5 Pr < 0,05 CV(%) 11,5
Hình 4.3. Biểu đồ biểu diễn sinh trưởng 𝐇̅vn của cây Lát chun ở các CTTN 7.4 6.5 5.7 5.5 0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0 8.0 CT1(Đầu trâu MK NPK 30-10-5) CT2( KYO 8) CT3( NIMAG xanh) CT4( Đối chứng) Chiều cao Hvn (cm)
CT1 (Đầu trâu MK NPK 30-10-5) CT2 (KYO 8)
CT3 (NIMAG xanh) CT4 (Đối chứng)
Hình 4.4. Hình ảnh chiều cao của cây Lát chun ở các công thức thí nghiệm
Kết quả ở bảng 4.2 và hình 4.3 cho thấy: Sinh trưởng về chiều cao của cây Lát chun giai đoạn vườn ươm dưới tác động của công thức bón phân khác nhau đạt kết quả khác nhau:
Công thức 1 (Đầu trâu MK NPK 30-10-5) có 𝐇̅vn đạt 7,4 cm, cao hơn công thức 2 là 0,9 cm, cao hơn công thức 3 là 1,7 cm, cao hơn công thức 4 là 1,9 cm.
Công thức 2 (KYO 8) có 𝐇̅vn đạt 6,5 cm, thấp hơn công thức 1 là 0,9 cm, cao hơn công thức 3 là 0,8 cm, cao hơn công thức 4 là 1 cm.
Công thức 3 (NIMAG xanh) có 𝐇̅vn đạt 5,7cm, thấp hơn công thức 1 là 1,7 cm, thấp hơn công thức 2 là 0,8 cm, cao hơn công thức 4 là 0,2 cm.
Công thức 4 (không bón phân) có 𝐇̅vn đạt 5,5 cm thấp hơn công thức 1 là 1,9 cm, thấp hơn công thức 2 là 1 cm, thấp hơn công thức 3 là 0,2 cm.
Như vậy: công thức phân bón lá ảnh hưởng tới sinh trưởng chiều cao của cây con Lát chun ở giai đoạn vườn ươm được xếp theo thứ tự từ cao đến thấp như sau:
CT1 > CT2 > CT3 > CT4
Để khẳng định kết quả trên ta kiểm tra sự ảnh hưởng của các công thức phân bón lá khác nhau đến sinh trưởng chiều cao của cây Lát chun, đề tài tiến hành phân tích phương sai một nhân tố bằng phần mềm SAS 9.0 (chi tiết ở phần phụ biểu). Kết quả cho thấy mức xác xuất (Pr < 0,05). Điều đó khẳng định, các công thức phân bón lá khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao cuả cây Lát chun là có sự khác nhau rõ rệt. Sử dụng tiêu chuẩn Ducan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn công thức có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng chiều cao của cây Lát chun, kết quả cho thấy (chi tiết ở phần phụ biểu) công thức 1 (Đầu trâu MK NPK 30-10-5) là công thức trội nhất (7,4cm).
Vì vậy, Khi gieo ươm cây Lát chun ở giai đoạn vườn ươm dùng phân bón lá (Đầu trâu MK NPK 30-10-5) là phù hợp nhất cho sinh trưởng chiều
cao của cây Lát chun, đây là cơ sở vận dụng vào sản xuất thực tế giống cây Lát chun.
4.3. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng đường kính cổ rễ 𝐃̅00 của cây Lát chun giai đoạn vườn ươm ở các công thức thí nghiệm
Kết quả nghiên cứu sinh trưởng về đường kính cổ rễ bình quân của cây Lát chun ở các công thức thí nghiệm về phân bón lá thể hiện ở bảng 4.3 và hình 4.5:
Bảng 4.3: Kết quả sinh trưởng 𝑫̅00 của cây Lát chun ở các công thức thí nghiệm Công thức thí nghiệm 𝐃̅00 (cm) CT1 (Đầu trâu MK NPK 30-10-5) 0,22 CT2 (KYO 8) 0,16 CT3 (NIMAG xanh) 0,14 CT4 (Đối chứng) 0,13 Pr < 0,05 CV(%) 17,6
Hình 4.5. Biểu đồ biểu diễn đường kính cổ rễ (cm) của cây Lát chun ở các CTTN 0.22 0.16 0.14 0.13 0.00 0.05 0.10 0.15 0.20 0.25 CT1(Đầu trâu MK NPK 30-10-5 CT2( KYO 8) CT3( NIMAG xanh) CT4( ĐC)
cm Đường kính TB cây Lát chun ở các công thức TN (cm)
CT1 (Đầu trâu MK NPK 30-10-5) CT2 (KYO 8)
CT3 (NIMAG xanh) CT4 (Đối chứng)
Kết quả ở bảng 4.3 và hình 4.5 cho thấy:
Công thức 1 (Đầu trâu MK NPK 30-10-5) có 𝐃̅00 đạt 0,22 cm, cao hơn công thức 2 là 0,06 cm, cao hơn công thức 3 là 0,08 cm, cao hơn công thức 4 là 0,09 cm.
Công thức 2 (KYO 8) có 𝐃̅00đạt 0,16 cm, thấp hơn công thức 1 là 0,06 cm, cao hơn công thức 3 là 0,02 cm, cao hơn công thức 4 là 0,03 cm.
Công thức 3 (NIMAG xanh) có 𝐃̅00 đạt 0,14 cm, thấp hơn công thức 1 là 0,08 cm, thấp hơn công thức 2 là 0,02 cm, cao hơn công thức 4 là 0,01 cm.