Đánh giá về cán bộ thực hiện công tác tuyên truyền, vận động trong xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã lăng can, huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 50 - 55)

dân tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM. Trong những năm qua, thực hiện Chương trình xây dựng NTM xã Lăng Can đã huy động được gần 189 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp là 61,7 tỷ đồng; cứng hóa 45 km đường giao thông nông thôn; cải tạo, nâng cấp và xây dựng 27 công trình đầu mối, kiên cố gần 34 km kênh mưng, đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân. Đến nay, 100% thôn trên địa bàn có nhà văn hóa gắn với sân thể thao; thu nhập bình quân đầu người đạt 30,6 triệu đồng/ năm.

Ngay từ khi bắt đầu triển khai Chương trình, Ban chỉ đạo xã đã xác định công tác tuyên truyền, vận động để cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa, nội dung đồng thời là nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, có tính quyết định đến sự thành công của Chương trình.

Cán bộ lãnh đạo xã đã chủ động nghiên cứu, nắm bắt chủ trương, nội dung xây dựng NTM của Đảng và Nhà nước, cùng với công chức phụ trách trực tiếp xuống phổ biến tuyên truyền tới nhân dân tại các thôn. Vì vậy hầu hết người dân đã nhận thức rõ được vai trò chủ thể của mình trong việc xây dựng NTM, được “biết, bàn,

làm, kiểm tra, giám sát và thụ hưởng”; Nhà nước chỉ đóng vai trò định hướng,

hướng dẫn ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ.

4.3. Tình hình thực hiện công tác tuyên truyền, vận động trong xây dựng NTM của xã Lăng Can của xã Lăng Can

4.3.1. Đánh giá về cán bộ thực hiện công tác tuyên truyền, vận động trong xây dựng NTM dựng NTM

Qua số liệu điều tra về cán bộ xã và cán bộ thôn xóm trên địa bàn xã Lăng Can trên tổng số 50 cán bộ cấp xã và cấp thôn ta có thể nắm được trình độ, tình hình tập huấn của cán bộ phụ trách xây dựng NTM xã thông qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 4.3. Đánh giá trình độ cán bộ xã, thôn

STT Chỉ tiêu đánh giá Số lượng (người)

1 * Trình độ học vấn 1.1 Số người học hết lớp 12 39 1.2 Học hết lớp 7 3 1.3 Học hết lớp 8 1 1.4 Học hết lớp 9 2 1.5 Học hết lớp 10 5

2 * Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

2.1 Trình độ đại học 17 2.2 Trình độ cao đẳng 3 2.3 Trình độ trung cấp 8 2.4 Trình độ sơ cấp 6 2.5 Đi bộ đội 4 2.6 Không có bằng cấp 12

3 * Thâm niên công tác

3.1 Từ 1-5 năm 25 3.2 Từ 6-10 năm 10 3.3 Từ 11-15 năm 7 3.4 Từ 16- 20 năm 4 3.5 Từ 21-25 năm 2 3.5 Từ 25-30 năm 2

(Nguồn: Số liệu điều tra 2020)

Qua số liệu trên ta thấy hầu hết các cán bộ trên địa bàn xã đều là những người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, học vấn chỉ có một số ít cán bộ thôn xóm là chưa có trình độ, những cán bộ thôn xóm này đều là do dân bầu lên tín nhiệm bầu làm các chức vụ ở thôn xóm. Đa số cán bộ đều là những người có thâm niên công tác từ 1 đến 5 năm.

Bảng 4.4. Tình hình tập huấn cán bộ phụ trách XD NTM xã Lăng Can

STT Số lớp tập huấn được tham gia Số người

1 Từ 1-5 lớp 30

2 Từ 5-10 lớp 9

3 Không được tham gia lớp tập huấn nào 11

(Nguồn: Số liệu điều tra 2020)

Trong tổng số 50 cán bộ được điều tra thì có 39/50 người được tham gia lớp tập huấn chiếm 78%, còn lại số người không được tham gia chiếm 22%.

- Các lớp tập huấn có thời gian trung bình từ 1-5 ngày. - Thời gian tập huấn như vậy là tương đối phù hợp.

Bảng 4.5. Các phương pháp tuyên truyền phổ biến thông tin đến người dân

STT Cách thức tuyên truyền, phổ biến Số người dân được nghe phổ biến Tỷ lệ (%) Số lần tuyên truyền /1ngày

1 Qua loa truyền thanh 29 48,3 3

2 Qua các buổi họp 24 40 1

3 Cán bộ phổ biến tại nhà 7 11,7 1

Tổng cộng 60

(Nguồn: Số liệu điều tra 2020)

Nhận xét: số người dân được nghe thông tin tuyên truyền phổ biến chủ yếu là qua loa truyền thanh, số người được nghe, phổ biến qua loa truyền thanh là 29 người (chiếm 48,3%), qua các buổi họp là 24 người (chiếm 40%), cán bộ phổ biến tại nhà là 7 người (chiếm 11,7%). Những cách thức tuyên truyền, phổ biến đó là do trưởng thôn và các ban ngành thôn, xã tuyên truyền phổ biến đến người dân, có những người dân được nghe tuyên truyền phổ biến qua nhiều cách thức khác nhau. Số lần tuyên truyền nhiều nhất qua loa truyền thanh là 3 lần /ngày, qua các buổi họp và cán bộ phổ biến tại nhà là 1 lần/ngày, số lần và tần suất tuyên truyền là phù hợp.

Bảng 4.6. Đánh giá hiểu quả công tác tuyên truyền phổ biến thông tin đến người dân S TT Các hình thức tuyên truyền, phổ biến Số người được nghe phổ biến Số lần tuyên truyền /1 ngày

1 Qua loa truyền thanh 29 3

2 Qua các buổi họp 24 1

3 Cán bộ phổ biến tại nhà 7 1

Tổng cộng 60

(Nguồn: Số liệu điều tra 2020)

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy các hình thức được tuyên truyền, phổ biến thông tin đến người dân như: Qua loa truyền thanh, qua các buổi họp, và cán bộ phổ biến tại nhà. Nhưng được tuyên truyền, phổ biến nhiều nhất và hiệu quả nhất là qua loa truyền thanh với số hộ người được nghe phổ biến là 29/60 hộ và tần suất tuyên truyền là 3 lần/ngày, như vậy ta thấy được công tác tuyên truyền của cán bộ xã, thôn, xóm rất hiểu quả, hình thức tuyên truyền qua loa truyền thanh, đều được đưa đến người dân một cách nhanh nhất.

Bảng 4.7. Tổng hợp các nội dung tuyên truyền phổ biến thông tin đến người dân

(n=60)

STT Nội dung thông tin

1 lần Nhiều lần SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Thông tin tuyên truyền về phong trào xây

dựng NTM của huyện, xã 23 38,3 15 25

2 Thông tin tuyên truyền về các tấm gương

điển hình trong phong trào xây dựng NTM 18 30 17 28,3 3 Thông tin về đề án quy hoạch nông thôn

mới của địa phương 16 26,7 18 30

4 Thông tin về hiện trạng các tiêu chí NTM

của địa phương 17 28,3 21 35

5 Thông tin cụ thể về công trình xây dựng

của thôn, xã 14 23,3 25 41,7

Nhận xét:

Qua bảng trên ta thấy các nội dung được tuyên truyền nhiều lần tới người dân là cũng tương đối nhiều, được tuyên truyền nhiều nhất tới người dân là nội dung thông tin cụ thể về công trình xây dựng của thôn, xã với 25 lần tuyên truyền (chiếm 41,7%), thông tin về hiện trạng các tiêu chí nông thôn mới của địa phương với 21 (chiếm 35%) lần tuyên truyền, thông tin về đề án quy hoạch nông thôn mới của địa phương với 18 lần tuyên truyền (chiếm 30%), thông tin tuyên truyền về các tấm gương điển hình trong phong trào xây dựng NTM với 17 lần tuyên truyền (chiếm 18,3%), cuối cùng là thông tin tuyên truyền về phong trào xây dựng NTM của huyện, xã với 15 lần tuyên truyền (chiếm 25%).

Bảng 4.8. Sự tham gia của người dân trong các công việc triển khai trên địa bàn thôn, xã

(n=60)

STT Nội dung Tham

gia (hộ)

Không tham gia

(hộ)

1 Được tham gia góp ý kiến vào bản quy hoạch

chung xây dựng NTM của xã 39 21

2 Được tham gia bầu ban phát triển thôn 56 4 3 Được các thông báo về thông tin các công trình

xây dựng trên địa bàn xã 12 48

4 Được các thông báo về thông tin các công trình

xây dựng trên địa bàn thôn 53 7

5 Được tham gia họp bàn các nội dung thực hiện

khi xây dựng các công trình trên địa bàn xã 8 52

6 Được tham gia họp bàn các nội dung thực hiện

khi xây dựng các công trình trên địa bàn thôn 47 13

Nhận xét:

Qua bảng trên ta thấy sự tham gia của người dân trong các công việc triển khai trên địa bàn thôn, xã như sau: Được tham gia bầu ban phát triển thôn có 56 hộ được tham gia (chiếm 93,3%), được các thông báo về thông tin các công trình xây dựng trên địa bàn thôn có 53 hộ (chiếm 88,3%), được tham gia họp bàn các nội dung thực hiện khi xây dựng các công trình trên địa bàn thôn có 47 hộ (chiếm 78,3%), được tham gia góp ý kiến vào bản quy hoạch chung xây dựng NTM của xã có 39 hộ (chiếm 65%), được các thông báo về thông tin các công trình xây dựng trên địa bàn xã có 12 hộ (chiếm 20%), được tham gia họp bàn các nội dung thực hiện khi xây dựng các công trình trên địa bàn xã có 7 hộ (chiếm 11,6%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã lăng can, huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 50 - 55)