Đánh giá sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã lăng can, huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 55)

Người dân tại địa phương đã tích cực tham gia hiến đất, đóng góp kinh phí và ngày công lao động cho các hoạt động trong xây dựng, tu sửa các công trình tại thôn, xóm, đây cũng là hoạt động mà trước đây chỉ có các nhà thầu xây dựng đảm nhận, nhưng hiện nay các công trình xây dựng đều có sự chung tay góp sức của người dân.

Bảng 4.9. Người dân đóng kinh phí xây dựng các công trình nông thôn

(n=60) STT Hoạt động Tổng Số người tham gia Tỷ lệ (%) Tổng số tiền (ng đ) 1 Đường GT của xã 20 33,3 9000 2 Công trình VH, TD, TT 43 71,6 4500 3 Xây dựng trường học 15 25 3000 4 Nhà văn hóa 34 56,6 5500

5 Đường GT của thôn 14 23,3 2500

6 Đường GT của xóm 21 35 4800

7 Đường nội đồng 17 28,3 1700

8 Nghĩa trang nhân dân 13 21,6 2100

9 Hệ thống thoát nước 7 11,6 1400

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2020)

Qua các bảng trên ta thấy sự đóng kinh phí của người dân trong xây dựng các công trình nông thôn. Trong tổng 60 hộ được điều tra tại địa bàn nghiên cứu,

người dân đã tích cực tham gia đóng góp kinh phí để xây dựng các công trình nông thôn.

Bên cạnh đóng góp kinh phí, người dân tại địa phương còn đóng góp ngày công lao động xây dựng các công trình nông thôn. Việc đóng góp ngày công lao động cho các hoạt động xây dựng công trình của người dân tại xóm được hoàn thành do chính tay của người dân và chính công sức của họ đã làm nên được con đường ngày hôm nay.

Bảng 4.10. Người dân tham gia lao động xây dựng công trình nông thôn

(n=60) STT Hoạt Động Tổng số người tham gia (người) Tỷ lệ (%) Tổng số ngày công lao động (công) 1 Đường GT của xã 3 5 5 2 Công trình VH, TD, TT 2 3,3 3 3 Trường học 1 1,6 2 4 Nhà VH thôn 7 11,6 10

5 Đường GT của thôn 21 35 50

6 Đường GT của xóm 15 25 41

7 Đường nội đồng 3 5 15

8 Hệ thống thoát nước của xóm 1 1,6 2

(Nguồn: Số liệu điều tra 2020)

Nhận xét:

Kết quả từ bảng trên cho ta thấy người dân tham gia lao động xây dựng công trình nông thôn như sau: Đường GT của thôn với số người tham gia nhiều nhất là 21 người với tổng số ngày công lao động là 50 công; Đường GT của xóm có 15 người, với 41 ngày công lao động; Nhà VH thôn có 7 người,với 10 ngày công lao động; Đường nội đồng có 3 người tham gia với 15 ngày công; Đường GT của xã có 3 người với 5 ngày công; Công trình VH, TD, TT có 2 người tham gia với 3 ngày công; Trường học có 1 người với 2 ngày công; Hệ thống thoát nước của xóm với 1 người và 2 ngày công.

Bảng 4.11. Kết quả của công tác vận động trong xây dựng cơ sở hạ tầng

(n=60)

STT Chỉ tiêu

Hài lòng Không hài lòng SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Hài lòng với các hình thức tuyên truyền,

vận động, huy động của xã, thôn 57 95 3 5

2 Sự huy động của xã, thôn có vượt quá

khả năng đóng góp của gia đình 8 13,3 52 86,7 3 Sự công khai minh bạch các thông tin

của công trình 60 100 0 0

4 Tham gia quản lý, sử dụng các công

trình trên địa bàn xã, thôn 53 88,3 7 11,7

5 Mức độ sẵn sàng đóng góp khi tiếp tục

xây dựng các công trình của thôn, xã. 60 100 0 0

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2020)

Mọi người đều nhận thức được là các công trình này sau khi xây dựng thì người được hưởng lợi là người dân và mọi người đều sẵn sàng nếu phải tiếp tục đóng góp để nâng cấp hoặc xây dựng các công trình mới.

Các công trình đều được công khai minh bạch sau khi xây dựng và người dân đều được tham gia quản lí sử dụng các công trình trên địa bàn

Sự tham gia một cách tự nguyện của người dân vào công việc chung của xóm chính là nguyên nhân cơ bản sự hoàn thành các hoạt động mà xã đã ưu tiên thực hiện. Đó cũng chính là nền tảng của sự thành công trong việc xây dựng mô hình NTM ở đây.

4.4. Phân tích SWOT những thuận lợi, khó khăn trong công tác tuyên truyền, vận động người dân trong việc tham gia xây dựng mô hình NTM

Điểm mạnh Điểm yếu

Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành: Trong những năm vừa qua, đặc biệt trong năm 2019, cấp ủy, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội xã đã nhận thức sâu sắc và thực hiện quyết liệt để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. Nhận thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong xã đã có sự thay đổi tích cực. Đảng bộ, chính quyền xã vững mạnh, đoàn kết đây là điều kiện quan trọng để triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM đảm bảo hiệu quả.

Về địa bàn: nhân dân tại địa phương đoàn kết, đồng lòng, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất cơ bản đáp ứng yêu cầu, điều kiện đất đai thuận lợi... đây là những điều kiện để thực hiện có hiệu quả Chương trình, nhất là phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của nhân dân.

Nhờ có thành tựu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong thời gian

Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, mức thu nhập bình quân đầu người còn thấp so với tiêu chí. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông thôn chưa đồng bộ như: cơ sở vật chất trường lớp học còn thiếu, cơ sở vật chất văn hóa, công trình nước sạch chưa hoàn thiện. Phát triển sản xuất hàng hóa chưa tương xứng với tiềm năng.

Diện tích đất tự nhiên của xã chủ yếu là đồi núi (chiếm trên 80%); diện tích đất trồng lúa và đất trồng cây màu ít... do đó, việc lập và triển khai thực hiện các quy hoạch, đề án, dự án về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung nhằm nâng cao thu nhập của nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Xuất phát điểm thấp, năm 2011 khi bắt đầu triển khai thực hiện, xã Lăng Can đạt 3/19 tiêu chí trong bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng NTM (tiêu chí về Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật; tiêu chí Quốc phòng và An ninh; tiêu chí về Y tế).

Bên cạnh đó do đội ngũ cán bộ, công chức xã và Ban phát triển các thôn khi triển khai thực hiện chương trình đa

qua. Trước tiên là những đầu tư của Nhà nước đã làm thay đổi bộ mặt của nông thôn, trong những năm trở lại đây trên địa bàn xã đường giao thông được mở mới và nâng cấp, công trình thủy lợi được đầu tư đảm bảo nước tưới cho cả xã; cơ sở hạ tầng Trường học, Trạm y tế xã, hệ thống điện,nằm trung tâm huyện nên được ưu tiên,chú trọng đầu tư phát triển ...là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn trong thời gian tới. Cũng nhờ có thành tựu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà thu nhập của người dân được tăng lên. Sự tham gia, hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã là cơ sở để thực hiện thành công các nội dung chỉ tiêu trong xây NTM mới.

số làm việc kiêm nhiệm, chưa có kinh nghiệm thực tiễn về xây dựng NTM, vì vậy trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các tiêu chí còn lúng túng.

Cơ hội Thách thức

Lăng Can có hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, sơn thủy hữu tình, là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc thiểu số trong vùng. Bên cạnh đó, diện tích mặt nước hồ sinh thái rộng lớn với nhiều điểm thăm quan, trải nghiệm hấp dẫn.

Bước vào xây dựng NTM, xã Lăng Can gặp rất nhiều hạn chế do xuất phát điểm thấp, như: cơ sở hạ tầng thiếu thốn; đời sống của người dân còn nhiều khó khăn; các dân tộc còn lưu giữ nhiều tập quán, phong tục lạc hậu ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất. Với sự cố gắng, nỗ lực của chính quyền và người dân cùng

Những năm gần đây xã đã triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư tập trung phát triển và nhân rộng mô hình du lịch cộng đồng homestay,du lịch văn hóa tâm linh, khuyến khích phát triển các dịch vụ phục vụ du lịch như: các dịch vụ trải nghiệm, quà lưu niệm.

Song song với du lịch sinh thái việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn cũng được người dân quan tâm. Các làn điệu dân ca, dân vũ được gìn giữ và khôi phục thông qua việc thành lập các đội văn nghệ, các câu lạc bộ hát then, hát cọi, hát Páo dung, múa khèn… Các sản phẩm du lịch từng bước được đầu tư đa dạng, phong phú, các dịch vụ phục vụ cũng được chuyên nghiệp hóa đã tạo được ấn tượng tốt trong lòng du khách.

Đặc biệt tại đây có các món ăn mang đậm bản sắc dân tộc. Từ họat động du lịch đã tạo ra việc làm thường xuyên cho người dân địa phương, giúp người dân có thêm nguồn thu nhập, đồng thời tạo ra diện mạo mới cho các khu dân cư có hoạt động du lịch phát triển mạnh.

phương châm "Việc dễ làm trước, việc khó làm sau", xã đã thực hiện đạt được những mục tiêu nhất định. Tuy nhiên, "Nút thắt" lớn nhất đối với xã vùng cao này là thực hiện các tiêu chí về thu nhập và hộ nghèo. Việc nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững là thách thức lớn đối với xã. Nguyên nhân xuất phát từ điều kiện tự nhiên không thuận lợi. Là xã thuần nông, nhưng diện tích đất tự nhiên toàn núi đá, thời tiết khí hậu cực đoan. Trong những năm qua, xã Lăng Can đã thực hiện các mô hình phát triển kinh tế chăn nuôi lợn, gà, vịt. dê,... Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn vốn đầu tư cộng với tư tưởng của người dân chưa dám mạnh dạn đầu tư cho nên khó nhân rộng. Sản xuất và chăn nuôi ở xã manh mún, nhỏ lẻ nên việc nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững gặp nhiều khó khăn.

Năng lực của bộ phận cán bộ cơ sở, nhất là ở xã miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số, còn hạn chế. Bên cạnh đó, tác động của thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp đã gây thiệt hại về tài sản, con người và ảnh hưởng nặng nề đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân, qua đó, đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc duy trì các tiêu chí về hạ tầng kinh tế , xã hội,

thu nhập, hộ nghèo, môi trường... Do đó, để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư trong điều kiện ngân sách hạn chế, ngân sách các tỉnh nghèo khó khăn thì các địa phương cần thực hiện lồng ghép các nguồn vốn khác nhau. Trong đó, chú trọng xây dựng các giải pháp phát triển kinh tế đặc thù phù hợp với điều kiện cụ thể mỗi nơi. Tất cả các chương trình, dự án thực hiện trên địa bàn nông thôn gắn chặt với chương trình xây dựng NTM, cụ thể như lồng ghép các dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn, các chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn xã hội hóa.

PHẦN 5 CÁC GIẢI PHÁP 5.1. Quan điểm – Phương hướng – Mục tiêu * Quan điểm

-Tiếp tục tuyên truyền, vận động giữ vững và duy trì 19 tiêu chí đã đạt được, phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng khu vực trong xã, theo hướng bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao công tác tuyên truyền, vận động của đội ngũ cán bộ, nhất là ở cơ sở ngày càng chuyên nghiệp.

* Phương hướng

- Đối với xã Lăng Can

- Để tiếp tục công tác nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo, đề nghị UBNN huyện xem xét cấp kinh phí để hỗ trợ phát triển sản xuất trong những năm tiếp theo.

- Đối với người dân

- Tiếp thu và thực hiện tốt các chủ chương của Đảng và chính sách của nhà nước về xây dựng NTM

- Có ý thức tự giác trong các hoạt động, vận động, tuyên truyền để mọi người cùng tham gia, thực hiện xây dựng NTM.

* Mục tiêu

- Đối với xã

- Duy trì, giữ vững 19 tiêu chí đã đạt được.

- Nâng cao thu nhập bình quân đầu người đạt 30,6 triệu đồng/ người/ năm

- Đến 2020 giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã dưới 11,7% (158/1350 hộ). - Đối với với người dân, thôn lựa chọn làm điểm các tiêu chí:

- Thôn Nặm Chá, Nặm Đíp, Nà Mèn: là thôn điểm về tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất.

- Thôn Đon Bả, Làng Chùa: là thôn điểm về tiêu chí giao thông - Thôn Nà Khà: là thôn điểm tổng thể các tiêu chí

- Thôn Bản Kè A+B, Phai Che A+B: là thôn điểm về tiêu chí giáo dục. - Thôn Khau Quang: là thôn điểm về tiêu chí môi trường.

5.2. Các giải pháp

- Thứ nhất: Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, và nâng cao nhận

thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân hiểu rõ hơn về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Trong đó, cần tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thông tin tuyên truyền và tổ chức các phong trào thi đua xây dựng NTM nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.

- Thứ hai: Chú trọng xây dựng và phát huy vai trò của hệ thống chính trị, cơ

sở về tuyên truyền, vận động trong xây dựng NTM.

- Thứ ba: Tăng cường huy động các nguồn vốn để đẩy mạnh sản xuất, kinh

doanh nâng cao kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM.

- Thứ tư: Tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn cho người dân ứng dụng khoa học,

kỹ thuật trong sản xuất, nâng cao thu nhập.

- Thứ năm: Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tham gia

chỉ đạo, thực hiện chương trình xây dựng NTM và bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho người dân.

- Thứ sáu: Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng việt

1. Vũ trọng Bình (2009), Kinh nghiệm quốc tế về sự tham gia của cộng đồng trong

xây dựng NTM.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc (2009), Kết quả hội thảo lần thứ tư: Vấn đề nông nghiệp nông dân nông thôn kinh nghiệm Việt Nam,

kinh nghiệm Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Phan Đình Hà (2011), Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của Hàn Quốc;

4. Lý luận, thực tiễn và các chính sách xây dựng NTM Trung Quốc;

5. Nguyễn Ngọc Luân. 2013. Bài học kinh nghiệm từ Phong trào Làng mới (Saemaul Undong) ở Hàn Quốc và giải pháp áp dụng cho chương trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam.

6. Phương Ly (2014), Kinh nghiệm xây dựng NTM ở một số nước châu Á.

7. Thông tư hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về NTM số 54/2009/TT – BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

8. Quyết định số 1600/QĐ - TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020; 9. Tình hình xây dựng NTM của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015.

10. Thông tư số 05/2017/TT-BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã lăng can, huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 55)