Chuẩn bị, bố trí thí nghiệm và các bước tiến hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đầu trâu 501, axit humic, phân hữu cơ đến lan kiều tím (dendrobium amabile) tại vườn lan trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 31 - 36)

Bước1: Công tác chuẩn bị

-Thước đo cao (Thước nhựa 50 cm, chia tới mm), thước dây, thước Panme (Thước kẹp thép không gỉ 150mm - H245).

+ Bảng biểu, vở ghi chép, bút. + Bình phun điện dung tích 20 lít.

+ Phân bón : Sử dụng ba loại phân bón ( phân Đầu trâu(501) ; phân axit humic; phân hữu cơ).

Thành phần: N: 30 %, P2O5: 15 %, K2O: 10 %, CaO: 0.05 %, MgO: 0.05 %, TE (B, Cu, Fe, Mn, Zn): 1850 ppm, NAA: 200 ppm, GA3: 100 ppm.

+ Liều lượng phun: 20 gam/20 lít nước.

+ Thời điểm phun: Sau khi cây lan ra rễ và xuất hiện chồi non. Phân giúp lan con ra nhiều chồi mới, thân lá phát triển nhanh, tăng sức chống chịu khi gặp thời tiết bất lợi, tăng khả năng nảy chồi, kích thích ra hoa. 1 tháng phun 3 lần mỗi lần cách nhau 3-5 ngày.

+ Loại bình phun: Bình phun 20 lít. *Phân Axit humic

Thành phần: N: 3%; P2O5: 2%; K2O: 2%; HumicAcid 6,3%; Fulvic Acid: 1,2%; Fe: 0,1%; Zn: 0,05%; Cu: 0,05%; Mn: 0,05%. + Liều lượng phun: pha 20ml axit humic cho 20 lít nước.

+ Thời điểm bón: Sau khi cây lan đã ra rễ và xuất hiện chồi non. Axit humic giúp cây dễ hấp thụ, cung cấp dinh dưỡng cho rễ nhanh chóng hấp thu và giúp cây phát triển tốt ưu 1 tháng phun 3 lần.

*Phân hữu cơ

Phân hữu cơ là loại phân dê thích hợp cho cây lan. Đồng thời bổ sung vi lượng khá tốt, nhất là kẽm(Zn) và sắt (fe) yếu tố làm tăng màu xanh cho lá.

+ Liều lượng bón: 200 gram/ gốc.

+ Thời điểm bón: Sau khi cây lan Kiều tím bắt đầu ra rễ.Tiến hành bón phân 1 lần.

Bước2: Bố trí thí nghiệm

- Bố trí thí nghiệm với các công thức ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng và phát triển.

Để nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của cây lan Kiều tím, tiến hành thử nghiệm với 4 công thức thí nghiệm, 30 gốc/công thức để xác định mức độ ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây, từ đó chọn công thức phân bón trội nhất. Cụ thể như sau:

- Công thức 1: Phân đầu trâu 501 - Công thức 2: Phân axit humic - Công thức 3: Phân hữu cơ

CT1 CT2 CT3 CT4

CT4 CT3 CT2 CT1

CT1 CT2 CT3 CT4

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Phương pháp theo dõi thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với ba lần lặp lại, 30 gốc/công thức/1 lần lặp. Theo dõi định kỳ 1 lần/tháng và đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của cây con, các chỉ tiêu theo dõi được.

Bước 3: Chăm sóc thí nghiệm

Chăm sóc cây lan Kiều tím trong thời gian thí nghiệm, các biện pháp chăm sóc được thực hiện giống như nhau trên tất cả các công thức thí nghiệm: - Tưới nước: Tưới đủ ẩm. Định kì tưới cây vào sáng sớm và chiều tối cho cây giai đoạn đầu, sau giảm lượng tưới cho cây tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, độ ẩm của đất trong giỏ và nhu cầu về nước của cây lan. Thí nghiệm phải đảm bảo luôn giữ độ ẩm cho cây, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng.

- Làm cỏ trong giỏ lan : nhổ sạch sẽ cỏ ở trong giỏ lan.

- Sâu bệnh hại: Trong quá trình chăm sóc thí nghiệm, thường xuyên theo dõi sâu, bệnh hại của cây lan Kiều tím, phun thuốc phòng sâu bệnh cho cây theo định kỳ.

Thời gian đo đếm các chỉ tiêu về sinh trưởng được tiến hành theo định kỳ. Trong mỗi CTTN theo dõi 90 gốc. Các cây được đánh dấu trong các công thức thí nghiệm và được đánh số thứ tự cho từng cây để tránh nhầm lẫn cho các lần đo sau.

- Đo chiều cao vút ngọn (Hvn): sử dụng thước đo chiều cao và độ chính xác là 0,1cm. Đặt thước sát cổ rễ đến ngọn cây. Chiều cao toàn thân (từ mặt cây con đến đỉnh ngọn cây).

- Số lá: đếm số lá non mới ra theo thứ tự của các cây đo chiều cao, đường kính cổ rễ của các công thức.

-Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với ba lần lặp lại, 30 gốc/công thức/1 lần lặp. Tiến hành đo đếm chỉ tiêu sinh trưởng của cây con, sâu, bệnh hại 30 ngày 1 lần. Các chỉ tiêu theo dõi: số rễ, Hvn, Số lá, chất lượng được ghi vào mẫu phiếu 3.1:

Mẫu phiếu 3.1. Phiếu điều tra sinh trưởng cây Kiều tím

Công thức thí nghiệm: ………Lần đo: ... Ngày đo:... Người đo:...

STT cây Số rễ Chiều dài(cm) Số chồi Chiều dài (cm) Số lá Chất lượng cây Sâu bệnh hại Lần đo: 1 Tốt Xấu TB 1 2 Lần lặp 1 1 2 Lần lặp 2 1 2

-Điều tra sâu bệnh hại:

-Sâu hại. Thường xuyên quan sát khi thấy các loại sâu hại phải tiến hành các biện pháp bắt diệt sâu hại bằng phương pháp cơ giới. Nếu số lượng sâu tới mức gây hại không bắt được hết, cần phải phun thuốc.

-Bước 4: Theo dõi thí nghiệm và thu thập số liệu.

-Thời gian đo đếm các chỉ tiêu thí nghiệm được tiến hành vào cuối đợt thí nghiệm, trong mỗi công thức thí nghiệm theo dõi 30 gốc lan được đánh số từ gốc số 1 đến gốc số 30.

- Đo chiều cao (Hvn) sử dụng thước đo chiều cao với độ chính xác của thước là ± 0,1cm, đặt thước sát gốc đến hết ngọn cây.

- Số lá: Đếm số lá theo thứ tự của các cây đo chiều cao, đường kính cổ rễ của các công thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đầu trâu 501, axit humic, phân hữu cơ đến lan kiều tím (dendrobium amabile) tại vườn lan trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 31 - 36)