Tình hình nghiên cứu cây Trà hoa vàng trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng bimix đến khả năng nhân giống bằng phương pháp giâm hom của cây trà hoa vàng tại huyện văn yên, tỉnh yên bái (Trang 28 - 35)

Camellia là tên khoa học của một chi thuộc họ Chè (Theaceae), chi này

có tên thông thường là: trà, chè, trà hoa, trà mi, hải đường, sở. Tên trà mi và hải đường được dùng phổ biến hơn. Đây là một chi quan trọng trong họ Chè, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực: đồ uống, dầu béo, y học, làm cây cảnh. Đặc biệt, uống trà đã trở thành sinh hoạt văn hóa - trà đạo ở nhiều quốc gia và được nhiều người yêu thích.

Trà hoa vàng (Camellia) là cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, cao 3-5 m, cành non màu xám nhạt, nhẵn. Lá có cuống, dài 1,3-2 cm, lõm phía trên, nhẵn, lá dạng da, dày, hình bầu dục thuôn, đôi khi hình bầu dục hoặc thuôn, dài 13,5- 17 cm, rộng 5-6 cm, mặt trên phiến lá màu xanh đậm, mặt dưới xanh sáng với nhiều điểm tuyến màu nâu nhạt, nhẵn, gốc lá hình nêm hoặc nêm rộng, chóp lá có mũi nhọn. mép lá có răng cưa nhọn nhưng cách nhau không đều, gân bên 10-12 cặp. Hoa trà vàng petelotii màu vàng, mọc đơn độc ở đầu các cành non, đường kính khi nở khoảng 4,7 cm. Cuống hoa to, dài 1-1,2 cm, trên mang khoảng 9-10 lá bắc con xếp sít nhau, hình vẩy hoặc hình trứng rộng, cao 1,5-3 mm, rộng 3-5 mm, mép và mặt trong có lông. Lá đài 5, hình trứng

19

rộng ngược, cao 6-8 mm, rộng 5-9 mm, có lông như ở lá bắc, lá bắc và lá đài tồn tại khi quả chín. Cánh hoa gồm 14 cánh, hình trứng rộng ngược, bầu dục, dài 1,7-3 cm, rộng 1,5-1,8 cm. cánh hoa bên ngoài có lông mịn màu trắng ở mặt ngoài, tất cả hợp với nhau và với bộ nhị khoảng 8 mm ở gốc. Bộ nhị nhiều, cao khoảng 2,3 cm, hợp vòng ngoài khoảng 1,3 cm, chỉ nhị bên trong rời, có lông. Bộ nhụy gồm 3 lá noãn hợp thành bầu 3 ô, cao 2-3 mm, không lông, vòi nhụy 3, rời, dài 1,5-2 cm, không lông. Quả trà hoa vàng petelotii hình cầu dẹt, đường kính 4 - 5 cm, cao 2,8-3,2 cm. Hạt dài 1-2 cm, có lông.

Với nhiều ý nghĩa như vậy, Camellia được nghiên cứu từ rất sớm và đến nay có nhiều kết quả mang tính cơ bản cũng như ứng dụng. Về mặt hệ thống học, Camellia L. được Linnaeus đặt tên vào năm 1753, mang tên thầy tu dòng Tên, người Czech: Georg Joseph Kamel; người có công đưa hạt chè từ Nhật về Châu Âu. Loài chuẩn (Typus) của Chi Camellia là Camellia japonica L. và hai loài được mô tả sớm nhất và cũng là tiền đề cho việc nghiên cứu lai tạo, nhân giống là loài Camellia javanica L. và Camellia sinensis L. [26].

Số loài trong chi Camellia được mô tả, công bố mới có sự gia tăng. Năm 1958, J. Robert Sealy mô tả 87 loài (Sealy, J.R., 1958) [21], năm 1981 Chang Hung Ta [17] mô tả 201 loài. Mười năm sau, các nhà thực vật học đã phát hiện thêm được 66 loài và tổng số 267 vào năm 1991, đến nay khoảng 300 loài thuộc chi Camellia đã được mô tả. Điều này cho thấy mức độ phong phú, tầm quan trọng và sự cuốn hút của các loài Camellia (Chang Hung Ta, 1991; Ming Tien – Lu, 2000; Ninh, T., 2002; Ninh, T., 2003) [17, 18, 19, 20].

Chi Camellia phân bố chủ yếu ở nhiệt đới châu Á, cụ thể là Ấn Độ, Bhutan, Campuchia, Đài Loan, Indonesia, Hàn Quốc, Lào, Myanmar, Nhật Bản, Nepal, Philippines, Thái Lan, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam. Trung tâm phân bố là Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Hiện nay trên thế giới có khoảng 300 loài, đây là chi có số loài lớn nhất trong các chi của họ Chè.

20

Bảng 2.1: Số lượng loài thuộc chi Camellia ở các quốc gia

TT Quốc gia Số lượng

1 Trung Quốc 180 2 Việt Nam 55 3 Đài Loan 8 4 Myanmar 8 5 Lào 5 6 Ấn Độ 4 7 Nhật Bản 4 8 Thái Lan 2 9 Bhutan 2 10 Hàn Quốc 2 11 Campuchia 1 12 Nepal 1 13 Indonesia 1 14 Philippines 1 15 Triều Tiên 1

(Nguồn: International Camellia Journal) [24]

Số loài được thống kê trên là các loài phân bố trong môi trường tự nhiên, nếu tính cả loài lai tạo, nhập trồng thì con số lớn hơn rất nhiều. Cũng theo tạp chí International Camellia Journal có hơn 3000 loài và dưới loài trà mi khác nhau trên thế giới được gọi tên.

Không chỉ có số lượng loài lớn, Camellia còn có nhiều loài đặc trưng, đặc hữu cho vùng miền và quốc gia, điều đó được thể hiện ở tên gọi. Hiện tại có 44 tên loài được Latinh hóa từ tên địa danh, thể hiện tính đặc hữu của các loài thuộc chi Camellia. Ví dụ: Trà hoa Nhật bản (C. japonica); Trà hoa

21

Trung Quốc (C. sinensis); Trà hoa Việt Nam (C. vietnamensis); Trà Philippines (C. philippinensis); Trà Vân Nam (C. yunnanensis).

Tầm quan trọng và sự cuốn hút của Camellia còn thể hiện ở các hiệp hội và tạp chí mang tên Camellia. Hiện tại có hai hiệp hội quốc tế mang tên Camellia: Hiệp hội Trà mi quốc tế (International Camellia Society) thành lập năm 1962 và Hiệp hội Trà mi Mỹ (American Camellia Society) thành lập năm 1968. Tạp chí Trà mi quốc tế International Camellia Journal của Hiệp hội trà quốc tế là tạp chí uy tín hàng đầu để công bố những kết quả nghiên cứu liên quan đến Camellia, theo thống kê của Hiệp hội trà Quốc tế, từ 1962 đến 2010 có các con số sau: 42 số của tạp chí trà quốc tế được phát hành; 22 quốc gia có vườn sưu tầm Camellia; 105 cuốn sách chuyên khảo về Camellia được xuất bản; 120 đại hội, hội thảo về Camellia đã được tổ chức.

Trong lịch sử khoa học, rất ít tên loài và chi thực vật được sử dụng để đặt tên cho hiệp hội và tạp chí khoa học. Tên gọi Camellia và các con số kể trên một lần nữa khẳng định vai trò của các loài Trà mi đối với khoa học và con người.

Về giá trị sử dụng, trong chi Camellia có nhiều loài có giá trị cao về mặt kinh tế. Hai loài Trà hoa Nhật bản (Camelliajaponica) và Trà hoa Trung Quốc (Camellia sinensis) được mô tả sớm nhất và có giá trị sử dụng lớn nhất. Từ năm 2700 trước Công nguyên, người Trung Quốc đã sử dụng chè và chè trở thành nước uống phổ biến vào thế kỷ thứ 6 hay 7 trước Công nguyên. Điều này đã được lưu lại trong các bản ghi cổ của người Trung Quốc.

Các trung tâm trồng chè lớn của thế giới đều tập trung ở Châu Á, chủ yếu là Trung Quốc và Nhật Bản. Từ các nước này chè được mang sang Ấn Độ, Srilanca, sau đó được nhập vào Indonesia và chè được mang vào Châu Âu cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17. Ở nước ta chè cũng được trồng từ khá lâu.

22

Hiện nay hầu như tỉnh nào cũng có cây chè, song nhiều nhất vẫn là các tỉnh thuộc trung du miền núi phía bắc và các tỉnh Tây Nguyên.

Một khía cạnh thương mại quan trọng khác của chi Camellia là hạt của chúng có thể được dùng để chưng cất tinh dầu. Dầu của hơn 200 loài thuộc chi Camellia đã được sử dụng làm thực phẩm và dùng cho các ngành công nghiệp khác. Ở Trung Quốc, loại dầu ăn khá phổ biến và quan trọng được chiết từ hạt của Camellia oleifera, ở Nhật Bản Camellia japonica có vai trò tương tự. Một số loài khác như Camellia gauchowensis, Camellia vietnamensis đang được sử dụng trong chưng cất lấy dầu. Các loài Camellia semiserrata, Camellia chekiangoleosa, Camellia reticulata cũng có rất nhiều

tiềm năng khai thác trong lĩnh vực này. Vỏ quả của Camellia chứa acid tanic sử dụng trong quá trình tạo độ dính bám và tăng sự đông tụ của bê tông. Lá của Camellia chứa xanthin, theophylin theobromin, adenine, theanine, glycoside, oleic acid, ancaloid, esters… và những thành phần quan trọng khác được sử dụng trong công nghiệp dược phẩm. Nói về tác dụng chữa bệnh của một số loài trong chi Camellia, tiến sĩ John Welsburger – thành viên cao cấp của tổ chức sức khỏe Hoa kỳ phát biểu: “Dường như những thành phần chứa

trong trà có khả năng làm giảm nguy cơ một số bệnh mãn tính như đột quỵ, trụy tim và ung thư”. Đó chính là do chất flavonoid có trong chè đen đã ngăn

ngừa sự vón cục nguy hiểm của tiểu huyết cầu trong máu - nguyên nhân dẫn đến hầu hết các chứng đột quỵ và các cơn đau tim. Còn nói đến lá cây chè hoặc búp chè - tức “trà diệp”, sách “Hiện đại trung dược dưỡng sinh bảo kiện từ điển” có tổng kết 9 tác dụng chính của lá chè: (1) Trong lá chè có những hoạt chất làm giảm tổng hàm lượng lipid trong huyết thanh máu, giảm lượng cholesterol mật độ thấp (cholesterol xấu) và tăng lượng cholesterol mật độ cao (cholesterol tốt); (2) Nước sắc lá chè xanh có tác dụng hạ huyết áp rõ ràng và tác dụng được duy trì trong thời gian tương đối dài; (3) Nước sắc lá chè

23

xanh có tác dụng ức chế sự tụ tập của tiểu cầu, chống sự hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu; (4) Phòng chống ung thư; (5) Hưng phấn thần kinh; (6) Lợi tiểu mạnh; (7) Chống ôxy hóa; (8) Ức chế và tiêu diệt vi khuẩn; (9) Ngoài ra, trà diệp còn có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, giết tinh trùng và duy trì trạng thái bình thường của tuyến giáp.

Một nghiên cứu khác về công dụng trà cho thấy dùng trà mang lại hiệu quả gần 90% trong việc ngăn ngừa chứng sạm da - một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư da. Đặc biệt fluoride chứa trong trà giúp men răng vững chắc và ngăn ngừa sự mục răng, nắm bắt điều này, các nhà sản xuất kem đánh răng đã tung ra thị trường hàng loạt các sản phẩm chứa chiết xuất từ trà và ngay lập tức được người tiêu dùng chấp nhận và hưởng ứng. Gần đây, các nhà khoa học Nhật Bản vừa phát hiện hoạt chất Epigallocatechin Gallate (EGCG) trong trà xanh có tác dụng ngăn HIV bám vào tế bào miễn dịch khỏe mạnh. Khám phá mới có thể đưa tới những phương pháp mới chống lại căn bệnh nguy hiểm này (tamdaonp.com.vn) [24].

Riêng về trà hoa vàng, những kiểm nghiệm dược lý đầu tiên tiến hành trên đối tượng là động vật đã cho kết quả hết sức khả quan. Trà hoa vàng có khả năng kiềm chế sự sinh trưởng của các khối u đến 33,8% trong khi y học cho rằng chỉ cần đạt đến ngưỡng 30% đã có thể xem là thành công trong điều trị ung thư. Ngoài ra, nó giúp giảm đến 35% hàm lượng cholesterol trong máu mà nếu dùng các loại thuốc khác thì mức độ giảm chỉ là 33.2%. Hơn thế, trà hoa vàng còn có tác dụng làm giảm tới 36.1% lượng lipoprotein trong máu, cao hơn 10% so với các liệu pháp chữa trị sử dụng Tây dược hiện nay. Trà hoa vàng còn rất tốt cho bệnh cao huyết áp vì khả năng làm giảm và điều hòa huyết áp của nó. Pha 1-2 ml tinh chất từ Camelliachrysantha trong 100 ml nước, uống như chè hàng ngày có thể chữa được rất nhiều bệnh, có thể giúp hạ đường huyết, giảm lượng đường trong máu đối với bệnh nhân bị tiểu

24

đường. Nó có thể thay phương pháp xạ trị trong điều trị ung thư như ung thư tuyến bạch huyết ngay cả ở giai đoạn cuối, đem lại kết quả hết sức khả quan. Bên cạnh đó, một số bệnh về đường hô hấp, bài tiết (chứng tiểu khó và vàng), khí thũng hay co thắt dạ con ở phụ nữ đều có thể sử dụng thức uống này như một phương pháp chữa trị đơn giản lại sớm mang lại kết quả. Sở dĩ trà hoa vàng có nhiều công dụng như vậy là vì trong thành phần của nó có chứa các nguyên tố như Se, Ge, Mo, Mn, V, Zn và một số nguyên tố khác có tác dụng trong việc bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa ung thư, củng cố tính đàn hồi của thành mạch, điều hòa các enzyme hoạt hóa cholesterol… (trích theo Ngô Quang Đê, 2001) [1].

Nhưng giá trị dễ nhận thấy nhất của các loài thuộc chi Camellia là làm cây cảnh. Hiện nay trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều loài thuộc chi Camellia có hoa rất đẹp với đủ các màu sắc khác nhau như trắng, đỏ, hồng… và nhiều màu sắc lạ mắt, độc đáo được tạo ra do lai tạo đã thu hút sự quan tâm của những nhà chơi cây cảnh. Trong số đó, các loài trà hoa vàng rất hiếm, khó trồng và khó tạo ra hơn cả bằng các phương pháp lai tạo càng làm tăng thêm giá trị và tính hấp dẫn của nó. Có khoảng 3.000 giống và thứ lai ghép đã được chọn lọc. Camellia japonica (tên thông thường trà mi, trà Nhật Bản) là loài nổi tiếng nhất trong nuôi trồng cây cảnh, với trên 2.000 giống có tên gọi; kế tiếp là C. reticulata với trên 400 giống có tên gọi, và C.

sasanqua với trên 300 giống có tên gọi. Các loại cây lai ghép có C. × hiemalis (C. japonica × C. sasanqua) và C. × williamsii (C. japonica × C. salouenensis). Chúng được giới chơi cây cảnh đánh giá cao và có giá trị kinh

tế lớn (Camellia-ics.org) [23].

Giống chè (Camellia) có thể nhân giống bằng nhiều cách: bằng hạt, giâm, ghép, bó bầu và nhân giống vô tính in vitro. Việc gieo hạt ít sử dụng vì

25

sẽ có hiện tượng phân ly ở thế hệ sau vì vậy việc gieo hạt chỉ sử dụng để làm gốc ghép là chính.

Hiện tại 22 quốc gia có vườn bảo tồn Camellia, nổi tiếng là Huntington Botanical Gardens, Descanso Gardens (Mỹ); Royal Botanic Gardens (Úc); Kamelien Paradies (Đức); Kurume Camellia Gardens (Nhật Bản); Camellia Culture Park (Trung Quốc). Riêng Descanso Gardens có khoảng 1000 giống với trên 100 ngàn cây Trà mi đủ loại.

Những con số trên đã khẳng định vẻ đẹp, sự quyến rũ của các loài Trà mi, một vẻ đẹp tổng thể từ dáng cây, hình thái lá đến màu sắc, hương hoa và hình thái quả. Trà mi chủ yếu là những cây bụi hoặc gỗ nhỏ, thường xanh với màu lá xanh đậm đây là một trong những ưu điểm đối với cây cảnh quan. Về hình thái và màu sắc hoa, các loài Trà mi thường có hoa to, lâu tàn và đặc biệt rất đa dạng về màu sắc: đỏ, trắng, hồng, cam, vàng… Vì vậy, việc xây dựng vườn bảo tồn Camellia, phát triển cây đường phố từ các loài Camellia là có cơ sở thực tiễn và rất có ý nghĩa về mặt cảnh quan du lịch đối với mỗi quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng bimix đến khả năng nhân giống bằng phương pháp giâm hom của cây trà hoa vàng tại huyện văn yên, tỉnh yên bái (Trang 28 - 35)