Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tảo spirulina đến khả năng sinh trưởng và tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của chất hữu cơ đến sinh trưởng và tích lũy sinh khối in vitro lan thach hộc tía (dendrobium officinale kimura et migo (Trang 41)

và tích lũy sinh khối in vitro lan Thạch Hộc Tía.

Trong tảo spirulina có chứa các nhóm chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây như các vitamin, các amino acid, các chất khoáng đa lượng, vi lượng trong tảo spirulina có chứa các nhóm chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây như các vitamin, các amino acid, các chất khoáng đa lượng, vi lượng. Để đánh giá được ảnh hưởng của tảo chúng tôi tiến hành thí nghiệm và kết quả được thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 4.7: Ảnh hưởng của tảo spirulina đến khả năng sinh trưởng và tích lũy

sinh khối in vitro lan Thạch Hộc Tía

CT Nồng độ (g/l) Tổng số chồi vào mẫu/CT Chỉ số theo dõi HSN Biến động chiều cao (cm) Biến động số lá Biến động khối lượng (g) Chất lượng chồi 1 (ĐC) 0.0 18 1.44d 0.40d 3.67c 0.21d Chồi kém 2 0.03 18 2.83b 0.73c 5.44b 0.40c Chồi trung bình 3 0.05 18 4.89a 1.21a 7.78a 0.87a Chồi tốt 4 0.07 18 3.00b 0.90b 5.33b 0.60b Chồi trunh bình 5 0.09 18 1.94c 0.73c 3.89c 0.47c Chồi trung bình LSD0.5 0.20 0.20 0.20 0.10 CV% 2.53 2.5 2.53 4.12

a, b, c, … thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa ở mức độ tin cây P>0.01 theo phương pháp Duncan

Chú thích:

- Chồi tốt: chồi mập, xanh đậm

- Chồi trung bình: chồi nhỏ, xanh nhạt - Chồi kém: chồi nhỏ, vàng nhạt

36

Sau 40 ngày nuôi cấy trên môi trường bổ sung tảo spirulina với dải nồng độ từ 0 đến 0.09g/l thu được kết quả ở bảng 4.7. Kết quả cho thấy các CT môi trường bổ sung tảo spirulina có sự sai khác so với CT đối chứng.

Hệ số nhân có sự biến động ở các CT thí nghiệm có sự sai khác ở mức độ tin cậy 99%, giá trị này biến động từ 1.44 lần đến 4.89 lần. Môi trường bổ sung 0.05g/l tảo cho hệ số chồi cao nhất đạt 4.89 lần. Nếu tiếp tục tăng nồng độ tảo trên 0.05g/l thì hệ số nhân giảm dần. Cụ thể ở nồng độ 0.07g/l hệ số nhân chồi giảm từ 4.89 xuống 3.00 lần, CT bổ sung 0.09g/l giảm xuống còn 1.94 lần.

Đối với biến động số lá ở các CT có sự sai khác với CT đối chứng. Số lá sau 40 ngày nuôi cấy biến động từ 3.67 đến 7.78 lá/chồi. Biến động số lá ở CT đối chứng thấp nhất là 3.67 lá/chồi, tiếp theo là CT 5 là 3.89 lá/chồi, CT 4 là 5.33 lá/chồi, CT 2 là 5.44 lá/chồi CT 3 có biến động số lá cao nhất 7.78 lá/chồi.

Ở chỉ tiêu biến động chiều cao các CT có sự sai khác với CT đối chứng ở mức tin cậy 99%, biến động từ 0.40 cm/chồi đến 1.21cm/chồi. Trong đó ở CT bổ sung 0.05g/l (CT 3) cho biến động chiều cao lớn nhất (0.90 cm/chồi), CT 2 và 5 có chung giá trị biến động 0.73 cm/chồi

Biến động khối lượng ở các CT thí nghiệm có sự sai khác so với CT đối chứng ở mức độ tin cậy 99%. Khối lượng biến động từ 0.21 g/chồi (CT đối chứng) đến 0.87g/chồi. Trong đó biếng động khối lượng đạt cao nhất ở CT 3 (0.87 g/chồi),CT 4(0.60 g/chồi), CT 5(0.47 g/chồi), và CT 2(0.40 g/chồi).

Đã có nghiên cứu bổ sung tảo spirulina vào môi trường nhân chồi trên đối tượng lan hài hồng. Nguyễn Thị Cúc (2014) [2] đã xác định môi trường bổ sung 50mg/l tảo spirulina cho số chồi đạt cao nhất là 4,0 lần cấy. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của tác giả.

Từ kết quả thí nghiệm trên kết luận rằng môi trường MS bổ sung 50mg/l tảo spirulina thích hợp cho quá trình sinh trưởng và tích lũy sinh khối lan Thạch Hộc Tía.

37

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Kết quả nghiên cứu của đề tài khẳng định rằng chất hữu cơ có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và tích lũy sinh khối in vitro lan Thạch Hộc Tía. Cụ thể như sau:

Bổ sung nước dừa làm tăng khả năng sinh trưởng và tích lũy sinh khối in vitro

lan Thạch Hộc Tía. Trong các nồng độ nghiên cứu (từ 0-200 ml/l), bổ sung 100ml/l nước dừa cho hệ số nhân, số lá, chiều cao và cả khối lượng tươi đều cao nhất lần lượt là 4,56 lần, 7.56 lá/chồi, 1,64 cm, 0,89g.

Bổ sung 100g/l chuối hệ nhân chồi trong thí nghiệm đạt 3.55 lần, ở các chỉ tiêu khác như biến động chiều cao, số lá, khối lượng tươi của chồi cũng đạt giá trị cao nhất lần lượt là 1.34cm, 7.22 lá/chồi, 1.03 g và cho chất lượng chồi mập, xanh đậm.

Bổ sung khoai tây và môi trường thích hợp cho quá trình sinh trưởng và tích lũy sinh khối in vitro lan Thạch Hộc Tía. Trong các nồng độ nghiên cứu (từ 0- 105ml/l), bổ sung 75g/l khoai tây cho hệ số nhân chồi 3.72 lần chiều cao, số lá, khối lượng tươi của chồi thu được đạt giá trị cao nhất lần lượt là 1.30 cm, 7.22 lá/chồi, 1.10 g.

Chiều cao, số lá, hệ số nhân và khối lượng đạt 1.37cm, 7.11 lá/chồi, 1.23 lần, 3.67g khi bổ sung 0,1g/l và chất lượng chồi sau 40 ngày nuôi cấy cũng có hình thái xanh thẫm và mập khi bổ sung 0.1g/l casein.

Khi bổ sung 0.1g/l myo-inositol có ảnh hưởng tích cực đến sinh trưởng và tích lũy sinh khối in vitro lan Thạch Hộc Tía. Trong các nồng độ nghiên cứu (từ 0- 0.2g/l) ở nồng độ 0.1g/l cho hệ số nhân chồi, số lá, khối lượng và chiều cao đạt giá trị cao nhất trong thí nghiện này lần lượt là 3.67 chồi/mẫu, 6.89 lá/chồi, 1.03g và 1.37cm.

Cao nấm bổ sung ở nồng độ 3g/l cho hệ số nhân chồi 4,56 lần, khối lượng đạt 0.89, số lá đạt 2.11 lá/chồi, chiều cao chồi đạt 1.64 cm.

Tảo spirulina có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và tích lũy sinh khối chồi lan Thạch Hộc Tía. Môi trường cho hệ số nhân chồi cao nhất đạt 4.89 lần, chiều cao đạt 1.21cm, số lá 2.11 lá/chồi, trọng lượng 0.87g khi bổ sung 50mg/l, cho chất lượng chồi tốt nhất trong thí nghiệm.

38

5.2. Kiến nghị

Nghiên cứu môi trường nuôi cấy loại bỏ hoàn toàn các chất điều tiết sinh trưởng .

Nghiên cứu kết hợp các hợp chất hữu cơ đến sinh trưởng và tích lũy sinh khối lan Thạch Hộc Tía.

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân giống lan Thạch Hộc Tía từ hạt

Tách chiết hợp chất trong cây lan Thạch Hộc bổ sung vào thực phẩm chức năng: Cao Thạch Hộc, đồ uống, nước giải khát, ...

39

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng việt

1. Ngô Xuân Bình, Võ Hà Giang(2010), “Nghiên cứu kĩ thuật nhân giống phong lan Đuôi Chồn Rhynchostylis retusa [L.] blume bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào”, Tạp chí nông nghiệm & phát triển nông thôn, (146), trang 25-30. 2. Nguyễn Thị Cúc, Nguyễn Văn Kết, Dương Tấn Nhựt, Nguyễn Thị Kim Lý(2014).

“Nghiên cứu ảnh hưởng của một số hợp chất hữu cơ liên quan đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lan hài hồng (Paphiopedilum delenatii) in vitro”., Tạp chí sinh học, 36, 251-254.

3. Nguyễn Kim Dung, Nguyễn Văn Việt, Bùi Văn Thắng(2016). “Nhân giống lan hoàng thảo ý thảo ba màu (Dendrobium gratiosissimum reichenb.f) bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro”, Tạp chí khoa học và công nghệ lân nghiệm, 16, 157-158.

4. Đặng Văn Đông(2004), Công nghệ mới trồng hoa cho thu nhập cao, Nxb Lao Động và Xã Hội, Hà Nội.

5. Lê Trần Đức(2008), Cây thuốc Việt Nam, NXB Nông nghiệm, trang 962 – 965. 6. Đỗ Đăng Giáp, Phạm Ngọc Vinh, Trần Trọng Tuấn, Nguyễn Thị Huyền Trang, Phạm

Ngô Ánh Thư, Thái Xuân Du(2012). “Tăng hệ số nhanh nhanh chồi chuối Laba (Musa SP.) nuôi cấy in vitro bằng sử dụng ánh sáng, myo-inositol và adenin sulphate”, Tạp chí sinh học, 34, 183-184.

7. Hoàng Thị Giang, Nguyễn Quang Thạch, Mạch Hồng Thắm, Đỗ Thị Thu Hà(2010), “Nghiên cứu nhân giống in vitro và nuôi trồng lan hài quý P. hangianum perner Gurss (Hài hằng) thu thập ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học và phát triển, 8, 195-198.

8. Mai Thị Phương Hoa, Đỗ Tiến Vinh(2018).” Nuôi cấy protocorm lan Thạch Hộc thiết bì (Dendrobium officinale Kimura et Migo) in vitro”, Tạp chí khoa học và công nghệ, 3, 52-57.

9. Đỗ Thị Hào(2015), Nghiên cứu nhân giống lan Thạch Hộc Tía (Dendrobium nobile Lindl) từ hạt bằng phương pháp nuôi cấy mô tại Trường đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Trường đại Học Nông Lâm Thái nguyên.

40

10. Nguyễn Thị Diệu Hoa(2017), “ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến khả năng nhân nhanh và biện phát ký thuật đến sinh trưởng của giống lan Thạch Hộc Tía (Dendrobium officinale Kimura et Migo) tại Thái Nguyên”, Luận văn Thạc sỹ cây trồng, Trường Đai học Nông Lâm Thái Nguyên.

11. Hoàng Thị Hằng, Nguyễn Huỳnh Trâm Anh(2017),Xây dựng quy trình nuôi cấy

in vitro lan Thạch Hộc Tía(Dendrobium officinale Kimura et Migo) trên môi trường hữu cơ chứa phân trùn quế( Perionyx Excavatus )kết hợp với bột sắn dây (Pueraria Thomsoni). Hội nghị khoa học toàn quốc 2017 Sinh lý thực vật ứng dụng trong công nghệ cao, Trường Đại học Lạc Hồng tháng 12 năm 2017

12. Vũ Ngọc Lan, Nguyễn Thị Lý Anh (2013), “Nhân giống in vitro loài lan bản địa Dendrobium nobile Lindl”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 11, số 7, 917- 925.

13. Đỗ Tất Lợi(2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, trang 628 – 642

14. Phí Thị Cẩm Miêu(2012), “ Nghiên cứu nhân nhanh in vitro loài lan kim tuyến (Anoectochilus Setaceus Blume)”, Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên.

15. Hoàng Thị Nga, Nguyễn Quang Thạch, Đỗ Đức Thịnh(2008), “Xây dựng quy trình nhân nhanh giống địa lan Hồng hoàng (Cymbidium iridioides) bằng kĩ thuật nuôi cấy mô”, Tạp chí Khoa học kĩ thuật Nông Nghiệm, 4: 387-394. 16. Nguyễn Văn Song (2011), “Nhân nhanh in vitro lan Kim Điệp (Dedrobium

chysotoxum)- một loài lan có nguy cơ tuyệt chủng”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 64: 127-136.

17. Nguyễn Thị Sơn, Trần Thế Mai, Hoàng Thị Nga, Nguyễn Thị Lý Anh (2013), “Nghiên cứu ứng dụng hệ thống bioreator plantima trong nhân giống loài lan Hoàng thảo Thạch Hộc (Dendrobium nobile Lindl)”, Tạp chí Nông nghiệm và Phát triển nông thôn, 2: 28-34.

41

18. Nguyễn Thị Sơn, Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Lý Anh (2014), “Nhân dòng vô tính cây lan hồ điệp Phalaenopsis sogo yukidian”. Tạp trí khoa học và phát triển, 12, 1289-1291.

19. Nguyễn Thị Sơn, Từ Bích Thủy, Đặng Thị Nhàn và cs (2014), “Nhân giống in vitro lan Dendrobium Officinale Kimura Et Migo (Thạch Hộc Thiết Bì)”. Tạp chí khoa học và phát triển, 12, 1277.

20. Nguyễn Quỳnh Trang, Vũ Thị Huệ, Khuất Thị Hải Ninh và cs (2013), “Nhân giống in vitro lan phi điệp tím (Dendrobium anosmum)”. Tạp trí khoa học và công nghệ lâm nghiệm, 3, 17.

21. Nguyễn Thị Huyền Trang, Đặng Thị Kim Thúy, Đỗ Đức Thăng và cs (2019). “Ứng dụng các hợp chất hữu cơ thay thế nguồn Nitrate vô cơ trong môi trường nuôi cấy sinh khối và thử hoạt tính sinh học của cây Lan kin tuyến (Anoectochilus formosanus HAYATA) in vitro”. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 55 136-139.

22. Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Lý Anh, Nguyễn Trường Sơn, Đỗ Năng Vịnh (2003), “Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống và nuôi trồnphong lan Phalaenopsis (lan Hồ Điệp)”, Báo cáo khoa học, hội nghị CNSH toàn quốc 2003, trang 850-85.

23. Đỗ Đức Thăng, Lê Đức Tuấn, Bùi Minh Trí, và cs, 2017. Ảnh hưởng của dịch chiết nấm men và peptone lên sự sinh trưởng cua cây lan gấm (Anoectochilus roxburghii) in vitro

(http://www.tapchikhoahocnongnghiep.vn/uploads/news/2017_12/15.pd).

24. Mai Thị Tâm, Vũ Thị Thu Hiền, Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Trường Sơn (1999), “Nghiên cứu và nhân nhanh giống lan Dendrobium E.R ”, Kết quả nghiên cứu khoa học nữ cán bộ giảng dạy Đại học Nông Nghiệm I.

25. Nguyễn Thị Tâm, Vũ Thị Lan, Nguyễn Thành Luân (2007), “Ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường và giá thể đến sinh trưởng của cây lan Dendrrobium hybrid in vitro”. Tạp chí khoa học và công nghệ, 3, 105-108.

42

26. Huỳnh Văn Thới (2005), Cẩm nang nuôi trồng và kinh doanh phong lan, Nxb Trẻ.

27. Nguyễn Thanh Tùng và Trương Thị Bích Phượng (2009), “ Nhân nhanh invitro cây Mỹ Dung Dạ Lan vanda denisoniana benson ”, Hội nghị CNSH toàn quốc năm 2009, 452-454.

28. Từ điển Bách khoa dược học Việt Nam, (1999), Nxb Y học.

II. Tiếng Anh

29. Parisa Shekarriz, Mohsen Kafi, Shirin Dianati Deilamy, Masoud Mirmasoumi (2014).

III. Trang web

PHẦN PHỤ LỤC

Phụ lục 1: một số hình ảnh thí nghiệm

Hình 1: Kết quả ảnh hưởng của nồng độ nước dừa

CT1: MS+30g/l Sucroza + 5g/l agar

CT2: MS+30g/l Sucroza + 5g/l agar + 50ml/l nước dừa CT3: MS+30g/l Sucroza + 5g/l agar + 100ml/l nước dừa CT4: MS+30g/l Sucroza + 5g/l agar + 150ml/l nước dừa CT5: MS+30g/l Sucroza + 5g/l agar + 200ml/l nước dừa

CT1 CT2 CT3

333 33# 33#

Hình 2: chồi lan Thạch Hộc Tía trên môi trường chuối

CT1: MS+30g/l Sucroza + 5g/l agar

CT2: MS+30g/l Sucroza + 5g/l agar + 100g/l chuối CT3: MS+30g/l Sucroza + 5g/l agar + 100g/l chuối CT4: MS+30g/l Sucroza + 5g/l agar + 150g/l chuối CT5: MS + 30g/l Sucroza + 5g/l agar + 200g/l chuối

Hình 3: Chồi lan Thạch Hộc Tía trên môi trường khoai tây

CT1: MS+30g/l Sucroza + 5g/l agar

CT2: MS+30g/l Sucroza + 5g/l agar + 45g/l chuối CT3: MS+30g/l Sucroza + 5g/l agar + 60g/l chuối CT4: MS+30g/l Sucroza + 5g/l agar + 75g/l chuối CT5: MS + 30g/l Sucroza + 5g/l agar + 90g/l chuối

Hình 4: Chồi lan Thạch Hộc Tía trên môi trường casein

CT1: MS+30g/l Sucroza + 5g/l agar

CT2: MS+30g/l Sucroza + 5g/l agar + 0.05g/l casein CT3: MS+30g/l Sucroza + 5g/l agar + 0.1g/l casein CT4: MS+30g/l Sucroza + 5g/l agar + 0.15g/l casein CT5: MS+30g/l Sucroza + 5g/l agar + 0.2g/l casein

Hình 5: chồi lan Thạch Hộc Tía trên môi trường myo-inosytol

CT1: MS+30g/l Sucroza + 5g/l agar

CT2: MS+30g/l Sucroza + 5g/l agar + 0.05g/l myo-inosytol CT3: MS+30g/l Sucroza + 5g/l agar + 0.1g/l myo-inosytol CT4: MS+30g/l Sucroza + 5g/l agar + 0.15g/l myo-inosytol CT5: MS+30g/l Sucroza + 5g/l agar + 0.2g/l myo-inosytol

Hình 6: Chồi lan Thạch Hộc Tía trên môi trường cao nấm men

CT1: MS+30g/l Sucroza + 5g/l agar

CT2: MS+30g/l Sucroza + 5g/l agar + 1.5g/l cao nấm men CT3: MS+30g/l Sucroza + 5g/l agar + 3g/l cao nấm men CT4: MS+30g/l Sucroza + 5g/l agar + 4.5 g/l cao nấm men CT5: MS+30g/l Sucroza + 5g/l agar + 6 g/l cao nấm men

Hình 7: Chồi lan Thạch Hộc Tía trên môi trường tảo spirulin

CT1: MS+30g/l Sucroza + 5g/l agar

CT2: MS+30g/l Sucroza + 5g/l agar + 0.03g/l tảo spirulin CT3: MS+30g/l Sucroza + 5g/l agar + 0.05g/l tảo spirulin CT4: MS+30g/l Sucroza + 5g/l agar + 0.07 g/l tảo spirulin CT5: MS+30g/l Sucroza + 5g/l agar + 0.09 g/l tảo spirulin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của chất hữu cơ đến sinh trưởng và tích lũy sinh khối in vitro lan thach hộc tía (dendrobium officinale kimura et migo (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)