3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.2.1. Tình hình quản lý đất đai
- Về ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện:
Luật đất đai năm 2013 đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong quản lý, sử dụng đất đai, đưa công tác quản lý đất đai ngày càng đi vào trật tự, kỷ cương. UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các ngành, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện và UBND các xã, thị trấn tổ chức triển
thi hành Luật đất đai năm 2013 kèm theo là trong năm 2014 Bộ Tài nguyên và Môi Trường chủ trì trình Chính Phủ ban hành 5 Nghị định và phố hợp cùng Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành 2 Nghị định cụ thể là: 5 Nghị định được ban hành ngày15/5/2014 có hiệu lực từ 01/7/2014 là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định thi hành một số điều của Luật đất đai, Nghị định số 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất, Nghị đinh 45/2014/NĐ-CP quy định về tiền sử dụng đất, Nghị định 46/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước và Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi; 2 Nghị định còn lại là Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính, và Nghị định 104/2014/NĐ-CP quy định về khung giá đất. Cấp tỉnh đã tổ chức 3 hội nghị quy mô lớn toàn tỉnh về triển khai thi hành Luật đất đai năm 2014 và các Nghị định thi hành Luật đất đai.
Huyện Nam Trực đã tổ chức quán triệt và triển khai Luật đất đai năm 2013 và các Nghị định thi hành Luật tới cán bộ chủ chốt huyện, lãnh đạo và cán bộ chuyên môn UBND cấp xã. Ở xã đã tổ chức quán triệt đến bí thư Chi bộ, xóm trưởng và các ban, ngành, đoàn thể xã; tổ chức tuyên truyền trên đài phát thanh, truyền thanh của huyện, xã.
- Về xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.
Thực hiện Chỉ thị 364/CT-HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), huyện Nam Trực đã hoàn thành việc hoạch định ranh giới hành chính ở 2 cấp huyện, xã. Các tuyến ranh giới ở 2 cấp đều được xác định, thống nhất rõ ràng bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc các điểm mốc giới và được triển vẽ lên bản đồ địa hình đã giúp cho công tác quản lý Nhà nước về địa giới ổn định thống nhất.
- Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Được sự quan tâm giúp đỡ của Sở Tài nguyên và Môi trường, toàn Huyện Nam Trực đã xây dựng xong lưới địa chính cấp 1.
Đã có 100% xã, thị trấn của huyện đã đo đạc lập bản đồ địa chính. Trong đó, đo ở tỷ lệ 1/1000 được 3.703,81 ha, tỷ lệ 1/2000 được 18.172,54 ha, tỷ lệ 1/10.000 được 5.783,5 ha (Niên giám thống kê, 2019).
Đo chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ cấp GCN QSD đất: Thời gian qua, huyện Nam Trực tiếp tục triển khai đo đạc mới bản đồ địa chính theo công nghệ mới hiện đại để phục vụ cho công tác lập hồ sơ đề nghị cấp GCN QSD đất cho các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện.
Đo chỉnh lý khu dân cư: Từ năm 2005-2018 huyện Nam Trực đã triển khai đo đạc, chỉnh lý bản đồ tỷ lệ: 1/1000 và tỷ lệ: 1/2000 cho các xã để phục vụ cho công tác lập hồ sơ đề nghị cấp GCN QSD đất cho các tổ chức và hộ gia đình, cá nhân.
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Thực hiện quy định của Luật đất đai năm 2013 và các văn bản quy định, hướng dẫn công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và thực hiện Công văn số 1094/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 13 tháng 4 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc triển khai công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011- 2015 đối với 3 cấp tỉnh, huyện, xã. Đến nay trên địa bàn huyện Nam Trực có 100% xã, thị trấn hoàn thành công tác tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2010 - 2020 đã được UBND huyện phê duyệt. Hàng năm các xã, thị trấn căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt để lập kế hoạch sử dụng đất trình thông qua HĐND xã, thị trấn và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Huyện Nam Trực tính đến 31/12/2019 toàn huyện đã cấp GCN đất cho được 102.026 giấy, trong đó cấp cho hộ gia đình, cá nhân được101.942 giấy, cấp cho tổ chức được 84giấy.
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện đã cấp cơ bản. Diện tích đất nông nghiệp các xã, thị trấn đã cơ bản hoàn thành việc cấp đổi 67.736 giấy chứng nhận đất nông nghiệp của hộ sau dồn điền đổi thửa.
- Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Công tác thống kê, kiểm kê được tiến hành theo đúng Thông tư 28/2014/TT-BTNMT, số liệu thống kê và kiểm kê đất đai các năm đã phục vụ kịp thời cho việc quản lý đất đai và phát triển kinh tế, xã hội của huyện.
Triển khai, hướng dẫn, tập huấn cho 100% xã, thị trấn thực hiện công tác thống kê kiểm kê năm 2014 theo Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê quỹ đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. UBND huyện đã chỉ đạo thực hiện kiểm kê quỹ đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn của huyện đảm bảo chất lượng và đúng thời gian quy định.
- Tình hình quản lý tài chính về đất đai
Công tác quản lý tài chính về đất đai được triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Về việc thực hiện các khoản thu, chi liên quan đến đất đai, được UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Tài chính kết hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường cùng các phòng, ban ngành và UBND các cấp thực hiện theo hướng dẫn của tỉnh, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường và các văn bản của huyện. - Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản
thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển. Trong năm qua các xã, thị trấn đã làm thủ tục xác nhận chuyển quyền sử dụng đất theo luật định tạo điều kiện thực hiện tốt các quyền của người sử dụng đất và quản lý đất đai theo pháp luật.
Thị trường chuyển quyền sử dụng đất vận hành đã góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách và trở thành một trong những nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Trước đây, công tác quản lý, giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất chưa được quan tâm đúng mức. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả thực hiện một số nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai chưa cao.
Thi hành các quy định về pháp luật đất đai hiện nay, huyện đã quan tâm bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất ngày càng đầy đủ và tốt hơn.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm về đất đai.
Để đưa công tác quản lý và sử dụng đất đai đi dần vào nề nếp, khắc phục những sai sót tồn tại và ngăn chặn kịp thời những vi phạm có thể phát sinh. Ngoài việc tích cực tuyên truyền giáo dục pháp luật sâu rộng trong nhân dân bằng nhiều hình thức, UBND huyện còn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đất đai ở các đơn vị địa phương, hộ gia đình sử dụng đất.
- Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai.
Công tác giải quyết đơn thư về khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai đã được chính quyền các xã, thị trấn và huyện quan tâm giải quyết dứt điểm. Các vụ việc phát sinh ở cơ sở đã được giải quyết kịp thời, không để đơn thư vượt cấp và tồn đọng kéo dài. Một số vụ tranh chấp đất đai tại xã do tính chất từng vụ việc phức tạp, hồ sơ địa chính bất cập, phải mất nhiều thời gian, công sức để thanh tra, kiểm tra, xác minh và kết luận giải quyết vụ việc khách quan và thấu tình, đạt lý.