Ở Việt Nam, trước đây đã có một số công trình nghiên cứu về các loài trong họ Theaceae và trong chi Camellia, nhưng việc nghiên cứu mới chỉ tập trung vào một số loài cây lấy lá làm dược liệu, chế biến nước giải khát, còn việc nghiên cứu chi Camellia với mục đích phân loại, thống kê, bảo tồn loài, bảo tồn đa dạng sinh học… vẫn còn ít, chưa toàn diện. Trong những năm gần đây, chi Camellia đã thực sự được các nhà thực vật học quan tâm, chú ý đến. Việt Nam được các nhà khoa học xác định nằm trong trung tâm đa dạng sinh học của các loài Trà được tìm thấy ở một số khu vực như Tam Đảo, Quảng Ninh, Lâm Đồng, Tuyên Quang, Yên Bái, Cúc Phương...
Người đầu tiên nghiên cứu về Camellia ở Việt Nam là L. Pierre, trong cuốn “Flore forestiere de la Cochinchine”, xuất bản năm 1888, tác giả đã mô
26
tả 6 loài thuộc chi Camellia có ở Việt Nam, trong đó có 2 loài mới, lần đầu tiên được mô tả và định danh, đó là loài Chè bạc (Camellia dormoyana (Pierre) Sealy) và loài Trà hoa Piquet (Camellia piquetiana (Pierre) Sealy).
Tiếp theo là các nghiên cứu của Pitard (1910), Gagnepain (1943). Tại thời điểm này, có 28 loài thuộc chi Camellia được mô tả. Đến năm 1991, trong cuốn “Cây cỏ Việt Nam”, quyển 1, tác giả Phạm Hoàng Hộ đã thống kê, mô tả 30 loài thuộc chi Camellia có ở Việt Nam.
Từ 1992 đến nay có rất nhiều nhà thực vật trong và ngoài nước nghiên cứu tiếp về Camellia của Việt Nam, nổi bật nhất là Chang Hung Ta (Trung Quốc); Hakoda (Nhật Bản); Rosmann (Pháp); Ngô Quang Đê, Nguyễn Hữu Hiền, Đỗ Đình Tiến, Trần Ninh (Việt Nam) và đến nay các nhà khoa học đã xác định ở Việt Nam có 55 loài thuộc chi Camellia, chiếm khoảng 19% số loài Camellia trên toàn thế giới. Trong đó, 22 loài đặc hữu và 11 loài mới cho khoa học đã được công bố trong 20 năm gần đây, đó là các loài: Camellia bolovenesis (Gagnep.) Chang et Ren; Camellia cucphuongensis Ninh et Rosmannl; Camellia megasepala Chang et Ninh; Camellia rosmannii Ninh; Camellia crassiphylla Ninh et Hakoda… Kết quả nghiên cứu trên phản ánh tính đa dạng cao và tính tập trung của Camellia tại Việt Nam. Trong 55 loài thuộc chi Camellia ở Việt Nam, 10 loài có phân bố ở Lâm Đồng đó là các loài
Camellia dormoyana (Pierre) Sealy; Camellia piquetiana (Pierre) Sealy; Camellia kissi Wall; Camellia nervosa (Gagnep.) Chang; Camellia vidalii
Rosmann; Camellia tsaii Hu; Camellia lanbianensis (Gagn.) Phamhoang; Camellia vietnamensis Huang ex Hu; Camellia furfuracea (Merr.) Coh et
Swart; Camellia publicosta Merr.
Hiện nay, có 26 loài trà hoa vàng đã được mô tả. Trong đó, Việt Nam có 16 loài, phân bố tập trung ở Vườn Quốc gia Tam Đảo, Vườn Quốc gia Cúc Phương, Ba Vì, Hòa Bình, Nghệ An. Lâm Đồng có 3 địa điểm ghi nhận sự
27
phân bố của trà hoa vàng: Cát Tiên, Đạ Huoai và thành phố Đà Lạt (Nguyễn Hữu Hiền, 1994; Ninh, T., 2002) [4] [19]. Công tác bảo tồn, nhân giống các loài trà hoa vàng ở Việt Nam cũng đã được triển khai. Vườn Quốc gia Tam Đảo, nơi có 3 loài trà hoa vàng, trong đó có loài Camellia petelotii nổi tiếng, đây sẽ là khu vực bảo tồn nguyên vị và vườn Camellia tự nhiên của Việt Nam (Ngô Quang Đê, 2001; Đỗ Đình Tiến, 2000; Ninh, T., 2002) [1] [10] [19].
Song song với bảo tồn trong điều kiện tự nhiên, các nghiên cứu nhân giống cũng được triển khai, có nhiều nghiên cứu nhân giống trà hoa vàng (Ngô Quang Đê và cs., 2008; Đỗ Đình Tiến, 2000) [2] [10]. Trong đó, đề tài “Nghiên cứu khả năng bảo tồn ngoại vi và nhân giống một số loài trà hoa vàng nhằm bảo vệ và phát triển” của Ngô Quang Đê, tiến hành nghiên cứu giâm hom trà hoa vàng Ba Vì (Camelliatonkinensis) và trà hoa vàng Sơn Động (Camellia euphlebia). Kết quả rất khả quan: với trà hoa vàng Ba Vì, công thức IBA 200ppm và ABT1 50ppm đạt tỉ lệ ra rễ 77,8%. Với trà hoa vàng Sơn Động, 3 công thức IBA 100ppm, ABT1 100ppm và NAA 50ppm đạt tỷ lệ ra rễ tương ứng là 75%, 75% và 80,6% (Ngô Quang Đê và cs., 2008) [2].
Theo Ngô Quang Đê (2001)[1] thống kê chưa đầy đủ hiện nay có khoảng 196 loài chè, chia làm 4 á chi và nhiều chủng, biến chủng. ở miền Bắc có chủ yếu 26 loài chè. Trong những năm gần đây nhiều người nước ngoài (Úc, Pháp, Anh, Nhật…), tới Việt Nam để nghiên cứu, tìm hiểu về các giống, đặc biệt là chè Hoa vàng. Việt Nam cũng tìm thấy chè Hoa vàng vào những năm 1992. Chè hoa vàng phân bố chủ yếu ở vùng á nhiệt đới, nóng ẩm và có mùa đông, rất thích hợp với miền Bắc và Đà Lạt, có thể trồng được trên nhiều loại đất, trong đó đất tơi xốp, thoát nước, đất chua có độ pH từ 4,5 – 5,5 là thích hợp nhất. Chè hoa vàng đang là loài quý hiếm, chưa nơi nào trồng với diện tích lớn. Một số loài không có nhị (bạch chè) nên không có quả. Vì vậy phương pháp
28
nhân giống chủ yếu hiện nay là nhân giống vô tính (chiết, ghép, giâm hom, cấy mô), trong đó cách giâm hom là đơn giản nhất, với tỷ lệ cây sống cao.
Theo Đỗ Đình Tiến (2000) [10] đã nghiên cứu nhân giống bằng hom loài Trà hoa vàng Tam Đảo cho thấy: So các chất điều tiết sinh trưởng: Thuốc thương phẩm Stricker, IBA 1% và IAA 500 ppm thì thuốc Stricker có hiệu quả cao với tỷ lệ ra rễ đạt 83,3%, trong khi IBA và IAA chỉ đạt 76,6%. IAA nồng độ 1000 ppm và IBA nồng độ 1,5% là công thức cho tỷ lệ ra rễ cao trong các công thức thí nghiệm. Mùa giâm hom thích hợp nhất cho loài Trà hoa vàng Tam Đảo là từ tháng 5 đến tháng 7 với tỷ lệ ra rễ đạt tới 90%.
Ngô Quang Đê và cs. (2008) [2] cho kết quả: Chất ABT1 nồng độ 50 ppm là công thức có hiệu quả cao trong nhân giống Trà hoa vàng Ba Vì, tuy nhiên đối với Trà hoa vàng Sơn Động thì hai loại chất IAA và NAA ở các nồng độ 50 ppm, 100 ppm và 200 ppm đều tốt hơn các công thức còn lại và hiệu quả giâm hom vào mùa khô có hiệu quả cao hơn rõ rệt so với mùa mưa.
Dương Đức Trình (2011) [11] nghiên cứu trên loài Trà hoa vàng Tam Đảo cho thấy công thức nhân giống vô tính bằng hom đạt kết quả cao nhất là sử dụng chất điều hòa sinh trưởng IBA 1% (tỷ lệ ra rễ của hom đạt 52,78%).
Nguyên Thu Phương (2011) [9] có kết quả: Sử dụng chất IBA nồng độ 100 ppm và NAA nồng độ 100 ppm cho khả năng tạo cây con từ hom cành của Trà hoa vàng Tam Đảo đạt hiệu quả cao.
Theo Trần Sỹ Trung (2015), nhân giống chè Hoa Vàng bằng kỹ thuật giâm hom ở Quế Sơn, Sơn Động khi tiến hành thử nghiệm giâm 2.000 hom Trà hoa vàng, sau sáu tháng chăm sóc tại vườn ươm đã đạt số cây sống đạt tiêu chuẩn xuất vườn là 1.020 (tương ứng với tỷ lệ là 51%).
Kết quả nghiên cứu của Đỗ Văn Tuân (2015) [13] cho thấy hai loài Trà hoa vàng Tam Đảo (Camellia tamdaoensis Hakoda et Ninh) và Trà vàng Pêtêlô (Camellia (Merr.) Sealy) thuộc chi chè (Camellia L.) có phạm vi phân
29
bố rộng từ độ cao 100 – 1.200 m. Nhìn chung ở các khu vực nghiên cứu, đất đều ít mùn, nghèo đạm và lân, kali tương đối khá. Cây thích nghi sống dưới tán rừng có độ tán che khoảng 0,5 – 0,7, tầng cây cao có chiều cao khoảng 11 – 15 m, ưa ẩm; xuất hiện nhiều và phát triển tốt ven các khe suối, cây cao khoảng 1,5 – 2,5 phân bố chủ yếu ở tầng thứ hai của tán rừng, khả năng tái sinh chồi khá tốt. Vườn quốc gia Tam đảo đã nhân giống thành công từ hom của hai loài Trà hoa vàng Tam Đảo (Camellia tamdaoensis Hakoda et Ninh) và Trà vàng Pêtêlô (Camellia (Merr.) Sealy) thuộc chi chè (Camellia L.), với tỷ lệ ra rễ sau 60 ngày lần lượt trong khoảng (86 – 94%) và (90 – 96%) và bước đầu trồng bảo tồn thành công với tỷ lệ sống sau 18 tháng của Trà hoa vàng Tam Đảo là 92,07% và Trà vàng Pêtêlô là 86,33%.
Trong chương trình nghiên cứu nhân giống vô tính bằng giâm hom, tác giả Nguyễn Văn Việt và cs (2016) [16] đã tiến hành cắm hom trong mùa Xuân và kết luận nồng độ xử lý IBA 150 ppm trong 5 phút, vị trí hom ngọn, giá thể trấu hun kết hợp đất sạch tầng B, độ che sáng 50% cho kết quả tốt nhất đối với cây Trà Hoa Vàng tại huyện Ba Chẽ.