3.4.2.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng (Bimix super roots) đến khả năng nhân giống Trà hoa vàng tại Xã Nà Hẩu, Huyện Văn Yên, Tỉnh Yên Bái.
Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2019. - Thí nghiệm gồm 4 công thức:
+ CT1: Không bổ sung chất ĐHST
+ CT2: Bổ sung Bimix super roots nồng độ 50 ppm + CT3: Bổ sung Bimix super roots nồng độ 100 ppm + CT4: Bổ sung Bimix super roots nồng độ 150 ppm
Thí nghiệm bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn chỉnh gồm 4 công thức và 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 30 hom với 4 công thức. Mỗi công thức sử dụng 90 hom bánh tẻ đồng nhất về kích thước. Toàn bộ ô thí nghiệm được bố trí và chăm sóc trong cùng điều kiện.
NL1 NL2 NL3 2 1 3 3 4 2 4 2 1 1 3 4 Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
3.4.2.2. Chuẩn bị vật liệu thí nghiêm
Vật liệu thí nghiệm
- Vật tư cho thí nghiệm gồm: Kéo cắt cành, dao cắt hom, châụ nhựa, thuốc chống nấm, thuốc kích thích, bình phun sương.
- Giá thể là đất + trấu hun được đóng vào bầu cỡ 9x12cm.
- Lấy cành hom xa nơi tiến hành thí nghiệm nên công tác bảo quản cành giâm hom phải cẩn thận.
34
- Thuốc kích thích sinh trưởng Bimix super roots ở nồng độ: 50ppm, 100ppm,150ppm.
Các bước tiến hành
- Chuẩn bị bầu giâm hom: Đất tầng B trộn với trấu hun với tỷ lệ 1:1, đóng vào bầu cỡ 9x12cm vào luống ngay ngắn theo công thức đã bố trí.
- Làm luống và vòm che: Kích thước luống chiều rộng 0,9m và chiều dài là 5m. Trên luống làm khung vòm che được uốn theo hình vòm cung để phủ nilong. Được bao phủ bởi mái tre bằng túi PE trắng và có lưới đen che phủ để đảm bảo cho cành sau khi giâm hom không bị thoát hơi nước, tránh ánh sáng trực xạ, tránh nóng. Xung quanh phải được phát dọn sạch sẽ cỏ dại nhằm hạn chế sâu bệnh hại.
- Chuẩn bị chất điều hoà sinh trưởng Bimix super roots ở một số nồng độ: 50 ppm,100 ppm, 150 ppm.
- Chuẩn bị hom giâm:
Hom giống là những đoạn được cắt từ cành cây trưởng thành và là những cây sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh, tránh những cây mẹ già tuổi. Vì công việc chọn hom rất quan trọng nó đóng vai trò quyết định đến sự thành công của thí nghiệm nên sau khi chọn được cành mẹ tốt chúng ta tiến hành cắt tỉa, cắt những cành gần gốc nhằm tạo chồi gốc mới làm vật liệu cho giâm hom. Khi ta cắt cành cây mẹ ra làm giống hom ta phải bỏ vào túi nilong rồi buộc kín để tránh sự thoát hơi nước và luồn thêm một cái bao bên ngoài để tránh cho túi không bị rách, bảo quản thật tốt để chuyển tới nơi tiến hành thí nghiệm.
Cành hom được cắt vào buổi sáng sớm và được ngâm ngay vào nước sạch để bảo quản tránh mất nước. Cành hom cắt về không được bảo quản quá một ngày trước khi tiến hành giâm.
Kích thước hom từ 10 – 12cm. Hom giâm ở thời kì bánh tẻ, không quá non, không quá già. Gốc hom được cắt vát 45ºC bằng dao thật sắc để tạo bề
35
mặt tiếp xúc lớn với thuốc khi ta chấm thuốc kích thích, ngoài ra tạo mô sẹo lớn để có số rễ tối đa.Trước khi xử lý chất kích thích ra rễ cành giâm được xử lý bằng dung dịch benlat 0.15% trong 15 phút để khử nấm sau đó vớt ra để ráo và bó thành bó và xử lý thuốc kích thích sinh trưởng với các nồng độ theo công thức thí nghiệm. Thời gian xử lý chất kích thích sinh trưởng là 120 phút sau đó cắm vào giá thể theo công thức thí nghiệm. Trước khi giâm tiến hành tưới qua luống bằng nước sạch để bổ sung ẩm cho giá thể, hom cắm sâu từ 3- 4 cm, sau cắm hom xong tưới qua luống bằng bình phun sương làm chặt gốc và làm hom đủ ẩm. Sau khi giâm hom xong, toàn bộ hom được phủ bằng nilong trên vòm bên trên có lưới tre bằng lưới đen.Hàng ngày tưới phun 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều mát và được làm cỏ thường xuyên, 1 tháng phun thuốc trừ nấm 1 lần bằng thuốc Daconil 75WP.
a.Thu thập số liệu
Quá trình thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng nhân giống bằng phương pháp giân hom của cây Trà Hoa Vàng, tôi tiến hành thu thập các chỉ tiêu về số hom sống theo định kì 30, 60, 90,120 ngày sau khi giâm hom và số hom tái sinh chồi , số chồi/hom, chiều dài chồi và tiến hành thu thập chỉ tiêu về số hom ra mô sẹo theo định kì 20, 40, 60, 80 ngày sau giâm và thu thập chỉ tiêu về số hom ra rễ, số rễ/hom, chiều dài rễ vào 90 ngày và 120 ngày sau giâm hom (vì 90 ngày rễ mới xuất hiện).
b.Các chỉ tiêu theo dõi
+Tỷ lệ sống (%): Sau khi cắm hom 30 ngày, theo dõi 30 ngày một lần đến khi hom được 120 ngày. Đếm số hom sống trên toàn ô.
Tỷ lệ sống (%) = x 100
+Tỷ lệ tái sinh chồi (%): Sau khi cắm hom 30 ngày, theo dõi 30 ngày một lần đến khi hom được 120 ngày. Đếm số hom bật mầm trên toàn ô.
36
Tỷ lệ bật chồi (%) = x 100
+Chiều dài trung bình chồi = Σ chiều dài chồi/ Σ số chồi
+Chỉ số tái sinh chồi =Số chồi TB/hom x chiều dài chồi TB
+Tỷ lệ ra mô sẹo (%): Sau khi cắm hom 20 ngày, cứ sau 20 ngày theo dõi một lần cho đến lúc ra rễ. Tại mỗi ô lấy mẫu theo phương pháp đường chéo 5 điểm. Tại mỗi điểm lấy 5 hom để quan sát.
Tỷ lệ ra mô sẹo (%) = x 100
+Tỷ lệ ra rễ (%): Sau khi cắm hom 90 ngày. Tại mỗi ô lấy mẫu theo phương pháp đường chéo 5 điểm, tại mỗi điểm lấy 5 hom để quan sát, theo dõi.
Tỷ lệ ra rễ (%) = x 100
+Chiều dài trung bình rễ = Σ chiều dài rễ/Σ số rễ +Chỉ số ra rễ = Số rễ TB/hom x chiều dài rễ TB
+Tỷ lệ hom đạt TCXV = Σ Số hom đạt/ Σ số hom thí nghiêm x100 c. Phương pháp xử lí số liệu
-Số liệu sau khi tập hợp được xử lý bằng phầm mềm Excel
37
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN