Mùa là yếu tốđược rất nhiều nhà dịch tễ học quan tâm đến vì đây là yếu tố tác động trực tiếp đến sức đề khỏe của đàn gia cầm, đồng thời cũng là điều kiện phát triển của virus cúm gia cầm. Qua điều tra cho thấy, dịch cúm gia cầm tại Quảng Ninh chủ yếu xảy ra vào mùa xuân và mùa đông ở hầu hết các năm. Để hiểu rõ hơn vềđặc điểm dịch tễ của bệnh cúm gia cầm, chúng tôi đã tiến hành điều tra tỷ lệ mắc bệnh cúm theo mùa. Kết quả tỷ lệ về bệnh cúm gia cầm được thể hiện qua bảng 3.3.
Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc bệnh cúm theo mùa Năm Tổng số gia cầm mắc (con) Mùa
Xuân Hè Thu Đông
Số lượng mắc (con) Tỷ lệ (%) Số lượng mắc (con) Tỷ lệ (%) Số lượng mắc (con) Tỷ lệ (%) Số lượng mắc (con) Tỷ lệ (%) 2015 2.300 - 0 - 0 - 0 2.300 100 2016 10.572 - 0 - 0 - 0 10.572 100 2017 10.915 4.800 43,97 5.670 51,94 - 0 445 4,07 2018 10.853 1.250 11,51 7.760 71,50 - 0 1.843 16,98 2019 3.000 3.000 100 - 0 - 0 - 0 2020 3.255 3.255 100 - 0 - 0 - 0 Tính chung 40.895 12.305 30,08 13.430 32,84 15.160 37,07
Kết quả bảng 3.3 cho thấy, trong những năm vừa qua, dịch cúm gia cầm chủ yếu xảy ra vào mùa đông (15.160 con bị mắc bệnh trong mùa đông so với 40.895 gia cầm bị mắc bệnh trong tất cả các đợt dịch, chiếm 37,07%). Sau đó là mùa hè (số gia cầm bị mắc bệnh là 13.430 con so với tổng số gia cầm bị mắc bệnh trong tất cả các đợt dịch, chiếm 32,84%). Số gia cầm mắc cúm trong mùa xuân từ năm 2015 – 6/2020 chiếm 30,08% tổng số gia cầm bị bệnh. Vào mùa thu không có dịch xảy ra.
Vào vụđông xuân, thời tiết thường âm u, cường độ ánh sáng yếu, độẩm cao, thời tiết thay đổi đột ngột, làm giảm sức đề kháng tự nhiên của con vật và khả năng diệt trừ các mầm bệnh ngoài tự nhiên cũng hạn chế. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn và virus (trong đó có cả virus cúm H5N1) sinh sôi rất nhanh (tăng về số lượng và độc lực), làm tăng khả năng gây bệnh. Hơn nữa, về mùa đông là những tháng gần giáp tết, cho nên việc vận chuyển buôn bán gia cầm cũng tăng cao, làm cho dịch bệnh lây lan từ vùng này sang vùng khác dễ dàng hơn, làm cho số lượng gia cầm mắc bệnh tương đối cao.
Vào mùa hè số lượng gia cầm mắc bệnh tăng lên. Theo chúng tôi thì mùa hè là do gia cầm chưa kịp tiêm phòng, hay do gia cầm mới được tiêm phòng vacxin sự bảo hộ chưa cao. Do các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ kếđàn liên tục dẫn đến áp lực dịch bệnh lớn.
Kết quả hình 3.4 chúng tôi thấy, trong những năm vừa qua, dịch cúm gia cầm chủ yếu xảy ra vào mùa xuân và mùa đông ở hầu hết các năm. Mùa hè dịch chỉ xảy ra vào năm 2017 – 2018, mùa thu không có dịch, cụ thể:
Năm 2015: toàn bộ 2.300 gia cầm mắc bệnh cúm chết và buộc phải tiêu hủy vào mùa đông, chiếm tỷ lệ 100%.
Năm 2016: toàn bộ 10.572 gia cầm mắc bệnh cúm chết và buộc phải tiêu hủy vào mùa đông , chiếm tỷ lệ 100%.
Năm 2017: trong tổng số 10.915 gia cầm mắc bệnh cúm và buộc phải tiêu hủy; có 4.800 con mắc bệnh vào mùa xuân chiếm 43,97%, có 5.670 con mắc bệnh vào mùa hè chiếm 51,94%, có 445 con mắc bệnh vào mùa đông chiếm 4,07%.
Năm 2018: toàn bộ 10.853 gia cầm mắc bệnh, chết và buộc phải tiêu hủy; có 1.250 con mắc bệnh vào mùa xuân chiếm 11,51%, có 7.760 con mắc bệnh vào mùa hè chiếm 71,5%, có 1.843 con mắc bệnh vào mùa đông chiếm 16,98%.
Năm 2019, tất cả 100% số gia cầm mắc bệnh, chết và buộc phải tiêu hủy do cúm chỉ xảy ra vào mùa xuân (Số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy năm 2019 là 3000 con).
Nửa đầu năm 2020, có 3.255 con gia cầm mắc bệnh, chết và buộc phải tiêu hủy vào mùa đông chiếm tỷ lệ 100% .
Đặc biệt từ năm 2015 đến nay đã thấy số ổ dịch xuất hiện vào mùa đông nhiều hơn, có thểđây là thời gian mới tái đàn nhiều và thời điểm giao mùa nên khả năng đề kháng của gia cầm kém dễ phát sinh dịch.
Khi nghiên cứu về dịch cúm gia cầm tại Bắc Giang tác giả Trần Vân Nam (2017) cho biết dịch cúm xảy ra ở tỉnh Bắc Giang vào cả 4 mùa: xuân, hè, thu, đông. Tuy nhiên, số gia cầm mắc bệnh cúm vào mùa đông và mùa xuân chiếm tỷ lệ cao hơn mùa hè và mùa thu. Như vậy, kết quảđiều tra về tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm tại một sốđịa phương của tỉnh Quảng Ninh là phù hợp với công bố của tác giả.
Theo kết quả nghiên cứu dịch cúm gia cầm tại Quảng Ninh của Trần Thị Thắm (2015) dịch cúm gia cầm chủ yếu xảy ra vào mùa xuân và ở hầu hết các năm (11,09%). Vào mùa đông, số gia cầm bị mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong 4 mùa (79,21%). Đặc biệt từ năm 2011 đến nay đã thấy sốổ dịch xuất hiện vào mùa đông nhiều hơn, có thể đây là thời gian mới tái đàn nhiều và thời điểm giao mùa nên khả năng đề kháng của gia cầm kém dễ phát sinh dịch. Mùa hè, số
gia cầm bị mắc bệnh và tiêu hủy chiếm tỷ lệ 9,38%. Vào mùa thu dich xảy ra ít chiếm tỷ lệ 0,31%. Kết quả của tác giả có sai khác so với điều tra của chúng tôi nguyên nhân có sự sai khác có thể là do thời điểm nghiên cứu của chúng tôi và tác giả khác nhau, những năm gần đây thời tiết có sự thay đổi khác biệt dẫn đến thời điểm xảy ra dịch cũng khác nhau.
Theo báo cáo của Chi cục Thú y vùng II (2018): Năm 2017 vùng Tả ngạn Sông Hồng xuất hiện 20 ổ dịch thuộc 8 tỉnh (Cao Bằng, Hải Dương, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên và Tuyên Quang), trong đó có 15 ổ dịch xảy ra vào vụđông - xuân (chiếm 75%).