Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất hữu cơ tự nhiên đến khả năng sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của chất hữu cơ đến sinh trưởng và tích lũy sinh khối in vitro lan thach hộc tía (dendrobium officinale kimura et migo (Trang 27)

Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ casein đến khả năng sinh trưởng tích lũy sinh khối in vitro của lan Thạch Hộc Tía

Trong thí nghiệm này, đề tài thực hiện bổ sung dịch chiết khoai tây vào môi trường nền (trường MS + 30 gram/l saccarose + 5 gram/l agar + 0,5 gram/l BAP) với nông độ dao động từ 0 ml đến 200 ml. Bao gồm các CT thí nghiệm sau:

22 CT 1 (đ/c): MT nền + 0 g/l casein CT 2: MT nền + 0.05 g/l casein CT 3: MT nền + 0.1 g/l casein CT 4: MT nền + 0.15 g/l casein CT 5: MT nền + 0.2 g/l casein

Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Myo-inosytol đến khả năng sinh trưởng tích lũy sinh khối in vitro của lan Thạch Hộc Tía

Trong thí nghiệm này, đề tài thực hiện bổ sung myo-inosytol vào môi trường nền (trường MS + 30 gram/l saccarose + 5 gram/l agar + 0,5 gram/l BAP) với nông độ dao động từ 0 ml đến 200 ml. Bao gồm các CT thí nghiệm sau:

CT 1 (đ/c): MT nền + 0 g/l myo-inosytol CT 2: MT nền + 0.05 g/l myo-inosytol CT 3: MT nền + 0.1 g/l myo-inosytol CT 4: MT nền + 0.15 g/l myo-inosytol CT 5: MT nền + 0.2 g/l myo-inosytol

Thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ cao nấm men đến khả năng sinh trưởng tích lũy sinh khối in vitro của lan Thạch Hộc Tía

Trong thí nghiệm này, đề tài thực hiện bổ sung cao nấm men vào môi trường nền (trường MS + 30 gram/l saccarose + 5 gram/l agar + 0,5 gram/l BAP) với nông độ dao động từ 0 ml đến 200 ml. Bao gồm các CT thí nghiệm sau:

CT 1 (đ/c): MT nền + 0 g/l cao nấm men CT 2: MT nền + 1.5 g/l cao nấm men CT 3: MT nền + 3 g/l cao nấm men CT 4: MT nền + 4.5 g/l cao nấm men CT 5: MT nền + 5 g/l cao nấm men

Thí nghiệm 7: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ tảo spirulina đến khả năng sinh trưởng tích lũy sinh khối in vitro của lan Thạch Hộc Tía

23

Trong thí nghiệm này, đề tài thực hiện bổ sung tảo spirulina vào môi trường nền (trường MS + 30 gram/l saccarose + 5 gram/l agar + 0,5 gram/l BAP) với nông độ dao động từ 0 ml đến 200 ml. Bao gồm các CT thí nghiệm sau:

CT 1 (đ/c): MT nền + 0 g/l tảo spirulina CT 2: MT nền + 0.03 g/l tảo spirulina CT 3: MT nền + 0.05 g/l tảo spirulina CT 4: MT nền + 0.07 g/l tảo spirulina CT 5: MT nền + 0.09 g/l tảo spirulina 3.7. Chỉ tiêu đánh giá

Các chỉ tiêu xác định khả năng sinh trưởng và tích lũy sinh khối của chồi Thạch Hộc Tía in vitro của các thí nghiệm được thu thập sau 40 ngày nuôi cấy. Bao gồm các chỉ tiêu:

Hệ số nhân chồi =Tổng số chồi thu được Tổng số chồi mẫu

- Biến động chiều cao chồi = chiều cao chồi sau – chiều cao chồi trước - Biến động số lá = số lá sau – số lá trước

- Chất lượng chồi: Đáng giá cảm quan chất lượng chồi theo các cấp sau: Chồi tốt: chồi mập, xanh đậm

Chồi trung bình: chồi nhỏ, xanh nhạt Chồi kém: chồi nhỏ, vàng nhạt Số lá của chồi

- Biến động khối lượng chồi= khối lượng sau – khối lượng trước

3.8. Phương pháp xử lí số liệu

Số liệu theo dõi các chỉ tiêu nghiên cứu được thu thập và xử lý để xác định sự sai khác giữa các CT thí nghiệm. Xử lý số liệu được thực hiện bằng phần mềm SAS 9.1 và giá trị trung bình được so sánh theo phương pháp Duncan với P <0,01.

24

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ nước dừa đến khả năng sinh

trưởng và tích lũy in vitro sinh khối của lan Thạch Hộc Tía

Trong các hợp chất hữu cơ tự nhiên có chứa các chất dinh dưỡng có ảnh hưởng tốt đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây con nuôi cấy mô. Đặc biệt là đối với phong lan. Để đánh giá được hiệu quả của hợp chất hữu cơ chúng tôi tiến hành thí nghiệm cấy 6 chồi/bình, mỗi cụm cao 8 mm trên môi trường nền MS + 30g/l Sucrose + 5g/l agar có bổ sung thành phần nước dừa. Kết quả theo dõi sau 5 tuần được thể hiện ở bảng 4.1

Bảng 4.1: Ảnh hưởng của nước dừa đến khả năng sinh trưởng và tích lũy sinh

khối in vitro lan Thạch Hộc Tía

CT Nồng độ (ml/l) Tổng số chồi vào mẫu/CT Chỉ số theo dõi HSN Biến động chiều cao (cm) Biến động số Biến động khối lượng (g) Chất lượng chồi 1(ĐC) 0.0 18 1.44d 0.28e 3.11c 0.43d Chồi kém 2 50 18 2.61c 0.63d 5.56b 0.61bc Chồi trung bình 3 100 18 4.56a 1.64a 7.56a 0.89a Chồi tốt 4 150 18 3.72b 1.41b 5.44b 0.66b Chồi trung bình 5 200 18 2.50c 0.81 c 3.44c 0.47cd Chồi trung bình LSD0.5 0.44 0.15 0.41 0.15 CV% 5.46 5.56 3.01 8.99

a, b, c, … thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa ở mức độ tin cây P>0.01 theo phương pháp Duncan

Chú thích:

- Chồi tốt: chồi mập, xanh đậm

- Chồi trung bình: chồi nhỏ, xanh nhạt - Chồi kém: chồi nhỏ, vàng nhạt.

25

Qua 40 ngày nuôi cấy, hệ số nhân chồi đạt được ở các CT thí nghiệm có sự sai khác ở mức ý nghĩa 99%, biến động từ 1.44 lần đến 4.56 lần. Trong đó, nồng độ 100ml/l (CT 3) cho hệ số nhân chồi đạt cao nhất (4.56 lần), tiếp theo đến các CT 4 (3.72 lần), CT 5 (2.50 lần), CT đối chứng (1.44 lần) . Không có sự sai khác ý nghĩa giữa CT 2 (50ml/l), 4 (150ml/l), 5(200ml/l).

Đối với biến động số lá ở các CT thí nghiệm có sự sai ở mức độ tin cậy 99%, biên động từ 3.11 lá/chồi đến 7.56 lá/chồi. Trong đó ở CT 3 (100ml/l) cho biến động số lá cao nhất đạt 7.56 lá/chồi, tiếp đến là các CT 2 ( 5.56 lá/chồi), CT 4 (5.44 lá/chồi), CT 5 (3.44 lá/chồi) và cho biến động số lá thấp nhất ở CT đối chứng (3.11 lá/chồi).

Ở chỉ tiêu biến động chiều cao các CT có sự sai khác với CT đối chứng ở mức tin cậy 99%, biến động từ 0.28 cm/chồi đến 1.64cm/chồi. Trong đó ở CT bổ sung 100ml/l (CT 3) cho biến động chiều cao lớn nhất (1.64 cm/chồi), tiếp đến là CT 4 (1.41 cm/chồi), CT 5 (0.81 cm/chồi) và CT 2 (0.63 cm/chồi).

Biến động khối lượng ở các CT thí nghiệm có sự sai khác so với CT đối chứng ở mức độ tin cậy 99%. Khối lượng biến động từ 0.43 g/chồi (CT đối chứng) đến 0.89g/chồi. Trong đó biếng động khối lượng đạt cao nhất ở CT 3 (0.98 g/chồi),CT 4(0.66 g/chồi), CT 2(0.61 g/chồi), và CT 5 (0.47 g/chồi).

Bằng mắt thường ta có thể nhận thấy chất lượng của chồi ở CT bổ sung 100ml/l (CT 3) cho chất lượng chồi tốt nhất, lá rộng xanh thẫm, chồi mập. Ở các CT khác chất lượng thấp hơn so với CT 3.

Kết quả nghiên cứu này đồng thuận với các nghiên cứu trước đó của Nguyễn Thị Sơn (2014) [19] trên đối tượng lan Thạch Hộc Thiết Bì sử dụng nước dừa với nồng độ 100ml/l nước dừa được đánh giá là tốt nhất cho hệ số nhân chồi. Ngược lại, cũng có một số tác giả công bố môi trường bổ sung 200 ml/l nước dừa là môi trường phù hợp với sự sinh trưởng trên đối tượng lan Hài Hồng [2]. Nguyên nhân có thể do sự khác biệt về loài.

Kết luận: từ kết quả trên ta thấy bổ sung 100ml/l nước dừa vào môi trường nuôi cấy cho tác động tích cực đến khả năng sinh trưởng và tích lũy sinh khối in vitro lan Thạch Hộc Tía.

26

4.2. Kết quả ảnh hưởng của dịch nghiền chuối đến khả năng sinh trưởng và tích

lũy sinh khối in vitro lan Thạch Hộc Tía

Bảng 4.2: Ảnh hưởng của dịch nghiền chuối đến khả năng sinh trưởng và tích

lũy sinh khối in vitro lan Thạch Hộc Tía

CT Nồng độ(g/l) Tổng số chồi vào mẫu/CT Chỉ số theo dõi HSN Biến động chiều cao (cm) Biến động số lá Biến động khối lượng (g) Chất lượng chồi 1(ĐC) 0.0 18 1.56c 0.46d 3.11c 0.17d Chồi kém 2 50 18 2.50b 0.77c 5.11b 0.29d Chồi trung bình 3 100 18 3.55a 1.34a 7.22a 1.03a Chồi tốt 4 150 18 2.83b 1.12ab 5.22b 0.79b Chồi tốt 5 20 18 2.45b 0.91b 3.44c 0.54c Chồi trung bình LSD0.5 0.70 0.22 0.28 0.13 CV% 9.09 8.61 2.18 8.82

a, b, c, … thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa ở mức độ tin cây P>0.01 theo phương pháp Duncan

Chú thích:

- Chồi tốt: chồi mập, xanh đậm

- Chồi trung bình: chồi nhỏ, xanh nhạt - Chồi kém: chồi nhỏ, vàng nhạt

a, b, c, … thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa ở mức độ tin cây P>0.01 theo phương pháp Duncan

Qua 40 ngày nuôi cấy, hệ số nhân chồi đạt được ở các CT thí nghiệm có sự sai khác ở mức ý nghĩa 99%, biến động từ 0.46 lần đến 1.34 lần. Trong đó, nồng độ 100 g/l (CT 3) cho hệ số nhân chồi đạt cao nhất (1.34 lần), tiếp theo đến các CT 4 (1.12 lần), CT 5 (0.91 lần), CT đối chứng (1.44 lần) . Không có sự sai khác ý nghĩa giữa CT 2, 4, 5.

27

Đối với biến động số lá ở các CT thí nghiệm có sự sai ở mức độ tin cậy 99%, biên động từ 3.11 lá/chồi đến 7.22 lá/chồi. Trong đó ở CT 3 (100g/l) cho biến động số lá cao nhất đạt 7.22 lá/chồi, tiếp đến là các CT 4 ( 5.22 lá/chồi), CT 2 (5.11 lá/chồi), CT 5 (3.44 lá/chồi) và cho biến động số lá thấp nhất ở CT đối chứng (3.11 lá/chồi).

Ở chỉ tiêu biến động khối lượng các CT có sự sai khác với CT đối chứng ở mức tin cậy 99%, biến động từ 0.17g/chồi đến 1.03g/chồi. Trong đó ở CT bổ sung 100g/l (CT 3) cho biến động chiều cao lớn nhất (1.03 cm/chồi), tiếp đến là CT 4 (0.79 g/chồi), CT 5 (0.54 g/chồi) và CT 2 (0.29 g/chồi) và cuối cùng là CT đối chứng ( 0.17 g/chồi).

Biến động chiều cao ở các CT thí nghiệm có sự sai khác so với CT đối chứng ở mức độ tin cậy 99%. Biến động chiều cao đạt được ở các CT thí nghiệm có sự sai khác ở mức ý nghĩa 99%, biến động từ 0.46 cm/chồi đến 1.34 cm/chồi. Trong đó, nồng độ 100 g/l (CT 3) cho biến động chiều cao lớn nhất (1.34 cm/chồi), tiếp theo đến các CT 4 (1.12 cm/chồi), CT 5 (0.91 cm/chồi), CT đối chứng (1.44 cm/chồi) . Không có sự sai khác ý nghĩa giữa CT 2, 4, 5.

Bằng mắt thường ta có thể nhận thấy chất lượng của chồi ở CT bổ sung 100ml/l (CT 3) cho chất lượng chồi tốt nhất, lá rộng xanh thẫm, chồi mập. Ở các CT khác chất lượng thấp hơn so với CT 3.

Hoàng Thị Giang(2010) [7] nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường có bổ sung dịch nghiền chuối trên lan Hài Hằng, kết quả cho thấy việc bổ sung dịch nghiền chuối vào môi trường nhân nhanh bổ sung 100g/l dịch nghiền chuối vào môi trường có ảnh hưởng tích cực đến chồi. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả đã được công bố của tác giả.

Kết luận: bổ sung dịch nghiền chuối ở nồng độ 100g/l phù hợp cho việc phát sinh hình thái và hệ số nhân chồi lan Thạch Hộc Tía.

4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết khoai tây đến khả năng sinh

trưởng và tích lũy sinh khối in vitro lan Thạch Hộc Tía.

Bảng 4.3: Ảnh hưởng của dịch chiết khoai tây đến khả năng sinh trưởng và

28 CT Nồng độ(g/l) Tổng số chồi vào mẫu/CT Chỉ số theo dõi Biến động HSN Biến động chiều cao (cm) Biến động số lá Biến động khối lượng (g) Chất lượng chồi 1(ĐC) 0.0 18 1.50d 0.28d 3.44d 0.40d Chồi kém 2 60 18 2.17c 0.73c 5.44b 0.58c Chồi trung bình 3 75 18 3.72a 1.30a 7.22a 1.10a Chồi tốt 4 90 18 2.72b 1.24a 4.44b 0.75b Chồi trung bình 5 105 18 2.83b 0.93b 3.78c 0.48cd Chồi trung bình LSD0.5 0.36 0.14 0.47 0.16 CV% 5.02 5.69 3.57 9.08

a, b, c, … thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa ở mức độ tin cây P>0.01 theo phương pháp Duncan

Chú thích:

- Chồi tốt: chồi mập, xanh đậm

- Chồi trung bình: chồi nhỏ, xanh nhạt - Chồi kém: chồi nhỏ, vàng nhạt

Qua 40 ngày nuôi cấy, hệ số nhân chồi đạt được ở các CT thí nghiệm có sự sai khác ở mức ý nghĩa 99%, biến động từ 1.50 lần đến 3.72 lần. Trong đó, nồng độ 75g/l (CT 3) cho hệ số nhân chồi đạt cao nhất (3.27 lần), tiếp theo đến các CT 5 (2.83 lần), CT 4 (2.72 lần), CT 2 (2.17 lần)CT đối chứng (1.44 lần) . Không có sự sai khác ý nghĩa giữa CT 2, 4, 5.

Đối với biến động số lá ở các CT thí nghiệm có sự sai ở mức độ tin cậy 99%, biên động từ 3.44 lá/chồi đến 7.22 lá/chồi. Trong đó ở CT 3 (75g/l) cho biến động số lá cao nhất đạt 7.22 lá/chồi, tiếp đến là các CT 2 ( 5.44 lá/chồi), CT 4 (4.44 lá/chồi), CT 5 (3.78 lá/chồi) và cho biến động số lá thấp nhất ở CT đối chứng (3.44 lá/chồi).

29

Ở chỉ tiêu biến động chiều cao các CT có sự sai khác với CT đối chứng ở mức tin cậy 99%, biến động từ 0.28 cm/chồi đến 1.30cm/chồi. Trong đó ở CT bổ sung 75g/l (CT 3) cho biến động chiều cao lớn nhất (1,30 cm/chồi), tiếp đến là CT 4 (1.24 cm/chồi), CT 5 (0.93cm/chồi) và CT 2 (0.73cm/chồi).

Biến động khối lượng ở các CT thí nghiệm có sự sai khác so với CT đối chứng ở mức độ tin cậy 99%. Khối lượng biến động từ 0.40 g/chồi (CT đối chứng) đến 1.10g/chồi. Trong đó biếng động khối lượng đạt cao nhất ở CT 3 (1.10 g/chồi),CT 4 (0.75 g/chồi), CT 2 (0.58 g/chồi), và CT 5 (0.48 g/chồi).

Về chất lượng chồi khi quan sát thấy rằng ở CT chồi thu được có chất lượng tốt lá xanh thẫm, chồi mập. Các CT thí nghiệm còn lại cho chất lượng chồi trung bình.

Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả của Mai Thị Phương Hoa, Đỗ Tiến Vinh (2018) [8] nghiên cứu trên đối tượng lan Thạch Hộc Thiết Bì (Dendrobium officinale Kimura et Migo) kết quả thí nghiệm cho thấy việc bổ sung 75g/l khoai tây đều cho kết quả tăng sinh tương đối cao. Kết quả của chúng tôi phù với kết quả đã được công bố của tác giả

Kết luận việc bổ sung 75g/l khoai tây vào môi trường nuôi cấy có tác động tích cực đến hệ số nhân chồi, chiều cao, số lá và khối lượng tươi của lan Thạch Hộc Tía.

30

4.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của casein đến khả năng sinh trưởng và tích

lũy sinh khối in vitro lan Thạch Hộc Tía

Bảng 4.4: Ảnh hưởng của casein đến khả năng sinh trưởng và tích lũy sinh

khối in vitro lan Thạch Hộc Tía

CT Nồng độ(g/l) Tổng số chồi vào mẫu/CT Chỉ số theo dõi HSN Biến động chiều cao (cm) Biến động số lá Biến động khối lượng (g) Chất lượng chồi 1(ĐC) 0.0 18 1.39c 0.25d 3.33c 0.53d Chồi kém 2 0.05 18 2.31b 0.65c 3.33b 0.79c Chồi trung bình 3 0.1 18 3.67a 1.37a 7.11a 1.23a Chồi tốt 4 0.15 18 3.33a 1.28a 5.22b 0.93b Chồi trung bình 5 0.2 18 2.17b 0.91b 3.44c 0.72c Chồi trung bình LSD0.5 0.43 0.11 0.44 0.09 CV% 6.12 4.25 3.32 4.007

a, b, c, … thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa ở mức độ tin cây P>0.01 theo phương pháp Duncan

Chú thích:

- Chồi tốt: chồi mập, xanh đậm

- Chồi trung bình: chồi nhỏ, xanh nhạt - Chồi kém: chồi nhỏ, vàng nhạt

Sau 7 tuần theo dõi, chỉ tiêu hệ số nhân chồi với giá trị LSD0.5 là 0.43 hệ số nhân chồi của các CT tăng khi tăng nồng độ. Khi tăng nồng độ casein từ 0 -0.1g/l tương ứng từ CT1 – CT3, hệ số nhân chồi biến động từ 2.31 – 3.67 lần, đặc biệt là ở CT3 nồng độ 3g/l cho biến động hệ số nhân chồi cao nhất đạt 3.67 lần. Tuy nhiên khi tăng nồng độ lên hệ số nhân chồi giảm từ 3.33 lần ở CT4 xuống còn 2.17 lần ở CT5

Từ bảng 4.4 nhận thấy khi bổ sung casein với nồng độ từ 0 – 1g/l biến động chiều cao chồi cao hơn CT ĐC. Trong đó ở CT3 biến đọng chiều cao là 1.37 cm. ở

31

CT4 và CT5 chiều cao lần lượt là 1.28 và 0.91 cm so với CT ĐC (0.28) sai khác này không có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 99%.

Về biến động số lá của chồi, theo kết quả ở bảng 4.4 cho thấy: biến động số lá tăng từ 3.33 lá/chồi đến 7.11 lá/chồi trong đó CT 3 (0.1g/l) cho biến động số lá cao nhất (7.11). Nhưng khi tăng nồng độ nên thì số lá giảm xuống 5.22 ở CT4 và 3.44 ở CT5. Khi không sử dụng thì số lá tăng rất thấp chỉ đạt 3.33 lá/chồi

Ở CT3 khối lượng trung bình của chồi (1.23g) lớn hơn CT ĐC và các CT còn lại. Giá trị khối lượng trung bình thu được ở CT2, CT4 không có sự thay đổi nhiều (lần lượt đạt 0.79, 0.93g) 2 CT này sai khác không có ý nghĩa so vơi CT ĐC ở độ tin cậy 99%. Ở CT5 cho khối lượng thấp nhất 0.72 so với CT ĐC (0.43g) sai khác không có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 99%

Đáng giá về chất lượng chồi của CT2,3,4,5 đều cho chồi cho chất lượng tốt hơn so với CT ĐC. Các CT 2,4,5 chồi thu được có chất lượng trung bình chồi nhỏ, lá có màu xanh nhạt. Riêng ở CT 3 chồi thu được có chất lượng tốt nhất chồi mập, lá xanh đậm

Kết luận: khi bổ sung casein ở nồng độ 0.1g/l vào môi trường nuôi cấy đã gia tăng hệ số nhân chồi, chiều cao, số lá và cả trọng lượng chồi lan Thạch Hộc Tía.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của chất hữu cơ đến sinh trưởng và tích lũy sinh khối in vitro lan thach hộc tía (dendrobium officinale kimura et migo (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)