Động thái ra rễ của cây lan Kiều tím

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đầu trâu 501, axit humic, phân hữu cơ đến lan kiều tím (dendrobium amabile) tại vườn lan trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 41 - 43)

Kết quả đo đếm về ảnh hưởng của các loại phân bón đến động thái ra rễ

của lan Kiều tím được tổng hợp ở bảng 4.3:

Bảng 4.3: Ảnh hưởng của phân bón tới động thái ra rễ của lan Kiều tím Cái CTTN Tổng số cây Lần đo 1 (30 ngày) Lần đo 2 (60 ngày) Lần đo 3 (90 ngày) Lần đo 4 (120 ngày) Lần đo 5 (150 ngày) CTTN 1 90 0 2,1 4,04 4,34 4,6 CTTN 2 90 0 0,99 2,33 2,82 3,03 CTTN3 90 0 0,37 1,53 2,22 2,32 CTTN4 90 0 0,03 0,36 1,06 1,2

Hình 4.3: Biểu đồ Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng động thái ra rễ của cây lan Kiều tím

Số rễ

Kết quả bảng 4.3 và hình 4.3 cho thấy:

 Ở lần đo 1(30 ngày): Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng động thái ra rễ của cây lan Kiều tím ở các công thức chưa thấy có sự sinh trưởng và phát triển của chồi.

Ở lần đo 2 (60 ngày): Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng động thái ra rễ cao nhất ở công thức 1 (đầu trâu 501) đạt trung bình là 2,1 rễ,thấp nhất là công thức 4(không sử dụng phân bón) đạt trung bình là 0,03 rễ.

 Ở lần đo 3 (90 ngày): Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng động thái ra rễ cao nhất ở công thức 1 (đầu trâu 501) đạt trung bình là 4,04 rễ,thấp nhất là công thức 3(phân hữu cơ) và công thức 4(không sử dụng phân bón) đạt trung bình là 0.36 rễ.

 Ở lần đo 4 (120 ngày): Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng động thái ra rễ cao nhất ở công thức 1 (đầu trâu 501) đạt trung bình là 4,34 rễ, thấp nhất là công thức 4 (không sử dụng phân bón) đạt trung bình là 1,06 rễ.

 Ở lần đo 5 (150 ngày): Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng động thái ra rễ cao nhất ở công thức 1 (đầu trâu 501) đạt trung bình là 4,6 rễ, thấp nhất là công thức 4 (không sử dụng phân bón) đạt trung bình là 1,2 rễ.

Như vậy, từ việc phân tích trên cho thấy các loại phân bón ảnh hưởng tốt tới động thái ra rễ của lan Kiều tím. Nhưng sự ảnh hưởng này ở các công thức thí nghiệm là không như nhau. Công thức 1 sử dụng phân bón đầu trâu 501 có ảnh hưởng tốt nhất đến khả năng ra chồi lan Kiều tím, tiếp đến là phân axit humic, và cuối cùng là phân hữu cơ. Để khẳng định ảnh hưởng của các loại phân bón khác nhau đến sinh trưởng chồi lan Kiều tím một cách chính xác tôi tiến hành phân tích phương sai một nhân tố 3 lần lặp lại (Phụ lục 3).

Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy: FA(số rễ) = 8,417 > F05(số rễ) = 3,490. Vậy nhân tố phân bón có tác động không đồng đều đến động thái ra rễ lan Kiều tím. Có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đầu trâu 501, axit humic, phân hữu cơ đến lan kiều tím (dendrobium amabile) tại vườn lan trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)