3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Điều tra thu thập số liệu
a) Thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp này được sử dụng để thu thập số liệu, thông tin từ các công trình nghiên cứu trước đó, nhằm sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc tài liệu này sẽ được chú thích rõ trong phần tài liệu tham khảo. Nguồn tài liệu này bao gồm:
-Các sách, báo, tạp chí, các chính sách đã ban hành, các công trình nghiên cứu đã được công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước...
-Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế - xã hội, kinh tế của các ngành sản xuất, dân số, hiện trạng sử dụng đất, tình hình quản lý nhà nước về đất đai của các năm 2012 – 2017 tại huyện Hòa Vang.
b) Thu thập số liệu sơ cấp
-Phương pháp khảo sát thực địa: Phương pháp này sẽ được sử dụng trong quá trình đi thực địa, quan sát, chụp ảnh thực tế nhằm kiểm tra các thông tin liên quan đến việc biến động đất trồng lúa cũng như thông tin về việc sử dụng đất nông nghiệp trong thực tế.
Phương pháp phỏng vấn: Để đánh giá ảnh hưởng của biến động đất trồng lúa đến sinh kế người dân trên địa bàn huyện Hoà Vang tôi tiến hành phỏng vấn 60 hộ dân trên địa bàn 03 xã Hòa Châu, Hòa Phong và Hòa Ninh. Đối tượng được phỏng vấn là các hộ dân mất đất trồng lúa trong giai đoạn 2012-2017.
2.4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Đề tài sử dụng chức năng thống kê mô tả của phần mềm Microsoft Excel để thực hiện thống kê, mô tả, tạo thành các bảng và biểu đồ, đồ thị thể hiện những thay đổi về số hộ nông nghiệp, số hộ người nông dân chuyển đổi đất trồng lúa giữa các xã và các năm trên địa bàn huyện Hòa Vang giai đoạn 2012 – 2017.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN HÒA VANG 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Hòa Vang là huyện ngoại thành của thành phố Đà Nẵng, nằm cách trung tâm thành phố 7km, bao bọc thành một vòng cung rộng lớn về phía Tây nội thị, có tọa độ từ 15055' đến 16031' vĩ độ Bắc và từ 1080 49' đến 108014' kinh độĐông, có vịtrí địa lý:
- Phía Đông giáp quận Cẩm Lệ và quận Ngũ Hành Sơn; - Phía Tây giáp huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam;
- Phía Nam giáp huyện Điện Bàn và Đại Lộc tỉnh Quảng Nam; - Phía Bắc giáp quận Liên Chiểu và tỉnh Thừa Thiên Huế.
Là huyện có hệ thống giao thông đường bộ tương đối thuận tiện, có Quốc lộ 1A, Quốc lộ14B, đường sắt thống nhất và xa lộ Bắc Nam đi qua, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tiềm năng kinh tếvà giao lưu với các vùng xung quanh huyện và nội thành thành phốĐà Nẵng.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Huyện Hòa Vang có địa hình đa dạng, phức tạp, trải rộng trên cả 3 vùng: miền núi, trung du và đồng bằng, bị chia cắt theo hướng dốc chính từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia ra các dạng địa hình sau:
* Vùng núi: Hình thành từ các quá trình kiến tạo địa chất, tạo thành các dãy núi cao từ200 đến 1478m (dãy Bà Nà), tập trung ở các xã hướng Tây của huyện gồm các xã Hòa Bắc, Hòa Ninh, Hòa Phú, ở những khu vực này cũng có những bãi bằng trước núi và những đồng bằng ven sông tương đối nhỏ do quá trình bào mòn các dãy núi tạo hiện tượng sườn tích hình thành.
* Vùng trung du: Một mặt được hình thành các quá trình tạo núi ảnh hưởng của các dãy núi phía Tây, đồng thời do tác động của quá trình sườn tích và quá trình bồi tích đã hình thành khu vực này đặc trung cho vùng trung du bán sơn địa có cao độ đến 100m, bao gồm những đồi núi tương đối thấp và các đồng bằng trước núi với diện tích nhỏ. Đặc trưng vùng này thuộc các xã Hòa Sơn, Hòa Liên, Hòa Khương, Hòa Nhơn, Hòa Phong.
* Vùng đồng bằng: Do tác động của các quá trình bồi tích, trầm tích từ các sông bắt nguồn từ các dãy núi phía tây của huyện và phía tây của khu vực tỉnh Quảng Nam, cao độ trung bình của khu vực này từ 2 đến 10m, tập trung ở các xã Hòa Tiến, Hòa Châu, Hòa Phước.
Với địa hình đa dạng và phong phú vùng đồng bằng phía đông là nơi tập trung vùng đất nông nghiệp chuyên trồng lúa nước, trồng cây hàng năm. Phía tây gồm các xã miền núi, nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn đóng vai trò quan trọng về môi trường sinh thái của huyện và thành phố.
3.1.1.3. Khí hậu
Hoà Vang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từtháng 7 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 6, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,70C cao nhất vào các tháng 5, 6, 7, 8, với nhiệt độ trung bình 29-30°C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 21-24°C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ởđộ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20°C.
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 80,8%, cao nhất vào các tháng 11, 12, trung bình khoảng 84-87%; thấp nhất vào các tháng 5, 6, 7, trung bình khoảng 74-75%.
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.873 mm, mưa lớn thường tập trung vào tháng 9, 10 và 11 gây ngập úng cho vùng đất thấp. Tuy nhiên có những năm lượng mưa thấp, như năm 2003 đạt 1.375,1 mm gây thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp và đời sống. Các hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc từtháng 11 đến tháng 2; gió mùa Đông Nam và Tây Nam vào tháng 5 đến tháng 7. Huyện thường xuyên bị chịu ảnh hưởng của bão, trung bình hàng năm có 1-2 cơn bão đi qua, hai năm thường có một cơn bão lớn.
Số giờ nắng bình quân hàng năm là 2.438 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6; trung bình từ262 đến 282 giờ/tháng; thấp nhất là vào tháng 12 và tháng 1 trung bình từ136 đến 152 giờ/tháng.
3.1.1.4. Thủy văn
* Nước mặt:
Huyện Hòa Vang có 2 sông chính là sông Cu Đê và sông Cẩm Lệ.
- Sông Cu Đê: Bắt nguồn từđầu dãy núi Bạch Mã, sông chính có chiều dài 38 km. Ởthượng nguồn có 2 nhánh là sông Bắc và sông Nam, tổng diện tích lưu vực là 426 km2. Tổng lượng nước bình quân hằng năm vào khoảng 0,6 tỷ m3.
- Sông Cẩm Lệ là hợp lưu của 2 sông là Túy Loan và sông Yên, có chiều dài 12 km. Sông Túy loan có lưu vực nằm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, sông Yên là hạ lưu sông Ái Nghĩa và sông Vu Gia.
Nhìn chung chất lượng nước các sông đều đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của địa phương. Tuy nhiên do gần biển nên phần hạ lưu sông Cu Đê vào các tháng 5-6 thường có độ mặn giao động từ 1 - 5% làm ảnh hưởng nguồn nước sinh hoạt của nhân dân.
* Nước ngầm:
Huyện Hòa Vang được đánh giá là một huyện có nguồn nước ngầm lớn, đủ cung cấp cho nhu cầu của người dân trong sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác. Song hiện một số xã đang có nguy cơ thiếu nước trong mùa nắng do tình trạng khai thác rừng bừa bãi.
Đặc biệt, nguồn nước khoáng nóng tại thôn Phước Sơn - Hòa Khương đã được khai thác, đưa vào hoạt động từ29/8/2011; nước nóng tại khu vực suối Đôi, Hòa Phú góp phần thu hút lượng lớn khách du lịch đến với Đà Nẵng.
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất huyện Hoà Vang là 73.317,20 ha, được phân bốnhư sau: - Nhóm đất nông nghiệp: 62.865,73 ha chiếm 85,75% tổng diện tích tự nhiên. - Nhóm đất phi nông nghiệp: 9.898,73 ha chiếm 13,50% tổng diện tích tự nhiên. - Nhóm đất chưa sử dụng: 552,74 ha chiếm 0,75% tổng diện tích tự nhiên. Hai nhóm đất có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp là nhóm đất phù sa ở khu vực đồng bằng thích hợp với thâm canh lúa, trồng rau, hoa quả và nhóm đất đỏ vàng ởvùng đồi núi thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi đại gia súc.
Diện tích đất đã được sử dụng của huyện chiếm 99,25% cho các mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và cho các mục đích phi nông nghiệp khác. Hiệu quả sử dụng đất cho phát triển nông nghiệp tương đối cao.
b. Tài nguyên rừng
Huyện Hoà Vang có nguồn tài nguyên rừng phong phú, đây là một trong các thế mạnh của huyện. Diện tích đất lâm nghiệp hiện có là 56.873,02 ha chiếm 77,57%. Trong đó, đất rừng sản xuất là 21.727,92 ha (chiếm 29,63% diện tích đất tự nhiên), tập trung chủ yếu ở Hoà Bắc, Hoà Ninh và Hoà Phú, đất rừng phòng hộ là 8.693,80 ha (chiếm 11,86% diện tích tựnhiên), đất rừng đặc dụng là 26.451,30ha (chiếm 36,08% diện tích tự nhiên) thuộc địa bàn các xã Hoà Ninh và Hoà Bắc.
Rừng đặc dụng nằm ở địa phận xã Hoà Ninh và Hòa Bắc, thuộc vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Bạch Mã, là khu bảo tồn được thành lập với mục đích bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, phục hồi, tái tạo vốn rừng nhằm nâng độ che phủ của rừng, phát huy tác dụng phòng hộmôi trường của rừng. Trong vùng rừng đặc dụng có rừng nguyên sinh với hệsinh thái đa dạng, các tài nguyên động thực vật phong phú, đặc biệt có nhiều loại gỗ quý, nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp rất hấp dẫn với khách du lịch như khu vực Bà Nà - Núi Chúa.
Rừng và tài nguyên rừng của huyện Hoà Vang có vai trò quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân trong huyện. Ngoài vai trò phòng hộ cho huyện và thành phố Đà Nẵng, rừng còn là thế mạnh có nhiều tiềm năng trong việc phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như khai thác chế biến lâm sản, dịch vụ du lịch.
c. Tài nguyên khoáng sản
Hòa Vang có các loại khoáng sản kim loại như vonfram ở Nà Hoa, thạch anh hồng ở khu rừng phòng hộ Bà Nà - Hòa Ninh, thiếc ở Đồng Nghệ (Hòa Khương), mỏ vàng ởKhe Đương xã Hòa Bắc.
Ngoài ra, hiện nay trên địa bàn huyện Hòa Vang có tổng cộng 33 mỏ khoáng sản đang hoạt động khai thác: chủ yếu là đá xây dựng, đất đồi dùng vật liệu san lấp. Đây là nguồn tài nguyên khoáng sản có vai trò quan trọng, cung cấp phần lớn nguyên vật liệu cho ngành xây dựng và vật liệu san lấp cho các dựán trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
* Nguyên liệu đất sét: Chủ yếu tập trung tại thôn Trước Đông - xã Hòa Nhơn, thôn An Châu – xã Hòa Phú, thôn Cẩm Toại Tây – xã Hòa Phong.
Nguồn tài nguyên đất sét có thành phần độ hạt và tính chất cơ lý đạt tiêu chuẩn làm gạch nung, gạch cotto, ceramit đặc biệt làm nguyên liệu màu cho gốm sứ. Hiện nay chủ yếu khai thác sản xuất gạch ngói thủ công và công nghệ lạc hậu so với các tỉnh thành trong khu vực. Đây không phải là một ngành chiến lược cũng như quy mô sản xuất của huyện Hòa Vang về lâu dài mà chỉđáp ứng giải quyết cho các hộ có nghề truyền thống lâu năm và giải quyết một số công ăn việc làm, tận dụng công nhàn rỗi trong nhân dân.
* Đá xây dựng: Phân bố tập trung ở thôn Phước Thuận, thôn Phước Hậ, thôn Thạch Nham Đông - xã Hòa Nhơn; thôn 5, thôn Phước Sơn – xã Hòa Khương; thôn Sơn Phước, thôn Đông Sơn – xã Hòa Ninh. Chủ yếu là đá granit thuộc loại đá cứng đảm bảo chỉ tiêu vật liệu xây dựng chất lượng cao. Hiện nay trên địa bàn huyện đã có 17 giấp phép khai thác mỏ với diện tích khai thác là 97,02 ha do UBND thành phốĐà Nẵng cấp.
* Cát xây dựng: Phân bố chủ yếu ở lòng sông, các bãi bồi trên 2 nhánh sông Cu Đê và sông Tuý Loan. Tiềm năng trữlượng tựnhiên ước tính là 300.000.000m3.
Ngoài ra, UBND thành phố Đà Nẵng đã cấp phép khai thác cát trắng với diện tích 1,8 ha, trữlượng khoảng 29.000m3 tại xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang.
d. Tài nguyên nước
Trữ lượng nước ngọt lớn trên các sông Yên, sông Túy Loan, sông Cu Đê... là nguồn cung cấp nước chính cho các nhà máy nước của thành phố Đà Nẵng và một phần cho huyện Hoà Vang.
Qua kết quảđánh giá chất lượng nước sông Túy Loan các thông số pH, DO, NH+,NO3-đều nằm trong giới hạn cho phép, tuy nhiên các chỉ tiêu về PO3-,COD có xu hướng vượt tiêu chuẩn cho phép và nước có dấu hiệu ô nhiễm các chỉ tiêu này. Bên cạnh đó còn có nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng do nạn khai thác cát và khai thác khoáng sản ởđầu nguồn sông Vu Gia tỉnh Quảng Nam. Chất lượng nước ởđầu nguồn sông Cu Đê nhìn chung còn tốt, song ở hạlưu bị ô nhiễm do nước thải từ khu công nghiệp Hòa Khánh đổ ra. Các thông số vượt như chỉ tiêu về dầu mỡ, chất dinh dưỡng NO2, NO3, NH4
+
Vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã được quan tâm nhiều năm nay, nhưng các công trình cung cấp nước nhỏ lẻ do các hộgia đình hoặc cụm dân cư tự quản lý khai thác không thuận tiện cho việc giám sát quản lý chất lượng nước.
e. Tài nguyên du lịch và nhân văn
Với địa hình đa dạng gồm miền núi, trung du, đồng bằng nên huyện Hòa Vang có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ở khu vực Bà Nà-Núi Chúa, Đồng Nghệ, Ngầm Đôi (Hoà Phú), du lịch trên sông (dọc sông Cu Đê), du lịch đồng quê, vườn đồi (thuận lợi cho khách từ thành phố Đà Nẵng đi nghỉ cuối tuần). Nhiều hồ, đầm tựnhiên như Bàu An Ngãi Tây, Bàu Nghè ởHoà Sơn có thể cải tạo thành các công viên du lịch mặt nước; Khu vực Bàu Tràm, xã Hoà Phong và một số hồ chứa nước khác.
Ngoài ra, huyện còn được thiên nhiên ưu ái với nguồn suối nước khoáng nóng tại thôn Phước Sơn, Hòa Khương đã được khai thác, đưa vào hoạt động từ 29/8/2011, thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước.
Toàn huyện có 5 di tích lịch sử cấp Quốc gia (Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Bồ Bản, Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Túy Loan, Nhà thờ Chi phái tộc Quá Giáng, lăng mộ danh nhân Đỗ Thúc Thịnh và bia Ông Ích Đường) và 21 di tích lịch sử cấp Thành phốđã thu hút nhiều khách du lịch muốn tìm hiểu vềvăn hóa, lịch sử.
Trong thời gian tới, nếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khách sạn, nhà hàng, điểm vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển... được đầu tư xây dựng tốt sẽ thu hút rất nhiều khách du lịch đến, tạo nguồn thu rất lớn cho huyện và cả thành phố Đà Nẵng. Vì vậy, việc huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế cũng như tìm các giải pháp tối ưu để khai thác các tiềm năng du lịch là một trong các nhiệm vụ quan trọng của huyện trong thời gian tới.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
a. Tăng trưởng kinh tế
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển chung của thành phố, dưới sự lãnh đạo, chỉđạo của Huyện ủy, UBND huyện, được sựgiúp đỡ của các ngành, nỗ lực của