3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.3.1. Những nghiên cứu về loài bọ đuôi kìm vàng Chelisoches variegatus 1.3.1.1. Nguồn gốc, phân loại
Năm 2008, nguyễn Thị Thu Cúc và cs đã khảo sát thành phần loài bọ đuôi kìm trên cây dừa ở 7 tỉnh phía Nam từ năm 2004 đến 2005 đã phát hiện 5 loài bọ đuôi kìm, trong đó hai loài hiện diện phổ biến thuộc họ Chelisochidae, trong đó một loài đã được định danh C. morio và một loài chưa được định danh Chelisoches sp. Theo tác giả, cả hai loài này lần đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam.
Nguyễn Thị Thu Cúc và cs (2009) tiếp tục điều tra ở các tỉnh miền Trung đã công bố có 5 loài bọ đuôi kìm trên cây dừa ở các tỉnh miền Trung và miền Nam trong đó có 2 loài phổ biến và có khả năng khống chế bọ cánh cứng hại dừa trong đó loài bọ đuôi kìm màu vàng C. variegatus, đây là loài bản địa được tìm thấy ở hầu hết các vườn dừa ở đồng bằng sông Cửu Long.
Phân loại bọ đuôi kìm vàng (C. variegatus) Giới : Animalia Nghành : Arthropoda Lớp : Insecta Bộ : Dermaptera Họ : Chelisochidae Chi : Chelisoches Loài : C. variegatus 1.3.1.2. Đặc điểm hình thái
Con cái: Cơ thể màu nâu đỏ, chân và cánh trước có màu vàng, tươi sáng, chiều dài cơ thể biến động từ 16 – 22 mm (không kể phần đuôi kìm) trung bình 18,80 mm, rộng 3,55 mm. Râu đầu hình sợi chỉ có 23 đốt râu, dài 16 – 17 mm, đốt thứ nhất và đốt thứ hai có màu vàng, các đốt còn lại có màu đen, trên đốt thứ nhất có một vài gai nhỏ. Miệng thuộc loại miệng nhai gặm, phát triển về phía trước.
Chân ngực màu vàng, đốt bàn chân gồm có 3 đốt nhỏ với một đôi móng dài, cong, màu nâu đen. Mặt dưới các đốt của đốt bàn chân có nhiều lông tơ mịn, đốt thứ hai của đốt bàn chân kéo dài về phía dưới của đốt, đốt thứ ba đồng thời phần kéo dài này rất phát triển và phình to về phía hai bên. Bụng có 8 đốt, màu nâu đỏ. Cuối bụng có một đôi kìm đối xứng dài và cong vào bên trong, phía trong kìm có gai nhỏ, chiều dài của kìm từ 4,5 – 5,0 mm .
Hình 1.7. Chelisoches variegatus (bên phải ♂: bên trái ♀) và hai dạng đuôi kìm của con đực (♂) Chelisoches variegatus
Con đực: Cơ thể cũng có màu tương tự như con cái, nhưng thường có kích thước nhỏ hơn con cái, chiều dài cơ thể biến động từ 16 – 21 mm (không kể phần đuôi kìm) trung bình 17,95 mm, rộng 3,55 mm. Râu đầu cũng có 23 đốt, màu sắc và cách sắp xếp của các đốt râu cũng tương tự như con cái. Bụng có 10 đốt. Đuôi kìm có hai dạng, dạng đuôi kìm ngắn và dạng đuôi kìm dài, cả hai dạng đuôi kìm đều có gai lớn phía trong rất mạnh mẽ.
1.3.1.3. Đặc điểm sinh học, sinh thái học
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Cúc và cs (2010) về tiềm năng sử dụng loài thiên địch nội địa C. variegatius (Burr, 1917) trong phòng trừ sinh học bọ cánh cứng hại dừa Brontispa longissima (Gestro) qua các nghiên cứu về đặc điểm sinh học (chu kỳ sinh trưởng, khả năng sinh sản, tuổi thọ, sống sót, khả năng ăn mồi) và qui trình nuôi nhân với khối lượng lớn, ghi nhận: với chu kỳ sinh trưởng không dài (72,3 ± 1,4 ngày), khả năng sinh sản cao: 243 trứng/con cái), tuổi thọ dài trên 7 tháng.
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc và cs (2009) bọ đuôi kìm C. variegatus thường ẩn nấp, khả năng chạy rất nhanh nhưng ít khi bay. Khả năng bắt cặp rất cao, con cái chăm sóc và bảo vệ trứng, thời gian sống của bọ đuôi kìm khá dài. Loài C. variegatus có thời gian phát dục các pha ngắn hơn, vòng đời là 72,3 ngày. Khả năng đẻ trứng của con cái loài C. variegatus là 243 quả (55 quả/ổ) cao hơn loài C. morio. Loài này có khả năng ăn tất cả các pha của bọ cánh cứng hại dừa nhưng thích ăn ấu trùng tuổi 1-2 nhất. Các thí nghiệm cho thấy bọ đuôi kìm còn ăn sâu non của sâu khoang, rệp, mối.
1.3.2. Khả năng ứng dụng phòng trừ sâu hại của bọ đuôi kìm vàng C. variegatus
Bọ đuôi kìm C. variegatus là loài thiên địch xuất hiện phổ biến trên các vườn dừa, ăn các giai đoạn sâu non của bọ cánh cứng hại dừa. Do vậy, người dân có thể thu bắt bọ đuôi kìm ngoài tự nhiên và thu sâu non bọ cánh cứng hại dừa, lá dừa, thức ăn tổng hợp để nhân nuôi, sau đó phóng thích bọ kìm với số lượng lớn để phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa.
Theo kỹ sư Ngọc Khánh, bọ đuôi kìm có 5 loài, trong đó bọ đuôi kìm màu vàng
C. variegatus là loài phổ biến nhất ở Khánh Hòa, chi cục đang tiến hành nhân nuôi bọ đuôi kìm này. Việc nhân nuôi không quá khó khăn, có thể chuyển giao cho nông dân để nhân rộng. Đến nay, Chi cục BVTV đã tiến hành nhân nuôi và phóng thích 5 lần, với hơn 9000 cá thể bọ đuôi kìm ra tự nhiên. Kết quả nhân nuôi bọ đuôi kìm cho thấy, từ 50 cặp, 100 cá thể bọ đuôi kìm ban đầu, sau thời gian 75 ngày thu được 1513 cá thể mới. Đồng thời, qua điều tra công thức thí nghiệm có phóng thích bọ đuôi kìm cho thấy, tỉ lệ tàu dừa bị hại giảm sau 2 tháng là hơn 20% so với đối chứng (không thả bọ đuôi kìm). Lợi nhuận thu được trong quá trình nhân nuôi so với chi phí ban đầu xấp xỉ 2 triệu đồng. Đó là chưa kể lợi ích đem lại cho năng suất, cảnh quan, môi trường…
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Cúc và cs (2010), về tiềm năng sử dụng loài thiên địch nội địa C. variegatius (Burr, 1917) trong phòng trừ sinh học bọ cánh cứng hại dừa Brontispa longissima (Gestro) qua các nghiên cứu về đặc điểm sinh học (chu kỳ sinh trưởng, khả năng sinh sản, tuổi thọ, sống sót, khả năng ăn mồi) và qui trình nuôi nhân đơn giản, rẽ tiền, cho thấy có thể sử dụng rất tốt loài bọ đuôi kìm này không những để phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa mà cả nhiều loài côn trùng khác như rầy nâu Nilaparvata lugens, sâu ăn tạp Spodoptera litura, sâu xếp lá Lamprosema indicata, rệp sáp Pseudococcus sp., mối, rầy mềm,… Qui trình nuôi nhân với số lượng bọ đuôi kìm (BỌ ĐUÔI KÌM) đã được chuyển giao cho cán bộ bảo vệ thực vật và khuyến nông tại Việt Nam trong 2 năm 2007 – 2008, và mới đây kỹ thuật nuôi nhân này cũng đã được chuyển giao cho nhiều nông dân trồng dừa tại Việt Nam.
Nguyễn Xuân Niệm (2006b) cũng nghiên cứu khả năng ăn bọ cánh cứng hại dừa của bọ đuôi kìm C. variegatus. Các tác giả cũng đã phóng thích bọ đuôi kìm để phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa có hiệu quả cao.
Nguyễn Thị Thu Cúc và cs (2008, 2009), đã xây dựng thành công một quy trình nuôi nhân loài bọ đuôi kìm C. variegatus. Với quy trình này, người nông dân có thể tự nuôi tại nhà một cách dễ dàng. Kết quả nghiên cứu trên các cá thể đã được nuôi qua 12 thế hệ liên tục trong điều kiện phòng thí nghiệm cho thấy nuôi theo quy trình này, C. variegatus vẫn tiếp tục phát triển rất bình thường, không có dấu hiệu suy thoái (kích thước, thời gian phát triển, khả năng sinh sản, khả năng ăn mồi). Việc xây dựng thành công quy trình nuôi nhân với khối lượng lớn như hiện nay đã mở ra một triển vọng rất
lớn cho việc sử dụng C. variegatus trong phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa tại những vùng nhiễm bọ cánh cứng hại dừa. Năm 2007, quy trình nuôi nhân và sử dụng bọ đuôi kìm đã được chuyển giao rộng rãi cho nhiều cán bộ kỹ thuật của Chi Cục BVTV tỉnh Kiên Giang, Quảng Ngãi sau đó Chi cục BVTV đã tiếp tục mở lớp hướng dẫn nông dân nhân nuôi và sử dụng C. variegatus để phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa.
Theo kết quả nghiên cứu về bọ đuôi kìm của Nguyễn Thị Thu Cúc và cs (2008), đây là loài thiên địch của bọ cánh cứng hại dừa xuất hiện khá phổ biến trên các vườn dừa, có khả năng ăn mồi cao (1,88 – 5,34 con/ngày). Việc nhân nuôi bọ đuôi kìm bằng thức ăn tổng hợp và sâu non bọ cứng hại dừa hoặc sâu non ngài gạo rất thuận lợi, có thể nhân ra số lượng lớn bọ đuôi kìm rất nhanh. Sau đó dùng bọ đuôi kìm phóng thích ra các vườn dừa bị hại để chúng tự tìm bọ cánh cứng hại dừa tiêu diệt. Xuất phát từ thực tế trên và được sự giúp đỡ của văn phòng FAO-IPM Việt Nam, Trung tâm BVTV miền Trung đã triển khai ‘‘Xây dựng mô hình nhân nuôi bọ đuôi kìm để phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa” ở Quảng Ngãi được nhiều nông dân tham gia hưởng ứng.
Trung tâm BVTV miền Trung (2008) đã điều tra tại Quảng Ngãi năm 2008 ghi nhận có 4 loài bọ đuôi kìm hiện diện trên cây dừa là loài C. variegatus (bọ đuôi kìm màu vàng), loài C. morio (bọ đuôi kìm màu đen), loài bọ đuôi kìm cỡ vừa và loài bọ đuôi kìm cỡ nhỏ (chưa xác định tên khoa học). Trong đó loài đuôi kìm màu vàng rất phổ biến trên các vườn dừa Quảng Ngãi, hai loài còn lại chưa định danh được có kích cỡ nhỏ hơn xuất hiện với mật độ rất thấp. Sau phóng thích 100% cây dừa có bọ đuôi kìm và xuất hiện thiếu trùng bọ đuôi kìm, như vậy chứng tỏ bọ đuôi kìm đã tồn tại và thích ứng tạo quần thể mới trên cây dừa. Trung tâm đã chuyển giao quy trình nhân nuôi bọ đuôi kìm cho các hộ tham gia. Việc nhân nuôi bọ đuôi kìm bằng thức ăn tổng hợp và sâu non bọ dừa hoặc sâu non ngài gạo rất thuận lợi, có thể nhân ra số lượng lớn bọ đuôi kìm rất nhanh. Hai tháng nuôi thì cứ 2 tuần/lần chọn bọ đuôi kìm trưởng thành để phóng thích ra các vườn dừa, mỗi cây dừa phóng thích 20 cặp bọ đuôi kìm.
Nguyễn Thị Thu Cúc và cs (2009), nhân nuôi bằng thức ăn nhân tạo đã tạo ra số lượng lớn bọ đuôi kìm và thả trên một số diện tích vườn dừa. Bước đầu nhân nuôi loài bọ đuôi kìm màu vàng C. variegatus bằng thức ăn ấu trùng ngài gạo. Kết quả này mở ra một triển vọng huấn luyện chuyển giao cho nông dân nhân nuôi bọ đuôi kìm bằng thức ăn là ấu trùng ngài gạo để thả trên vườn dừa, sau đó bọ đuôi kìm tự tìm bọ cánh cứng dừa mà tiêu diệt. Bọ đuôi kìmmàu vàng có vòng đời khoảng 70 ngày, nên nhân mật số khá nhanh, hơn nữa bọ đuôi kìm này từ trưởng thành đến thiếu trùng đều ăn sâu non của bọ dừa, đây là ưu điểm để khống chế mật số của bọ cánh cứng hại dừa liên tục trên vườn dừa. Loài này có khả năng ăn tất cả các pha của bọ cánh cứng hại dừa nhưng thích ăn ấu trùng tuổi 1 – 2 nhất. Các thí nghiệm cho thấy bọ đuôi kìm còn ăn sâu non sâu khoang, rệp, mối... Khả năng nhân nuôi bọ đuôi kìm rất cao, có thể dễ dàng nhân
cụ nuôi rất đơn giản, rẻ tiền như thùng, xô, chậu, hộp nhựa.
Gần đây, ở Phú Yên người ta đang tiến hành nhân nuôi bọ đuôi kìm C. variegatus rồi thả ra các vườn dừa đã đem lại nhiều kết quả khả quan. Theo ông Nguyễn Ngọc Thơ, Phó giám đốc trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung, khả năng nhân nuôi tập thể đối với bọ đuôi kìm C. variegatus rất tốt với tỉ lệ đạt cao từ 16,64 – 27,75 lần, tỉ lệ nhân nuôi đạt cao đối với thùng nuôi 10 cặp bọ đuôi kìm/thùng 15 lít. Nông dân thị xã Sông Cầu đã phóng thích 5 đợt với số lượng 5.000 cặp bọ đuôi kìm trưởng thành để diệt trừ bọ cánh cứng hại dừa. Kết quả, sau 8 tháng thả tỉ lệ bọ cánh cứng hại dừa giảm chỉ còn từ 24,84 – 32,61%. Từ kết quả này, trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung phối hợp với Chi cục BVTV Phú Yên tiếp tục tuyên truyền lợi ích của việc nhân nuôi bọ đuôi kìm, đồng thời tập huấn, chuyển giao quy trình nuôi bọ đuôi kìm ở các địa phương và các hộ trồng dừa trên địa bàn tỉnh Phú Yên để phóng thích với số lượng lớn ra vùng dừa bị hại nhằm phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa đạt hiệu quả cao.
Từ tháng 3/2009, được sự hướng dẫn kỹ thuật của các kỹ sư trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung và Chi cục bảo vệ thực vật Phú Yên, 5 nông dân ở các phường Xuân Yên, Xuân Phương, Xuân Phú thực hiện nhân nuôi thành công bọ đuôi kìm. Ông Nguyễn Văn Sướng ở phường Xuân Yên cho biết: “Bọ đuôi kìm rất dễ nhân nuôi, ít tốn kém. Tôi đã thả bọ đuôi kìm lên 20 cây dừa, bình quân thả 20 cặp bọ đuôi kìm trưởng thành/cây dừa. Kết quả, sau 2 tháng bọ đuôi kìm diệt bọ cánh cứng hại dừa tốt hơn nhiều so với ong ký sinh diệt bọ cành cứng. Tuy nhiên, khả năng phát tán của bọ đuôi kìm chậm. Do vậy phải nhân nuôi với số lượng lớn mới phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa hiệu quả hơn”.
Từ năm 2009, được sự hỗ trợ của Trung tâm BVTV miền Trung, Khánh Hòa đã triển khai việc nhân nuôi bọ đuôi kìm tại Chi cục và các Trạm trực thuộc, bình quân mỗi năm phóng thích 2 đợt. Qua điều tra cho thấy, sau khi phóng thích bọ đuôi kìm tại các vườn dừa, đặc biệt là dọc công viên bờ biển Nha Trang, các vườn dừa bắt đầu xanh trở lại, lá dừa không bị sâu bệnh, tỷ lệ phục hồi cao, không sử dụng các biện pháp hóa học làm hủy hoại môi trường. Thời gian tới, chi cục tiếp tục duy trì chương trình này, nhân rộng và chuyển giao việc nhân nuôi bọ đuôi kìm đến nông dân. Bà con có thể tự mình nuôi và phóng thích làm cơ sở bảo vệ vườn dừa của hộ gia đình.
Tháng 7/2012, được sự tư vấn của các nhà khoa học khoa Nông học, trường đại học Nông lâm Huế, dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Bình Định đã triển khai 6 mô hình phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa bằng phương pháp sinh học sử dụng bọ đuôi kìm tại 6 xã ở 2 huyện Hoài Nhơn và Phù Cát cho hơn 100 hộ dân. Kết quả các mô hình hầu hết bà con nhân thả thành công bọ đuôi kìm vàng C. variegatus lên các cây dừa trong vườn và vườn dừa có sự hồi phục xanh tốt, tỷ lệ bọ cánh cứng giảm nhanh. Thời gian tới tỉnh Bình Định dự định nhân rộng mô hình ra các vùng trồng dừa khác trong tỉnh.
Mô hình trên được triển khai tại 4 xã Hoài Tân, Hoài Châu, Tam Quan Nam và Hoài Thanh Tây với 60 hộ nông dân tham gia mô hình. Dưới sự hướng dẫn, tập huấn kĩ thuật nhân nuôi bọ đuôi kìm của các giảng viên Trường Đại học nông lâm Huế, các hộ dân đã bước đầu tiếp cận với việc nhân nuôi bọ đuôi kiềm. Theo Tiến sĩ Trần Đăng Hòa – Giảng viên Khoa nông học Trường Đại học Nông lâm Huế - Người trực tiếp hướng dẫn nông dân ở mô hình cho biết, việc xử lý bọ cánh cứng hại dừa có nhiều phương pháp. Trong đó, việc sử dụng ong kí sinh cũng có hiệu quả cao, tuy nhiên Bình Định là khu vực miền Trung nắng nóng nhiều, trong khi đó, ong kí sinh chỉ sinh trưởng trong điều kiện khí hậu ôn hòa, với nhiệt độ từ 20 – 28 độ, nên khả năng phòng trừ vào mùa hè hiệu quả thấp, đối với việc dùng thuốc phun hóa học, đặt thuốc thì tốn kém và đối với những dừa cao thì khó thực hiện được,…
Riêng đối với bọ đuôi kìm C. variegatus, người dân có thể tự nhân nuôi, sau khi nhân nuôi được số lượng nhiều, nông dân có thể thả từ 5-7 cặp/cây dừa đã cho hiệu quả phòng trừ, chi phí cho 1 cặp con giống khoảng 5.000 đồng, Thạc sĩ Lê Khắc Phúc cho biết thêm: “Xét về ưu thế, thứ nhất con bọ đuôi kìm là loài ăn mồi bản địa có khả năng thích nghi, vừa chịu nắng, chịu lạnh, chịu mưa. Ngoài ra, nếu không có bọ dừa nó có thể ăn các con khác nên có thể sống và phát triển quanh năm, khi đã lên cây dừa nó chỉ có thể ở trên và không thể xuống vì đặc điểm của bọ đuôi kìm là có 6 chân ở