Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã lăng can, huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 25 - 27)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Lăng Can là xã nằm trong trung tâm huyện Lâm Bình mới được thành lập theo Nghị định số 07/2011/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2006. Tổng diện tích tự nhiên là: 7.333,42 ha, dân số: 5.990 người. Xã có 12 thôn (thôn Nặm Chã, Nặm Đíp, thôn Nà Khà, thôn Đon Bả, thôn Làng Chùa, thôn Bản Khiển, thôn Nà Mèn, thôn Phai Che A, thôn Phai Che B, thôn Bản Kè A thôn Bản Kè B, thôn Khau Quang), có tổng 1.077 hộ, tổng số nhân khẩu 5.004 người.

Phía bắc: Giáp xã Phúc Yên Phía Đông: Giáp xã Khuôn Hà

Phía Nam: Giáp Xã Thượng Lâm, xã Năng Khả huyện Na Hang Phía Tây: Giáp xã Bình An, Xã Xuân Lập

4.1.1.2. Địa hình, địa chất

Có đặc trưng của vùng núi cao chia làm hai dạng chủ yếu:

- Địa hình thung lũng: Đây là các thung lũng nằm giữa các núi đá vôi là vùng đất bằng hình thành vùng sản xuất nông nghiệp, các bãi trồng rau màu và các tụ điểm dân cư.

- Địa hình núi cao: chủ yếu là các đồi núi có độ dốc lớn, phân làm hailoại: đồi núi đất và đồi núi đá vôi. Đặc điểm của địa hình này là độ dốc lớn, địa hình chia cắt, đi lại khó khăn.

4.1.1.3.Đặc điểm khí hậu, thủy văn * Khí hậu

Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, mùa mưa thường từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, khí hậu nóng ẩm, lượng mưa cả năm thường tập chung vào mùa này (chiếm khoảng 75% đến

80% lượng mưa cả năm). Mùa khô khí hậu khô hanh kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa thấp, nhiệt độ có thể xuống thấp hơn 40C.

Nhiệt độ trung bình năm 23,40C, độ ẩm không khí 80-86%, lượng mưa trung bình 1.800-2.200 mm, số giờ nắng bình quân 1.436 giờ/năm, tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 6, 7, 8, 9.

* Thủy văn

Hệ thống suối, ao, và hồ khá phong phú, địa bàn xã có diện tích mặt nước của hồ thủy điện Tuyên Quang. Hệ thống suối và các khe nước từ núi chảy ra là nguồn nước chủ yếu để dùng cho sinh hoạt và tưới nước cho cây trồng.

4.1.2.Tình hình kinh tế - xã hội

4.1.2.1.Tình hình phát triển kinh tế * Cơ cấu kinh tế

Bảng 4.1 Cơ cấu kinh tế của xã Lăng Can qua 3 năm 2017 - 2019

STT Chỉ tiêu 2017 2018 2019 SL (tỷ.đ) CC (%) SL (tỷ.đ) CC (%) SL (tỷ.đ) CC (%) Tổng giá trị sản xuất 4.231,45 100,00 5.516,74 100,00 6.032,65 100,00 1 Nông nghiệp 2.003,60 47,35 2.819,40 51,11 2.919,11 48,39 2 TTCN, xây dựng 1.192,78 28,19 1.411,42 25,58 1.505,89 24,96 3 Thương mại, dịch vụ 1.035,07 24,46 1.285,92 23,31 1.607,65 26,65

(Nguồn: UBND xã Lăng Can)

Qua bảng trên ta thấy, kinh tế của xã Lăng Can có sự gia tăng giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ và công nghiệp, xây dựng, sản xuất nông nghiệp đều có sự tăng lên rõ rệt. Trong đó, ngành nông nghiệp có sự tăng lên mạnh nhất. Để đạt được điều đó là nhờ có sự áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển và đem lại hiệu quả cao, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động, nâng cao đời sống của nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã lăng can, huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 25 - 27)