3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.2. Kết quả đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyến sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ở Việt Nam
Tính đến hết năm 2018, cả nước đã cơ bản hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu với 46,8 triệu giấy, tổng diện tích 23,7 triệu ha, đạt 96,5% diện tích đất đang sử dụng cần cấp và đạt 95,7% tổng số trường hợp sử dụng đất đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận.
Một số địa phương đã hoàn thành cơ bản việc cấp Giấy chứng nhận lần đầu nhưng xét riêng từng loại đất vẫn còn một số loại đạt thấp dưới 85% như: đất chuyên dùng còn 29 địa phương; đất ở đô thị còn 15 địa phương; đất sản xuất nông nghiệp còn 11 địa phương; các loại đất ở nông thôn và đất lâm nghiệp còn 12 địa phương. Một số địa phương có loại đất chính đạt kết quả cấp Giấy chứng nhận lần đầu thấp dưới 70% như Lạng Sơn, Hà Nội, Bình Định, Kon Tum, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang…
Để tăng cường quản lý đất đai, xây dựng hệ thống quản lý đất đai bền vững và bảo đảm tăng tỷ lệ cấp Giấy chứng nhận đối với những địa phương có loại đất cấp Giấy chứng nhận đạt thấp, Chính phủ yêu cầu các địa phương đẩy mạnh việc đo đạc lập bản đồ địa chính, cấp đổi Giấy chứng nhận, xây
dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo Nghị quyết số 39/2012/QH13 của Quốc hội; trong hai năm 2014 - 2015, ưu tiên tập trung các nguồn lực để thực hiện và hoàn thành cơ bản việc cấp đổi Giấy chứng nhận ở những nơi đã có bản đồ địa chính, đồng thời hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cho mỗi tỉnh ít nhất một đơn vị cấp huyện để làm mẫu nhằm rút kinh nghiệm để triển khai diện rộng trong những năm tới. Phó Thủ tướng chỉ đạo các địa phương rà soát tình hình sử dụng đất, xác định ranh giới, mốc giới và đo đạc lập bản đồ địa chính, giao đất, cấp Giấy chứng nhận cho các công ty nông, lâm nghiệp để quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất của các công ty và xử lý dứt điểm các tồn tại, vi phạm đất nông, lâm trường. Các địa phương còn loại đất chưa hoàn thành (dưới 85%) tiếp tục thực hiện các giải pháp để nâng cao tỷ lệ cấp Giấy chứng nhận trong năm 2014. (Đặng Ngọc Tiến, 2019)
Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì hướng dẫn để các tổ chức trong nước đủ năng lực tham gia thực hiện hình thức xã hội hóa việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại các địa phương. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ Xây dựng và Tài chính thành lập đoàn kiểm tra việc cấp Giấy chứng nhận tại các dự án phát triển nhà ở, nhất là ở các thành phố lớn nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy mạnh công tác cấp Giấy chứng nhận đối với các dự án phát triển nhà ở.
*Tình hình Đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận ở Thái Nguyên
Thực hiện Nghị quyết số 30/QH của Quốc hội khóa XIII; Chỉ thị số 32- CT/TU ngày 12/4/2015 của Tỉnh uỷ Thái Nguyên về công tác cấp GCNQSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2013; Quyết định số 790/QĐ-UBND ngày 26/4/2015 phê duyệt Kế hoạch cấp GCN quyền sử dụng đất lần đầu năm 2015, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu hoàn thành cơ bản cấp GCN QSD đất lần đầu đạt trên 85% diện tích cần cấp.
Tính đến hết năm 2018, dưới sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của các Cấp, các Ngành trên địa bàn toàn Tỉnh, kết quả cấp GCN lần đầu đạt trên 243,157 ha, đạt 92,36% diện tích cần cấp, tăng 18,36% so với năm 2016, vượt 7,36% so với kế hoạch, trong đó: nhóm đất nông nghiệp cấp được 222,979 ha, đạt 92,26%; nhóm đất phi nông nghiệp cấp được 20.178,47, đạt 93,47% diện tích cần cấp. (Đặng Ngọc Tiến, 2019)
* Tình hình Đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận ở Cao Bằng
Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và tính đến ngày 31/12/2018, trên địa bàn toàn tỉnh đã cấp được 442.529 giấy chứng nhận. Trong đó:
Cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình cá nhân:
-Đất sản xuất nông nghiệp cấp được 218.315 giấy chứng nhận với diện tích 79.706,76 ha đạt 86,78 % diện tích cần cấp.
-Đất ở nông thôn cấp được 92.167 giấy chứng nhận với diện tích 3.541,01 ha đạt 96,54% diện tích cần cấp.
-Đất ở đô thị cấp được 26.939 giấy chứng nhận với diện tích 706,12 ha đạt 93,5 % diện tích cần cấp.
-Đất lâm nghiệp cấp được 103.875 giấy chứng nhận với diện tích 399.503,59 ha đạt 90,12 % diện tích cần cấp.
Cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức:
% Đất chuyên dùng: 941 giấy chứng nhận với diện tích 1.200,56 ha đạt 81,05 diện tích cần cấp.
-Đất lâm nghiệp: 285 giấy chứng nhận với diện tích 35.912,64 ha đạt 99,37 % diện tích cần cấp.
-Các loại đất khác: 5 giấy chứng nhận với diện tích 42,32 ha.
* Tình hình Đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận ở Phú Thọ
Tính đến năm 2019, toàn tỉnh Phú Thọ đã cấp được 12.265 giấy chứng nhận lần đầu cho các loại đất (trong đó: cấp 1 thửa/1 giấy chứng nhận là
10.739 giấy chứng nhận, cấp nhiều thửa/1 giấy chứng nhận là 1.526 giấy chứng nhận).
Cụ thể: Huyện Đoan Hùng cấp được 2.403 giấy chứng nhận huyện Tân Sơn cấp được 590 giấy chứng nhận, huyện Hạ Hòa cấp được 4.257 giấy chứng nhận, huyện Lâm Thao cấp được 870 giấy chứng nhận, huyện Tam Nông cấp được 954 giấy chứng nhận, huyện Thanh Thủy cấp được 339 giấy chứng nhận, huyện Thanh Sơn cấp được 362 giấy chứng nhận, huyện Thanh Ba cấp được 734 giấy chứng nhận, huyện Cẩm Khê cấp được 1.756 giấy chứng nhận. (Đặng Ngọc Tiến, 2019)
* Tình hình Đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận ở Yên Bái
Theo số liệu thống kê từ Sở Tài nguyên và Môi trường, tính đến ngày 31/12/2019 toàn tỉnh đã cấp được 555.366 giấy chứng nhận, đạt 94,7% diện tích đủ điều kiện cấp. Cụ thể:
-Đất ở, toàn tỉnh đã cấp được 236.712 giấy với diện tích 3.625,2ha, đạt 94,5% diện tích đủ điều kiện cấp.
-Đất sản xuất nông nghiệp, đã cấp được 228.599 giấy với diện tích 53.364,5ha, 95,2% diện tích đủ điều kiện cấp.
-Đất lâm nghiệp, đã cấp được 80.755 giấy với diện tích 271.126,5ha, đạt 94,8% diện tích đủ điều kiện cấp.
-Đất chuyên dùng đã cấp được 3.702 giấy với diện tích 8.615,6ha, đạt 93,6% diện tích đủ điều kiện cấp.
-Đất tôn giáo tín ngưỡng đã cấp 60 giấy với diện tích 33,9 ha, đạt 95,7% diện tích đủ điều kiện cấp.
-Đất phi nông nghiệp khác đã cấp 47 giấy với diện tích 23,5 ha, đạt 94,8% diện tích đủ điều kiện cấp.
1.3.2. Kết quả đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính tại huyện Nam Trực
Về kiện toàn tổ chức bộ máy Văn phòng đăng ký đất đai: Thực hiện điều 5 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ. Đã tập trung hoàn thành công tác kiện toàn tổ chức bộ máy; tiếp nhận và bàn giao tổ chức bộ máy, biên chế, kinh phí hoạt động, trang thiết bị làm việc, hồ sơ, tài liệu của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường từ UBND huyện;
Xây dựng quy chế phối hợp giữa Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND huyện trình UBND thành phố ban hành;
Tham mưu trình Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Văn phòng Đăng ký đất đai và các Chi nhánh; ban hành quy chế làm việc của Văn phòng Đăng ký đất đai và Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai.
Công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014: Thực hiện điều 34 Luật Đất đai năm 2013; Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 02/KH-BTNMT ngày 16/9/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014; UBND huyện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014. (UBND huyện Nam Trực, 2014)
Lập và quản lý hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai: Hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn huyện. Có 9 đơn vị cấp xã đã xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, trong đó có 4 đơn vị cấp xã có cơ sở dữ liệu quản lý tập trung và đưa vào khai thác sử dụng; nhập thông tin 27.815 thửa đất vào cơ sở dữ liệu, quét hồ sơ và cơ sở dữ liệu và tích hợp vào cơ sở dữ liệu cấp huyện. (Chi nhánh VP đăng ký đất đai huyện Nam Trực, 2018).
CHƯƠNG II
ĐỐI TƯƠNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyến sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với các cá nhân, hộ gia đình và tổ chức trên địa bàn huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyến sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại 19 xã, 01 thị trấn thuộc huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định;
- Phạm vi về thời gian: Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyến sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liến với đất tại địa bàn nghiên cứu giai đoạn 2017 - 2019.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định Nam Định
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện kinh tế - xã hội
2.3.2. Thực trạng quản lý, sử dụng đất của huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định
- Tình hình quản lý đất đai
- Hiện trạng sử dụng đất năm 2019 huyện Nam Trực
2.3.3. Đánh giá kết quả thực hiện đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyến sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quyền sử dụng đất, quyến sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định giai đoạn 2017 – 2019
- Quy trình, thủ tục đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
- Kết quả đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất huyện Nam Trực.
- Đánh giá tình hình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Nam Trực
2.3.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử hiệu quả trong công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyến sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
- Thuận lợi - Khó khăn - Giải pháp
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập và tìm hiểu các văn bản pháp luật, Thông tư, Nghị định về ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập HSĐC do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, huyện Nam Trực và tỉnh Nam Định ban hành;
- Từ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nam Trực, thu thập số liệu và tình hình quản lý, sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất của địa phương.
- Thu thập số liệu liên quan đến đề tài từ các phòng ban chức năng của huyện như. Thống kê. Tài chính. Y tế. Giáo dục về tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Từ Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Nam Trực về số liệu liên quan đến kết quả đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận giai đoạn 2017 – 2019.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Điều tra khảo sát tình hình ĐKĐĐ, cấp GCN của các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thông qua phiếu điều tra. Đối tượng điều tra là hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất, cán bộ chuyên môn, quản lý. Được tiến hành như sau:
*Đối với đối tượng điều tra là cán bộ quản lý:
- Địa điểm điều tra: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nam trực (2 phiếu); Văn phòng Đăng ký đất Chi nhánh huyện Nam Trực (3 phiếu); UBND các xã, thị trấn thuộc huyện (20 phiếu).
- Đối tượng được chọn điều tra là các cán bộ đã có kinh nghiệm, trực tiếp tham gia quản lý, thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn và giữ các chức vụ lãnh đạo liên quan đến công tác đăng ký đất đai, cấp GCN cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.
- Nội dung điều tra: Đánh giá tiến độ giải quyết hồ sơ của Văn phòng Đăng ký đất đai (bao gồm cả Chi nhánh); Đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai; Đánh giá mức độ, thái độ hướng dẫn của cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai khi thực hiện thủ tục hành chính; Đánh giá nguyên nhân khó khăn trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân.
* Đối với đối tượng điều tra là hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất:
- Số phiếu điều tra: 80 phiếu.
- Địa điểm điều tra: Trên địa bàn huyện Nam trực, 04 phiếu/xã, thị trấn. - Đối tượng được chọn điều tra: Là đại diện ngẫu nhiên các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuộc các đơn vị hành chính nêu trên.
- Nội dung điều tra: Nguồn gốc sử dụng đất; việc thực hiện đăng ký đất đai, cấp GCN của các thửa đất đang sử dụng; tình hình sử dụng đất; Đánh giá tiến độ giải quyết hồ sơ của Văn phòng Đăng ký đất đai (bao gồm cả Chi nhánh); Đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ, mức độ hướng dẫn và thái độ của cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai; Đánh giá nguyên nhân khó khăn trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân.
2.4.3. Phương pháp tham vấn
Tham vấn các cán bộ làm việc tại Phòng Tài nguyên và Môi trường, VPĐKĐĐ huyện Nam Trực, công chức địa chính xã về kết quả, những tồn
tại, khó khăn trong công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, quyến sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện.
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Trên cơ sở các số liệu sơ cấp thu thập được tiến hành xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel. Kết quả được trình bầy bằng các bảng số liệu và biểu đồ.
2.4.5. Phương pháp thống kê, so sánh
Sau khi dùng phương pháp điều tra, thu thập tổng hợp và xử lý tài liệu số liệu hiện có, tiến hành thống kê, so sánh một số chỉ tiêu đã tổng hợp được.
Áp dụng phương pháp so sánh để đánh giá việc áp dụng các chính sách về quản lý đất đai cho các tổ chức sử dụng đất cũng như tác động của chính sách quản lý của Nhà nước đến việc quản lý, sử dụng đất của các tổ chức để đánh giá được khách quan hơn.
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định
3.1.1. Điều kiện tự nhiên a) Vị trí địa lý
Huyện Nam Trực có diện tích tự nhiên 163,89 km2, dân số 194,112 người, 20 đơn vị hành chính (19 xã và 01 thị trấn). Thị trấn Nam Giang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện, cách thành phố Nam Định 10 km, có tọa độ địa lý: