KHẢ NĂNG KHỐNG CHẾ SÂU TƠ, SÂU KHOANG, SÂU ĂN ĐỌT CẢ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, thức ăn đến một số đặc điểm sinh học và khả năng khống chế sâu hại của bọ đuôi kìm vàng chelisoches variegatus burr (Trang 62 - 65)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4. KHẢ NĂNG KHỐNG CHẾ SÂU TƠ, SÂU KHOANG, SÂU ĂN ĐỌT CẢ

CỦA BỌ ĐUÔI KÌM VÀNG C. VARIEGATUS NGOÀI ĐỒNG RUỘNG

Trong hệ sinh thái đồng ruộng khác với điều kiện phòng thí nghiệm cho nên khả năng tiêu diệt sâu hại của các loài thiên địch thí nghiệm trong phòng và đồng ruộng khác nhau. Trong hệ sinh thái đồng ruộng với tác động của các nhân tố vô sinh và hữu sinh lên cả thiên địch và con mồi có thể làm cho tương tác giữ chúng khác so với điều kiện phòng thí nghiệm. Có thể trong điều kiện phòng thí nghiệm chúng ta hạn chế được ảnh hưởng của các yếu tố vô sinh ảnh hưởng đến thiên địch và con mồi nên hiệu quả, tỷ lệ bắt mồi cao, mà trên đồng ruộng hiệu quả không cao như trong phòng hoặc cao hơn.

Bọ đuôi kìm vàng C. variegatus là loài thiên địch – bắt mồi bản địa cho nên có nhiều ưu thế hơn so với các loài thiên địch nhập nội về thích nghi với điều kiện thời tiết, khí hậu... Tuy nhiên khi nghiên cứu trong phòng có nhiều yếu tố khác so với đồng ruộng cho nên chúng ta cần đánh giá khả năng khống chế sâu tơ, sâu khoang, sâu ăn đọt cải của thành trùng bọ đuôi kìm vàng C. variegatus ở các mật độ khác nhau để chọn lựa mật độ phù hợp phòng trừ các loại sâu hại.

Bảng 3.9. Khả năng khống chế một số loài sâu hại cải của trưởng thành C. variegatus

Công thức Mật độ bọ đuôi kìm thả (cặp/m2 )

Mật độ sâu sau thả bọ đuôi kìm (con/m2

)

LSD0,05

3 ngày 5 ngày 7 ngày

1 1 131,3bA ±1,77 87,3bB ±1,77 53,3bC ±1,67 5,99

2 2 102,0cA ±1,53 66,3cB ±2,91 33,3cC ±0,33 6,60

3 3 74,3dA ±2,03 37,0dB ±2,65 7,67dC ±0,67 6,79

4 Không thả 148,0aA ±0,58 137,67aB ±2,33 128,0aC ±1,73 5,92

LSD0,05 5,13 7,99 4,10

Ghi chú: T0C:29,60C; RH:82,3%; N= 150 con. LSD0,05: Giá trị nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức α=0,05. Trong cùng một cột các giá trị có các chữ cái in thường khác nhau chỉ sự sai khác, trong cùng một hàng các giá trị có các chữ cái in hoa khác nhau chỉ sự sai khác bằng phân tích phương sai một nhân tố (One – way ANOVA) (P<0,05).

Qua kết quả nghiên cứu khả năng khống chế sâu tơ, sâu khoang, sâu ăn đọt cải của bọ đuôi kìm vàng ngoài đồng ruộng ở Bảng 3.9 cho thấy khả năng khống chế sâu tơ, sâu khoang, sâu ăn đọt cải của bọ đuôi kìm, ở các mật độ thả bộ đuôi kìm là khác nhau, có sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê.

Ở các công thức, mật độ sâu hại có giảm sau thả 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày và có sự sai khác có ý nghĩa thống kê.

3 ngày sau thả, mật độ sâu ở các công thức thả bọ đuôi kìm có giảm so với đối chứng không thả. Giảm rõ nhất ở công thức thả 3 cặp bọ đuôi kìm/m2 mật độ sâu còn 74,3 con/m2, giảm vừa ở công thức thả 2 cặp bọ đuôi kìm/m2 mật độ sâu còn 102,0 con/m2, ở công thức 1 thả 1 cặp bọ đuôi kìm/m2 mật độ sâu còn 131,3 con/m2

.

5 ngày sau thả, mật độ sâu hại ở các công thức tiếp tục giảm rõ so với không thả. Mật độ sâu hại thấp nhất ở công thức 3 đạt 37,0 con/m2, mật độ sâu ở công thức 2 còn 66,3 con/m2 và công thức 1 mật độ sâu còn 87,3 con/ m2. Trong khi đó mật độ sâu ở công thức không thả vẫn cao đạt 137,67 con/ m2

Đến 7 ngày sau thả, số lượng sâu ở công thức 3 giảm rõ rệt còn 7,67 con/ m2, công thức 2 giảm còn 33,3 con/ m2 và công thức 1 còn 53,3 con/ m2. Ở công thức đối chứng số lượng sâu hại vẫn cao 128,0 con/ m2

.

Như vậy, trong giới hạn thí nghiệm mật độ thả từ 1 – 3 cặp bọ đuôi kìm/m2 thì mật độ bọ đuôi kìm càng cao khả năng khống chế sâu hại càng cao.

Kết quả ở Bảng 3.9 cho thấy khả năng tiêu diệt sâu tơ, sâu khoang, sâu ăn đọt cải của bọ đuôi kìm trưởng thành trên đồng ruộng có hiệu quả tăng dần khi mật độ thả tăng. Hiệu quả thể hiện rõ rệt nhất với công thức 3 ở 7 ngày sau thả. Qua đây chúng ta thấy bọ đuôi kìm có thể phòng trừ sâu tơ, sâu khoang, sâu ăn đọt cải trên đồng ruộng. Tùy vào mật độ sâu, giai đoạn thả chúng ta có thể thả 2 – 3 cặp bọ đuôi kìm/m2 giai đoạn phát hiện sâu hại để phòng trừ có hiệu quả.

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, thức ăn đến một số đặc điểm sinh học và khả năng khống chế sâu hại của bọ đuôi kìm vàng chelisoches variegatus burr (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)