3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN HÒA VANG
3.2.1. Tình hình quản lý đất đai
Quản lý nhà nước vềđất đai là nhu cầu khách quan, là công cụ bảo vệ và điều tiết các lợi ích gắn liền với đất đai, và quan trọng nhất là bảo vệ chếđộ sở hữu vềđất đai. Nhiệm vụ này cần được đổi mới một cách cụ thể và phù hợp để đáp ứng các yêu cầu quản lý và tương xứng với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội trong từng giai đoạn.
Công tác quản lý nhà nước vềđất đai trên địa bàn huyện trong những năm qua rất được chú trọng, nhất là từ khi Luật đất đai 2013 ra đời thay thế cho luật đất đai 2003, thể hiện thông qua các nội dung quản lý nhà nước vềđất đai như sau:
* Công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước vềđất đai, Luật đất đai năm 2013 được thông qua và chính thức có hiệu lực vào tháng 7 năm 2014. Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai trên điạ bàn thành phố Đà Nẵng, huyện Hòa Vang đã có kế hoạch hằng năm tổ chức phổ biến, tuyên truyền mọi người dân hiểu về quyền lợi và trách nhiệm của người sử dụng đất, vận động họ sử dụng đất một cách tiết kiệm, hiệu quảvà đúng pháp luật.
Với chức năng nhiệm vụ của mình, hằng năm UBND huyện cũng đã ban hành các văn bản chỉđạo, điều hành, tổ chức thực hiện như Chỉ thị, quyết định thành lập các đoàn Thanh tra kiểm tra liên ngành; công văn, kế hoạch tổ chức thực thi nhiệm vụ; Quyết định thu hồi đất, giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thuộc thẩm quyền.
* Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Địa giới hành chính là ranh giới phân định quyền quản lý Nhà nước về mặt lãnh thổ giữa các cấp đơn vị hành chính, việc lập địa giới hành chính hợp lý không những tạo điều kiện thuận tiện cho công tác quản lý mà còn đem lại những thuận lợi cơ bản cho công tác quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội.
Sau khi tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, huyện Hòa Vang được thành lập vào ngày 23/01/1997 với 14 đơn vị hành chính cấp xã. Đến ngày 05/8/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 102/2005/NĐ thành lập quận Cẩm Lệ thuộc thành phốĐà Nẵng và huyện Hoà Vang chỉ còn 11 đơn vị hành chính cấp xã.
Năm 2010 địa giới hành chính giữa xã Hòa Phước, Hòa Châu thuộc huyện Hòa Vang và phường Hòa Xuân thuộc quận Cẩm Lệ được điều chỉnh theo Quyết định số 5020/QĐ-UBND ngày 16/6/2011 của UBND thành phốĐà Nẵng. Theo đó một phần diện tích thuộc 2 xã Hòa Châu và Hòa Phước được chuyển sang quận Cẩm Lệđể quản lý.
Đến nay, việc xác định địa giới hành chính và quản lý hồsơ địa giới hành chính, bản đồđịa chính đã đi vào nề nếp để phục công tác quản lý Nhà nước vềđất đai.
* Công tác điều tra, khảo sát, đo đạc lập bản đồđịa chính
Việc đo đạc và lập bản đồđịa chính có vai trò rất quan trọng, làm tiền đề cho công tác quản lý đất đai, giúp Nhà nước có đủ thông tin cần thiết liên quan đến từng thửa đất cả về số lượng, chất lượng, vị trí không gian, để từđó có các biện pháp sử dụng đất một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, đây cũng là cơ sở quan trọng trong công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai, xây dựng những tài liệu cơ bản cho công tác quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất.
Được sự giúp đỡ về chuyên môn cũng như hỗ trợ kinh phí, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường, huyện Hòa Vang đã thực hiện công tác đo đạc tọa độ địa chính, xây dựng bản đồ địa chính, xác lập hồ sơ địa chính, xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân trên địa bàn huyện theo Nghịđịnh 64/CP của Chính phủ. Bản đồđịa chính các xã được thành lập theo nghịđịnh 64/CP của Chính phủ thời điểm năm 1994 - 1995 và bản đồ địa chính 2 xã Hoà Tiến và Hoà Nhơn đã được đo đạc lại theo hệ toạđộ VN 2000. Đến nay, huyện Hòa Vang đã được đo đạc thành lập bản đồ địa chính chính quy, bản đồ số trên phạm vi ranh giới hành chính của huyện, toàn huyện có 569 tờ bản đồtrong đó 511 tờ có tỷ lệ 1/200, 55 tờ có tỷ lệ 1/500 và 3 tờ có tỷ lệ 1/1.000, chất lượng hồ sơ địa chính tốt đã góp phần phục vụ tích cực trong công tác quản lý nhà nước vềđất đai.
Tuy nhiên, dưới tác động của quá trình đô thị hóa hiện nay tình hình sử dụng đất của huyện đã có những biến động rất lớn so với bản đồ địa chính được lập trước đây. Một yêu cầu đặt ra là phải thực hiện đo đạc chỉnh lý hoặc xây dựng bản đồ mới để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước vềđất đai và quản lý đô thị.
* Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở để thực hiện việc kế hoạch hóa quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đồng bộ với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư, tạo bước đi hợp lý cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Quy hoạch và kế hoạch hóa về sử dụng đất là một trong những căn cứ pháp lý, kỹ thuật quan trọng trong việc điều tiết các quan hệđất đai phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.
Tại thời điểm năm 2010 huyện Hòa Vang đã xây dựng được quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020 đã được UBND thành phố phê duyệt.
Hình 3.2. Hình ảnh bản đồ quy hoạch tổng thể huyện Hòa Vang đến năm 2020
(thu nhỏ từ bản đồ tỷ lệ 1:200.000)
UBND huyện Hòa Vang được UBND thành phố phê duyệt quy hoạch kế hoạch sử dụng đất huyện Hòa Vang đến năm 2017, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết giai đoạn 2016 - 2020 đã được xây dựng cho 11 xã của huyện được sự trợ giúp của trung tâm, nghiên cứu quy hoạch và kinh tếđất của BộTài nguyên & Môi trường; công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở, đất nông nghiệp, lâm nghiệp theo nhu cầu sử dụng đất của nhân dân cũng đã thực hiện được ở tất cả các xã có nhu cầu trình UBND thành phố phê duyệt để làm cơ sở cho việc giao đất cho nhân dân sử dụng.
Để thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, UBND huyện thường xuyên cập nhật thông tin vềcác đồ án quy hoạch và các khu vực có chủ trương quy hoạch để đảm bảo xác nhận quy hoạch cho nhân dân kịp thời, chính xác; phối hợp với các Ban quản lý dự án thành phố bà giao mốc giới và công bố quy hoạch theo đúng quy định.
Thực hiện Luật Đất Đai năm 2013; Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; Nghịđịnh số47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủquy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; Nghị quyết 105/NQ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng 5 năm kỳđầu (2011 - 2015) của thành phố Đà Nẵng; đồng thời theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của UBND thành phốĐà Nẵng và Sở Tài nguyên - Môi trường, đến nay “Quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015 của huyện Hòa Vang, thành phốĐà Nẵng”đã được UBND thành phố phê duyệt.
Ngoài ra, UBND thành phố đã có Quyết định số 8919/QĐ-UBND ngày 18/11/2010 của UBND thành phốĐà Nẵng về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020; Quyết định số7356/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2012 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Hòa Vang đến năm 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hòa Vang đến năm 2020 và Đề án xây dựng Nông thôn mới huyện Hòa Vang giai đoạn 2011-2020.
* Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Thực hiện Luật đất đai năm 2013; Nghị định 43/2014/CP của Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn thực hiện của BộTài nguyên & Môi trường về công tác thống kê, kiểm kê đất đai, UBND huyện đã chỉđạo phòng Tài nguyên & Môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của huyện và UBND các xã đã thực hiện theo quy định, số liệu thống kê và kiểm kê rõ ràng, hoàn thành báo cáo đúng thời gian quy định, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu chuyên sâu phục vụ quản lý nhà nước vềđất đai. Từđó xây dựng được bộ số liệu vềđất đai để phục vụ hoạch định chính sách, lập quy hoạch, kế hoạch của các ngành kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng.
Số liệu về kiểm kê đất đai năm 2005, 2010, 2015 và thống kê đất hàng năm đã phản ánh đúng thực trạng sử dụng đất của từng thời kỳ, phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước vềđất đai.
* Đánh giá kết quả và những tồn tại trong công tác quản lý nhà nước vềđất đai
Đất đai là vấn đềnóng, là tâm điểm chú ý của xã hội. Đây vừa là thuận lợi cho công tác quản lý đất đai phát triển, nhưng cũng là thách thức lớn, chịu sức ép trong quá trình vận hành.
Công tác quản lý nhà nước vềđất đai trên địa bàn huyện trong những năm qua rất được chú trọng, nhất là từ khi Luật đất đai 2013 ra đời. Đến nay công tác quản lý nhà nước vềđất đai đã đi vào nề nếp và đạt được những thành tựu quan trọng: Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, kiểm kê, thống kê đất đai, thanh tra kiểm tra đất đai đã tổ chức thực hiện kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về đất đai ổn định, chính xác. Kết quả đó đã khẳng định các quan điểm chỉđạo, định hướng chính sách, pháp luật vềđất đai cơ bản là đúng đắn, phù hợp với đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tuy nhiên bên cạnh đó còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế:
- Tình trạng vi phạm pháp luật đất đai vẫn còn diễn ra như: Lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích, vi phạm quy hoạch.
- Công tác chỉnh lý hồsơ địa chính còn chậm. Việc xử lý, lưu trữ thông tin còn bất cập, chưa xây dựng được hệ thống thông tin đất đai trên cơ sở các loại bản đồ dạng sốgây khó khăn trong công tác xử lý, quản lý và khai thác thông tin đất đai.
- Một sốvăn bản hướng dẫn việc thực hiện giải quyết hồ sơ đất đai còn chồng chéo, chưa rõ ràng, gây lúng túng trong công tác giải quyết hồsơ, dẫn đến tình trạng trễ hẹn còn nhiều, đơn thư khiếu nại, tốcáo ngày càng tăng và phức tạp, chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân.
- Lợi ích của nhà nước và người dân có đất bị thu hồi chưa được bảo đảm tương xứng.
- Công tác phối hợp trong công việc giữa các cấp chưa tốt, việc cập nhật các văn bản và đồ án quy hoạch của thành phố còn chậm dẫn đến mức độ sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai còn nhiều, còn để xãy ra nhiều trường hợp tách thửa trong quy hoạch.
- Công tác quản lý mặt bằng sau khai thác khoáng sản còn gặp nhiều khó khăn.