Nguyên nhân của việc biến động đất trồng lúa tại huyện Hòa Vang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của biến động đất trồng lúa đến sinh kế của người dân trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 55 - 59)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.4. Nguyên nhân của việc biến động đất trồng lúa tại huyện Hòa Vang

Biến động đất trồng lúa trên địa bàn huyện Hòa Vang giai đoạn 2012- 2017 là do rất nhiều nguyên nhân, trong đó phải kểđến đó là quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ.

Từnăm 1986 trở vềđây, đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, chuyển từ một nước chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang một nước công nghiệp hóa hiện đại hóa, chính vì vậy nhu cầu vềđất công nghiệp gia tăng nhanh làm cho đất nông nghiệp giảm mạnh. Các khu công nghiệp mọc lên ở khắp các tỉnh làm cho đất nông nghiệp giảm mạnh. Đất phi nông nghiệp trong nước tăng nhanh và Việt Nam là một nước có quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp thuộc loại nhanh nhất thế giới.

Năm 1997, sau khi tách tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, thành phốĐà Nẵng đã lập phương án quy hoạch thời kỳ 1997 - 2010. Trong thời kì này thành phố tiến hành quy hoạch và chỉnh trang đô thị, biến thành phố từ một thành phố lạc hậu trở thành một thành phố phát triển nhanh nhất khu vực miền trung tây nguyên, trở thành một thành phố đô thị loại một cấp quốc gia. Chính vì điều này mà làm cho diện tích đất nông nghiệp giảm một cách nhanh chóng, quá trình di dân đến thành phố đòi hỏi cần một diện tích đất ở rất lớn, chính vì vậy phần lớn diện tích đất nông nghiệp tại các xã phường trên thành phố chuyển sang đất phi nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu đất ở và đất sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp như xã Hòa Xuân, Hòa Phát, Hòa Thọ, các phường Bắc Mĩ An, quận Sơn Trà, quận Ngũ Hành Sơn đã chuyển hầu hết sang đất ởvà đất sản xuất.

Là một huyện duy nhất của thành phố Đà Nẵng, hiện nay quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh để theo kịp xu thế phát triển chung của thành phốĐà Nẵng, gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng, công nghiệp và dịch vụ nói riêng, Hòa Vang có tiềm năng đất đai rất lớn đểđể phục vụ cho việc phát triển công nghiệp, đô thị, xây dựng khu dân cư nông thôn; nền địa chất ổn định, địa hình tương đối bằng phẳng. Quỹđất của Hòa Vang còn lớn, vị trí nhiều thuận lợi chỉ cách trung tâm thành phố 15 km, cơ sở hạ tầng và dịch vụđang ngày một thêm hoàn thiện; các chính sách liên quan đến nhà đầu tư và doanh nghiệp luôn thông

thoáng và nhất quán đang là những điều kiện thuận lợi đểcác nhà đầu tư trong, ngoài nước đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh.

Đất đai trên địa bàn huyện đều có khả năng cho mục đích nông lâm nghiệp. Trong thời gian tới, những dự án trọng điểm như Khu Công nghệ Cao, Khu nhà nghỉ chuyên gia, Thủy điện Sông Nam - Sông Bắc,... của thành phố sẽ hình thành ởđây do vậy diện tích đất nông nghiệp sẽ giảm mạnh để phục vụ cho các dự án đó. Bên cạnh đó, Hòa Vang có nhiều lợi thế cho phát triển đa dạng hóa cây trồng với quy mô lớn tập trung theo từng vùng, khu vực, cần quan tâm đến xu hướng đa canh, hạn chế việc độc canh trong sản xuất nông nghiệp nhằm tăng tính bền vững của đất, giúp duy trì chất lượng hệ sinh thái.

Quá trình phát triển đô thị và phân bốdân cư trên địa bàn huyện có những điểm gắn liền khai thác phát triển quỹđất, tỷ lệđô thị hóa cao, tốc độđô thị hóa nhanh, nhất là khu vực Đông Nam của huyện gồm các xã Hòa Châu, Hòa Tiến, Hòa Phước và khu vực phía Tây, Tây Bắc gồm các xã Hòa Liên, Hòa Ninh, Hòa Sơn, song trong các giai đoạn sắp tới, quá trình đô thị hóa sẽ diễn ra nhanh hơn.

Phát triển du lịch của huyện trước mắt cũng như lâu dài phải gắn kết chặt chẽ với hệ thống du lịch của thành phố và của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Hình thành một số tour du lịch sinh thái kết hợp với tìm hiểu lịch sử phục vụ khách trong và ngoài nước.

Quỹ đất dành cho mục đích xây dựng, mở rộng và phát triển các công trình công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có quy mô tập trung, các khu du lịch và công trình phục vụ du lịch sẽ tác động rất lớn đối với tiềm năng đất đai có hạn của huyện. Việc chuyển mục đích đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp và đất cơ sở sản xuất kinh doanh là một tất yếu. Đi cùng với nó sẽ là nhu cầu tăng lên về nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân như các công trình văn hoá, thể dục thể thao, giải trí, công viên cây xanh.

* Chuyển dịch cơ cấu lao động

Quá trình ĐTH kèm theo sự phát triển cơ sở hạ tầng đã làm cơ cấu lao động tại huyện Hòa Vang giai đoạn 2012 - 2017 thay đổi nhanh chóng theo hướng tăng lượng lao động ở cả thành thị và nông thôn.

Năm 2012, dân số toàn huyện Hòa Vang là 124.844 người (trong đó tỷ lệ nam là 49,27%, nữ 50,73%). Mật độ dân số là 170 người/km2 , tuy nhiên mật độ dân số phân bố không đều giữa các địa phương, cụ thể dân số tập trung đông ở các xã trung du đồng bằng (mật độ dân số xã Hòa Phước là 1.752 người/km2 , Hòa Châu là 1.430 người/km2 , Hòa Tiến là 1.172 người/km2 ) và phân bố thưa thớt ở các xã miền núi (mật độ dân số xã Hòa Bắc chỉ có 12 người/ km2 , Hòa Ninh 49 người/ km2 và Hòa

Phú 50 người/ km2). Đến năm 2017 dân số toàn huyện là 185.223 người. Dân cư trên địa bàn huyện được phân bổ chưa đồng đều giữa các xã, chủ yếu tập trung tại các xã Hòa Tiến, Hòa Phước, Hòa Châu, Hòa Phong và các xã gần khu công nghiệp, trong khi đó diện tích đất tựnhiên và đất ở của các xã cánh tây bắc của huyện rất rộng nhưng dân số chiếm tỷ lệ thấp, chênh lệnh giữa các xã có quy mô dân số cao nhất so với xã có quy mô dân số thấp nhất đã giảm dần so với các năm trước.

Nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo xu hướng đấy là hợp lý phát triển kinh tếthương mại dịch vụvà đa ngành nghề.

Trong quá trình ĐTH, đất nông nghiệp bị thu hẹp lại do chuyển mục đích sử dụng đất sang phi nông nghiệp. Điều này đặt ra một vấn đề quan trọng cần giải quyết đó là việc làm của lao động ở nông thôn khi đất bị thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất.

Như vậy, một bộ phận lao động nông nghiệp có xu hướng chuyển dần sang lao động phi nông nghiệp, nguyên nhân một phần là do việc thu hồi đất đai phục vụ cho quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển đô thị nên một bộ phận không nhỏ nông dân thiếu đất sản xuất buộc phải chuyển sang làm việc ở các ngành phi nông nghiệp; khi quá trình ĐTH phát triển thì có nhiều xí nghiệp, nhà máy được đầu tư xây dựng thu hút lao động nông nghiệp có thu nhập thấp tham gia làm việc vào các nhà máy, xí nghiệp. Do đó, cơ cấu lao động của xã thay đổi theo hướng tích cực tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp lên qua các năm.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa được Đảng và Nhà nước ta xác định là con đường phát triển kinh tế của đất nước. Theo đó, nền kinh tế huyện cũng phát triển theo hướng tăng dần tỉ lệ ngành Công nghiệp - Xây dựng và Thương mại, dịch vụ, giảm dần tỉ lệ ngành Nông, lâm, thủy sản trong tổng giá trị sản xuất của huyện.

Tuy nhiên, là một huyện ngoại thành, đóng vai trò là vựa lúa cung cấp một phần lương thực và hàng nông sản cho toàn thành phố nên ngành nông nghiệp của huyện vẫn còn chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế.

* Chuyển biến vềcơ sở hạ tầng

Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tếtheo hướng dịch vụ tổng hợp, thương mại, tiểu thủ công nghiệp, tiếp tục tăng cường quản lý đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng; tập trung ưu tiên các thiết chế, văn hóa, giáo dục, y tế phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân, chỉnh trang và xây dựng đô thị. Trên cơ sởđịnh hướng phát triển đô thị mà trọng tâm xây dựng hệ thống CSHT được tập trung đầu tư, nhiều công trình lớn được xây dựng mới và cải tạo nâng cấp làm thay đổi diện mạo của một đô thị mới hình

thành và đang phát triển theo hướng ĐTH. Những năm gần đây, được sự quan tâm của Thành phố, mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện không ngừng tăng cường đầu tư và nâng cấp bằng nhiều nguồn vốn như: Vốn của các chương trình mục tiêu của Thành phố, của huyện, vốn ngân sách... đáp ứng nhu cầu luân chuyển hàng hóa và đi lại của người dân.

Cơ bản hoàn thành các tuyến giao thông trung tâm cụm xã theo Nghị quyết đề ra, giao thông kiệt xóm được đầu tư hoàn chỉnh, những tuyến đường chính được đầu tư điện chiếu sáng, trường học được đầu tư mới và nâng cấp, hình thành khu dân cư di dân vùng sạt lở, kè sạt lở ven sông, nâng cấp hồ đập ứng phó với bão, lũ; hệ thống thiết chếvăn hóa từ huyện đến xã cơ bản hoàn thiện, một số hạng mục di tích căn cứ huyện ủy được đầu tư; hạ tầng các vùng sản xuất được đầu tư theo hướng hiện đại dần hình thành; các dự án khu dân cư kế thừa giai đoạn trước cơ bản hoàn thành hạ tầng giao đất cho người dân có nhu cầu. Nhiều công trình có quy mô đã được đầu tư xây dựng như Khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin, bệnh viện đa khoa huyện, Trung tâm VHTDTT huyện, Công viên NTLS Hòa Vang, Đường Cẩm Lệ - Hòa Vang, đường Bắc Thủy Tú đi trại 05, 06, đường HồChí Minh (đoạn Nam Đông - Túy Loan), góp phần phát triển kinh tế xã hội, cải thiện chất lượng sống của nhân dân và đổi mới diện mạo nông thôn.

Hầu hết các trường học đã được xây dựng mới và nâng cấp đảm bảo phục vụ cho nhu cầu học tập của con em trên địa bàn. Toàn huyện có 3 trường THPT hơn 4000 học sinh, trung học cơ sởcó 11 trường với tổng số học sinh là: 8.130 học sinh, tiểu học có 19 trường với tổng số học sinh là: 13.685 học sinh, Mẫu giáo mầm non có 15 trường công lập và 5 trường tư thục có 7.152 cháu. Đến nay toàn huyện có 36/53 trường đạt tiêu chuẩn Quốc gia.

Như vậy, từ những phân tích trên có thể thấy trong giai đoạn 2012 - 2017 các yếu tố về dân số; tốc độ tăng trưởng ngày càng cao của các ngành kinh tế, cơ cấu chuyển dịch theo hướng phát triển kinh tế dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp, thương mại, xây dựng kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động sự chuyển biến về CSHT, nhất là hệ thống hạ tầng đô thị là yếu tố thúc đẩy quá trình ĐTH và thực trạng biến động kinh tế - xã hội đã phản ánh ĐTH ngày càng lan rộng tác động đến mọi mặt đời sống KT-XH và môi trường của người dân và đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến thực trạng biến động đất đai nói chung và đất trồng lúa nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của biến động đất trồng lúa đến sinh kế của người dân trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)