cây Lát Chun giai đoạn vườn ươm
Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các công thức phân bón lá đến tỷ lệ sống của cây Lát chun được thể hiện ở bảng 4.1 và hình 4.1:
Bảng 4.1: Tỷ lệ sống của cây Lát chun của các công thức thí nghiệm
Công thức thí nghiệm Số lượng cây sống Tỷ lệ sống TB (%) CT1 (Đầu trâu MK NPK 30-10- 5 88 97,8 CT2 (KYO 8) 85 94,4 CT3( NIMAG xanh) 82 91,1 CT4 (Đối chứng) 72 80,0 Pr < 0,05 CV(%) 8,7
Hình 4.1. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ sống (%) TB của cây Lát chun ở các CTTN 97.8 94.4 91.1 80.0 0.0 20.0 40.0 60.0 80.0 100.0 120.0 CT1 (Đầu trâu MK NPK 30-10-5) CT2 (KYO 8) CT3( NIMAG xanh) CT4 (Đối chứng) Tỷ lệ sống trung bình ở các công thức TN
Hình ảnh 30 ngày Hình ảnh 60 ngày Hình ảnh 90 ngày
Hình 4.2. Hình ảnh tỷ lệ sống cây Lát chun ở các công thức thí nghiệm
Kết quả ở Bảng 4.1 và hình 4.1 cho ta thấy tỷ lệ sống của cây Lát chun ở các công thức thí nghiệm cụ thể như sau:
Công thức 1 (Đầu trâu MK NPK 30-10-5): Số cây sống là 88 cây và đạt tỷ lệ sống là 97,8%, cao hơn công thức 2 là 3,4%, cao hơn công thức 3 là 6,7%, cao hơn công thức 4 là 17,8%.
Công thức 2 (KYO 8): Số cây sống là 85 cây đạt tỷ lệ sống là 94,4%, thấp hơn công thức 1 là 3,4%, cao hơn công thức 3 là 3,3%, cao hơn công thức 4 là 14,4%.
Công thức 3 (NIMAG xanh): Số cây sống là 82 cây đạt tỷ lệ sống là 91,1%, thấp hơn công thức 1 là 6,7%, thấp hơn công thức 2 là 3,3%, cao hơn công thức 4 là 11,1%.
Công thức 4 (Đối chứng ): Số cây sống là 72 cây đạt tỷ lệ sống là 80%, thấp hơn công thức 1 là 17,8%, thấp hơn công thức 2 là 14,4%, thấp hơn công thức 3 là 11,1%.
Để khẳng định kết quả trên ta kiểm tra sự ảnh hưởng của các công thức phân bón lá khác nhau đến tỷ lệ sống của cây Lát chun, đề tài tiến hành phân tích phương sai một nhân tố bằng phần mềm SAS 9.0 (chi tiết ở phần phụ biểu) cho chỉ tiêu phần trăm tỷ lệ sống. Kết quả cho thấy mức xác xuất (Pr < 0,05). Điều đó khẳng định, các công thức phân bón lá khác nhau ảnh hưởng đến phần trăm tỷ lệ sống cây Lát chun là có sự khác nhau rõ rệt. Sử dụng tiêu chuẩn Ducan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn công thức có ảnh hưởng tốt nhất đến phần trăm tỷ lệ sống của cây Lát chun. So sánh giữa các công thức phân bón lá về tỷ lệ sống của cây Lát chun giai đoạn vườn ươm thấy rằng công thức 1 (Đầu trâu MK NPK 30-10- 5) cây cho tỷ lệ sống cao nhất (97,8%), tiếp theo là công thức 2 (KYO 8): 94,4%, tiếp theo là công thức 3 (NIMAG xanh): 91,1%, thấp nhất là công thức 4 (Đối chứng): 80%.
Do đó nếu đứng trên quan điểm về xem xét về tỷ lệ sống của cây con Lát chun khi gieo ươm, ta có thể lựa chọn công thức phân bón lá như ở công thức 1 (Đầu trâu MK NPK 30-10-5), công thức 2 (KYO 8) và công thức 3 (NIMAG xanh).