Tình hình tiêm vacxin cúm A/H5N1 tại một số huyện,thị ,thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành virus cúm a h5n6 trên đàn gia cầm sống tại một số chợ của tỉnh quảng ninh và ứng dụng phương pháp real time RT – PCR trong chẩn đoán bệnh (Trang 60)

Trong năm 2014 virus cúm A/H5N6 đã được phát hiện gây bệnh trên gia cầm tại Trung Quốc và Việt Nam, do đây là chủng virus mới, trên thế giới chưa có vacxin phòng bệnh. Đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã xảy ra dịch cúm A/H5N6. Virus cúm A/H5N1 lưu hành phổ biến ở miền Bắc và miền Trung thuộc clade 2.3.2.1, trong khi đó ở miền Nam thuộc clade 1.1 tuy nhiên các virus này đã có những biến đổi so với các chủng virus H5N1 đã lưu hành trong các năm trước (BNN&PTNT, 2012).

Hiện nay, miền Nam lưu hành đồng thời cả 2 chủng virus A/H5N1 clade 2.3.2.1c và A/H5N6 subclade 2.3.2.1c, trong đó miền Bắc và miền Trung lưu hành virus A/H5N6 subclade 2.3.4.4h (Cục thú y, 2020).

Điều này làm giảm hiệu quả của việc tiêm phòng vacxin cúm A/H5N1. Bên cạnh đó với đặc điểm chăn nuôi nhỏ lẻ khiến cho việc tiêm phòng trên địa bàn gặp nhiều khó khăn và làm giảm tỷ lệ gia cầm được tiêm phòng cũng dẫn đến hiệu quả tiêm phòng vacxin bị giảm xuống. Theo số liệu Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ninh chúng tôi có kết quả tiêm phòng vaxin cho đàn gia cầm tại 3 huyện/TP từ 2019 đến 6/2020, cụ thể trình bày ở bảng 3.9, hình 3.8.

Bảng 3.9. Kết quả tiêm phòng vacxin cúm A/H5N1 tại một số huyện của tỉnh Quảng Ninh

Năm Chỉ tiêu Quảng Yên TP Cẩm Phả TP Móng Cái

2019 g 742.227 82.000 220.000 Số gia cầm tiêm 711.000 82.000 187.500 Tỷ lệ tiêm phòng % 95,80 100,00 85,23 6/2020 Tổng số gia cầm 355.500 40.000 110.000 Số gia cầm tiêm 346.000 28.600 110.000 Tỷ lệ tiêm phòng % 97,33 71,50 100,00

(Nguồn Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Ninh)

Qua bảng 3.9 chúng tôi có nhận xét như sau:

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo việc tiêm phòng, tiến hành tiêm vào 2 đợt (đợt 1 vào tháng 3 và tháng 4 hằng năm, đợt 2 vào tháng 9 và tháng 10 hằng năm).Nhìn chung tỷ lệ tiêm phòng vacxin cho đàn gia cầm ở 3 huyện thị/TP tiến hành khảo sát đạt tỷ lệ khá cao, mặc dù chăn nuôi gia cầm ở đây chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình, nhỏ lẻ, thả tự do nhưng nhờ làm tốt công tác tuyên truyền vận động nên số gia cầm không được tiêm phòng không nhiều góp phần hạn chế dịch cúm xảy ra. Cụ thể như sau:

Thị xã Quảng Yên: năm 2019 số lượng gia cầm cần tiêm phòng là 742.227 con và tiến hành tiêm phòng được 711.000 con chiếm 95,80%. Sang nửa đầu năm 2020 số lượng gia cầm tiêm phòng là 355.500 con và tiến hành tiêm phòng được 346.000 chiếm 97,33%.

TP Cẩm Phả: năm 2019 số lượng gia cầm cần tiêm phòng là 82.000 con và tiến hành tiêm phòng được 82.000 con chiếm 100%. Sang nửa đầu năm 2020 số lượng gia cầm tiêm phòng là 40.000 con và tiến hành tiêm phòng được 28.600 chiếm 71,50%.

TP Móng Cái: năm 2019 số lượng gia cầm cần tiêm phòng là 220.000 con và tiến hành tiêm phòng được 187.500 con chiếm 85,23%. Sang nửa đầu năm 2020 số lượng gia cầm tiêm phòng là 110.000 con và tiến hành tiêm phòng được 110.000 chiếm 100%.

Tỷ lệ tiêm phòng tại 3 huyện/TP có các chợ tiến hành lấy mẫu qua các năm được thể hiện rõ qua hình 3.8

Hình 3.8. Kết qu tiêm phòng vacxin cúm A/H5N1 ti 3 huyn,th/TP có các ch

tiến hành ly mu trong năm 2019 – 6/2020

Như vậy, ta có thể thấy rằng tỷ lệ tiêm phòng vacxin cho đàn gia cầm tại 3 huyện, thị/TP mà chúng tôi tiến hành lấy mẫu đạt tỷ lệ khá cao từ 71% đến 100% và được duy trì ổn định từ 2019 đến 6/2020 đây là một con sốấn tượng khi mà phương thức chăn nuôi tại đây chủ yếu nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình. Trong 3 huyện, thị/TP trên thì thị xã Quảng Yên đạt tỷ lệ tiêm phòng cao nhất khi duy trì ở mức trên 95%.

3.3. Nghiên cứu lưu hành virus cúm A/H5N6 tại các chợ gia cầm sống

3.3.1. Kết qu ly mu ti các ch

Trong những (2012 – 2014), dịch cúm gia cầm type A gần như không còn phát dịch tại một số tỉnh phía Bắc, nhưng không có dịch không đồng nghĩa là không có sự lưu hành của virus cúm trong các đàn gia cầm. Đặc biệt, vào những tháng cuối năm 2014, ở Việt Nam bất ngờ xuất hiện virus cúm type A/H5N6 hoàn toàn mới gây ra một số đợt dịch bện trên các đàn gia cầm ở nước ta. Đây là chủng virus có độc lực cao lần đầu tiên phát hiện gây bệnh cho gia cầm vào tháng 4/2014 ở Tứ Xuyên, Trung Quốc và gây tử vong 1 trường hợp ởđây.

Sau đó vào tháng 8/2014, Cục thú y cung đã xác nhận sự xuất hiện của virus này ở Lạng Sơn (http://www.cucthuy.gov.vn). Đến tháng 10/2015 dịch cúm A/H5N6 đã xảy ra tại tỉnh Quảng Ninh và từđó đến nay Quảng Ninh chủ yếu xảy ra dịch cúm A/H5N6.

Như chúng ta đã biết, do đặc thù chăn nuôi gia cầm tại nước ta chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, loại hình chăn nuôi nông hộ chiếm tỷ lệ lớn. Cùng với đó là thói quen thích mua thịt gia cầm tươi sống về chế biến. Đi kèm với nó là hàng loạt các chợ buôn bán, điểm giết mổ gia cầm sống trải dài khắp cả nước. Tại đó, người dân mua gia cầm giống cũng như gia cầm sống và giết mổ tại chỗ. Gia cầm đến từ nhiều nguồn khác nhau và có nhiều loài gia cầm khác nhau được bán tại chợ. Nơi bán và giết mổ cùng một chỗ, không được vệ sinh tiêu độc khử trùng thường xuyên, người buôn bán, người mua tiếp xúc trực tiếp với gia cầm do đó nguy cơ virus cúm gia cầm nói chung và virus cúm A/H5N6 nói riêng từ gia cầm xâm nhập và lây nhiễm cho người là rất cao. Để phát hiện lưu hành virus tại các chợ buôn bán gia cầm sống nhằm cảnh bảo sớm dịch cúm gia cầm và điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch cho phù hợp, chúng tôi tiến hành lấy mẫu tại 3 chợ buôn bán gia cầm sống và một điểm thu gom; chúng tôi cũng tiến hành song song việc phân loại mẫu tại các chợ là gà, vịt và môi trường. Các chợ lựa chọn lấy mẫu bao gồm chợ Rừng, chợ Trung tâm Thành phố Cẩm Phả, chợ Ka Long Thành phố Móng Cái và điểm thu gom phường Minh Thành. Số mẫu được thu thập tại các chợ và điểm thu gom thể hiện qua bảng 3.10 Bảng 3.10. Kết quả lấy mẫu tại các chợ TT Chợ (điểm) Số mẫu (mẫu gộp) Vịt Môi trường Tổng 1 P. Minh Thành 60 42 17 119 2 TT TP. Cẩm Phả 102 0 17 119 3 Ka Long Móng Cái 102 0 17 119 4 Chợ Rừng 36 0 6 42 Tổng 300 42 57 399

Qua kết quả bảng 3.10 cho thấy, từ năm 2019 đến 6/2020 tôi đã thu thập được 399 mẫu bệnh phẩm (mẫu gộp) tại 03 chợ và 01 điểm thu gom với 3 loại đối tượng là mẫu dịch ngoáy hầu, họng của gà, của vịt và mẫu môi trường.

Trong đó gà, vịt mỗi loại lấy 6 mẫu, số mẫu hầu, họng gà lấy năm 2019 – 6/2020 là 300/399 mẫu.

Mẫu hầu, họng vịt lấy trong giai đoạn 2019 – 6/2020 là 42/399 mẫu.

Mẫu môi trường mỗi loại lấy 1 mẫu, số mẫu môi trường lấy trong năm 2019 – 6/2020 là 57/399 mẫu.

Năm 2019 mỗi vòng lấy tổng số 21 mẫu/chợ, điểm thu gom và năm 2020 mỗi vòng lấy tổng 28 mẫu/chợ, điểm thu gom. Tất cả các mẫu sau khi lấy được bảo quản đúng theo quy trình lưu giữ và được đưa về phòng thí nghiệm của Chi cục Thú y vùng II để bảo quản và tiến hành xét nghiệm.

3.3.2. T l nhim virus cúm type A trong các mu giám sát

Mẫu sau khi thu thập tại chợ, điểm thu gom được gửi về Trạm Chẩn đoán xét nghiệm bệnh động, thực vật – Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Ninh, Chi cục Thú y vùng II.

Theo quy trình chẩn đoán cúm gia cầm, trước tiên chúng tôi tiến hành xét nghiệm cúm type A (gene M) bằng kỹ thuật Real time RT – PCR. Tổng hợp kết quả xét nghiệm virus cúm type A được trình bày ở bảng 3.11 và hình 3.9.

Bảng 3.11. Tỷ lệ nhiễm virus cúm type A trong các loại mẫu

STT Đối tượng XN Số mẫu XN Kết quả XN Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) 95%CI 1 Gà 300 100 33,33 28,0 39,0 2 Vịt 42 16 38,09 23,6 54,4 3 Môi trường 57 18 31,57 19,9 45,2 Tổng 399 134 33,58 29,0 38,5

Kết quả qua bảng 3.11 cho thấy: tất cả các chợ, điểm thu gom đều phát hiện dương tính với type A và mẫu dương tính với virus cúm type A được phát hiện trên tất cả các loại đối tượng lấy mẫu với tỷ lệ khác nhau. Trong tổng số 399 mẫu bệnh phẩm có 134 mẫu dương tính với virus cúm A, chiếm tỷ lệ 33,58%; với phương pháp nhị thức chính xác khoảng tin cậy 95% cho tỷ lệ lưu hành với khoảng tin cậy cận dưới và cận trên (29,0 – 38,5). Trong đó số mẫu dương tính trên đối tượng vịt chiếm tỷ lệ cao nhất với 16/42 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 38,09% nằm trong khoảng tin cậy (23,6 – 54,4). Tiếp đó là mẫu bệnh phẩm trên gà với 100/300 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 33,33% nằm trong khoảng tin cậy (28,0 – 39,0). Thấp nhất đối với mẫu bệnh phẩm môi trường với 18/57 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 31,57% nằm trong khoảng tin cậy (19,9 – 45,2).

0 5 10 15 20 25 30 35 40 Gà Vịt M. Trường Hình 3.9. So sánh t l mc cúm A gia các loi mu

Qua hình 3.9 cho thấy, tỷ lệ mắc cúm A giữa các đối tượng lấy mẫu khác nhau. Cụ thể như sau:

Cột cao nhất là mẫu bệnh phẩm dương tính trên đối tượng vịt chiếm tỷ lệ 38,09%.

Tiếp đến là cột thấp hơn là mẫu bệnh phẩm dương tính trên đối tượng gà chiếm tỷ lệ 33,33%.

Cột thấp nhất là mẫu bệnh phẩm dương tính với đối tượng môi trường chiếm tỷ lệ 31,57%.

Kết quả này của tôi cũng phù hợp với kết quả của Phạm Thành Long (2016). Theo đó tỷ lệ dương tính với virus cúm A cao nhất ở các mẫu bệnh phẩm của vịt (31,43%), tiếp đó là ở gà (29,73%) và thấp nhất ở mẫu môi trường (28%).

3.3.3. T l nhim virus cúm subtype H5 trong các mu giám sát

Trong quá trình xét nghiệm, sau khi phát hiện các mẫu bệnh phẩm dương tính với virus cúm type A (dương tính với gen M), chúng tôi tiếp tục tiến hành xét nghiệm để xác định subtype H5 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR. Kết quả xét nghiệm được trình bày ở bảng 3.12.

Bảng 3.12. Tỷ lệ nhiễm virus cúm Subtype H5 trong các loại mẫu

STT Đối tượng XN Số mẫu XN Kết quả XN Số mẫu (+) T(%) ỷ lệ 1 Gà 300 0 0 2 Vịt 42 0 0 3 M. Trường 57 0 0 Tổng 399 0 0 Từ kết quả bảng 3.12 ta thấy, trong tổng số 399 mẫu bệnh phẩm xét nghiệm có 134 mẫu dương tính với cúm type A thu tại các chợ, điểm thu gom đều âm tính với virus cúm subtype H5 chiếm tỷ lệ 0%.

Lý do trong 134 mẫu bệnh phẩm dương tính với cúm type A không có mẫu nào dương tính với H5 ở các mẫu bệnh phẩm có thể lý giải như sau:

Mặc dù tại tỉnh Quảng Ninh có rất nhiều chợ gần biên giới, điểm thu gom nơi có nguy cơ bùng phát dịch cao với số lượng lớn buôn bán gia cầm. Nhưng lại không có mẫu nào dương tính với H5 là do việc kiểm soát, kiểm dịch được thực hiện chặt

chẽ, gia cầm đã được tiêm phòng vacxin trước khi vận chuyển đến để giết mổ và đây là mẫu trên các gia cầm sống tại các chợ, điểm thu gom.

3.3.4. T l nhim virus cúm subtype N6 trong các mu giám sát

Cũng như đối với việc không phát hiện sự lưu hành virus cúm subtype H5 trong 134 mẫu dương tính với cúm type A, chứng tỏ không có mẫu bệnh phẩm dương tính với virus cúm subtype N6 trên địa bàn tỉnh.

3.3.5. Lưu hành virus cúm A/H5N6 qua các vòng ly mu

Với mục đích phát hiện sự xâm nhập và lưu hành của virus cúm gia cầm A/H5N6 qua các giai đoạn lấy mẫu qua đó dự đoán thời điểm dễ bùng phát dịch bệnh nhất, chúng tôi tiến hành thống kê kết quả xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm thu được qua các vòng lấy mẫu. Quá trình lấy mẫu được chúng tôi được kéo dài từ năm 2019 đến tháng 6 năm 2020. Mẫu được lấy mỗi tháng một lần (01 vòng) trong thời gian 2 tuần đầu của các tháng. Tổng hợp kết quả các vòng lấy mẫu được thể hiện ở bảng 3.13

Bảng 3.13. Lưu hành virus cúm A/H5N6 qua các tháng lấy mẫu

Tháng mSẫốu XN Số mẫu (+) cúm A Tỷ lệ (%) S(+) H5 ố mẫu T(%) ỷ lệ S(+) N6 ố mẫu T(%) ỷ lệ T2-2019 21 9 42,86 0 0 0 0 T3-2019 21 0 0,00 0 0 0 0 T4-2019 21 5 23,81 0 0 0 0 T5-2019 21 3 14,29 0 0 0 0 T6-2019 21 6 28,57 0 0 0 0 T7- 2019 21 15 71,43 0 0 0 0 T8-2019 21 3 14,29 0 0 0 0 T9-2019 21 2 9,52 0 0 0 0 T10-2019 21 4 19,05 0 0 0 0 T11-2019 21 14 66.67 0 0 0 0 T12-2019 21 1 4,76 0 0 0 0 T1-2020 28 4 14,29 0 0 0 0

T2-2020 28 10 35,71 0 0 0 0 T3-2020 28 10 35,71 0 0 0 0 T4-2020 28 12 42,86 0 0 0 0 T5-2020 28 20 71,43 0 0 0 0 T6-2020 28 16 57,14 0 0 0 0 Tổng 399 134 33,58 0 0 0 0

Qua bảng 3.13 cho thấy, tỷ lệ dương tính với cúm tpye A nói chung, tập chung trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Kết luận này của chúng tôi cũng phù hợp với kết luận của Nguyễn Huy Đăng, (2014). Đây có thể coi là thời điểm nhạy cảm lưu hành virus cúm type A liên quan đến 3 yếu tố chính:

Đây là thời điểm trước và sau Tết Nguyên Đán cổ truyền, là thời đểm có sự lưu thông gia cầm nạnh nhất trong năm và tất nhiên bao gồm cả sự lưu thông và buôn bán gia cầm có nguồn gốc ngoại tỉnh.

Đây là thời điểm mà thời tiết, khí hậu ẩm, mưa nhiều, là điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và lưu hành của virus cúm type A.

Là giao thời của định kỳ tiêm phòng đại trà trong năm (tháng 4 tiêm đợt 1) và cũng là lúc tái đàn với số lượng lớn. Thời điểm này có nhiều gia cầm chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng đã lâu, hết thời hạn bảo hộ của vacxin.

Phát hiện có lưu hành virus cúm A qua tất cả các vòng lấy mẫu. Tổng số mẫu dương tính với virus cúm A là 134 mẫu chiếm tỷ lệ 33,58% trong đó cao nhất tại vòng 5 (tháng 5/2020) với 20/28 mẫu dương tính (71,43%), và thấp nhất tại vòng 2 (tháng 3/2019) với 0/21 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 0%.

T? l? (%) 42.86 0 23.81 14.29 28.57 71.43 14.29 9.52 19.05 66.67 4.76 14.29 35.7135.71 42.86 71.43 57.14 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 T2-2 019 T3-2 019 T4-2 019 T5-2 019 T6-2 019 T7- 2 019 T8-2 019 T9-2 019 T10- 2019 T11- 2019 T12- 2019 T1-2 020 T2-2 020 T3-2 020 T4-2 020 T5-2 020 T6-2 020

Hình 3.10. Lưu hành virus cúm A/H5N6 qua các tháng ly mu

Kết quả ở hình 3.13 cho thấy, tỷ lệ dương tính với cúm type A nói chung, tập chung trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Kết luận này của chúng tôi cũng phù hợp với kết luận của Nguyễn Huy Đăng (2014). Đây có thể coi là thời điểm nhạy cảm lưu hành virus cúm type A liên quan đến 3 yếu tố chính:

Đây là thời điểm trước và sau Tết Nguyên Đán cổ truyền, là thời điểm có sự lưu thông gia cầm mạnh nhất trong năm và tất nhiên bao gồm cả sự lưu thông và buôn bán gia cầm có nguồn gốc ngoại tỉnh để phục vụ nhu cầu thịt gia cầm của người dân trong dịp tết đã tạo điều kiện lý tưởng cho mầm bệnh phát triển và lây lan.

Là Đây là thời điểm chuyển mùa, khí hậu ẩm, mưa nhiều, là điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và lưu hành của virus cúm type A.

Là giao thời của định kỳ tiêm phòng đại trà trong năm (tháng 4 tiêm đợt 1) và cũng là lúc tái đàn với số lượng lớn. Thời điểm này có nhiều gia cầm chưa được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành virus cúm a h5n6 trên đàn gia cầm sống tại một số chợ của tỉnh quảng ninh và ứng dụng phương pháp real time RT – PCR trong chẩn đoán bệnh (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)