Thực trạng cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức, điều trị của khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc sản phụ sau sinh thường tại khoa sản thường a3 bệnh viện phụ sản hà nội năm 2019 (Trang 33)

Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 4951/QĐTC ngày 21/11/1979 của UBND Thành phố Hà Nội. Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội nằm trên đường Đê La Thành – Giảng Võ – Ba Đình – Hà Nội. Trải qua bốn mươi năm một chặng đường hình thành và phát triển từ một nhà hộ sinh nhỏ bé với 100 giường, bằng công sức, trí tuệ, đến nay bệnh viện đã có 4 tòa nhà (3 tòa nhà 5 tầng – 1 tòa nhà 9 tầng) với gần 600 giường. Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội có một giám đốc, 3 phó giám đốc, 1 chuyên gia. Tính đến thời điểm hiện tại, bệnh viện có 12 phòng ban chức năng, 24 khoa phòng – 3 khoa cận lâm sàng. Năm 2017, dưới sự chỉ đạo của UBND TP Hà Nội và Sở Y Tế Hà Nội, bệnh viện xác nhập thêm 2 cơ sở là cơ sở 38 Cảm Hội và cơ sở số 10 Hà Đông.

Là Bệnh viện chuyên khoa hạng I của thành phố Hà Nội, bệnh viện Phụ Sản Hà Nội thực hiện 7 nhiệm vụ chính như sau:

 Khám chữa bệnh Sản phụ khoa và công tác kế hoạch hóa gia đình

 Đào tạo chuyên môn

 Nghiên cứu khoa học

 Chỉ đạo tuyến

 Phòng bệnh

 Quản lý kinh tế

 Hợp tác Quốc tế.

- Về tình hình nhân lực: Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội có tổng số CBCNV, NLĐ là 1613 người trong đó cán bộ viên chức 423 người chiếm (26.22%), hợp đồng 68 là 14 người chiếm (0.87%), hợp đồng dài hạn 8 người chiếm (0.50%), hợp đồng do đơn vị thỏa thuận 1168 chiếm (72.41%).

- Là cơ sở thực hành của các trường Đại học Y, Cao đẳng Y trên địa bàn thủ đô. - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội hiện nay không chỉ là cơ sở đầu ngành của chuyên ngành phụ sản mà còn là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học; nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến và chuyển giao công nghệ về chuyên ngành phụ sản trong thành phố

Hà Nội. Bệnh viện có bề dày truyền thống lịch sử, có đội ngũ bác sĩ được đào tạo cơ bản ở trong nước và được học tập nâng cao tay nghề ở các nước tiên tiến có ngành sản phụ khoa và chăm sóc sức khỏe sinh sản phát triển, có tay nghề cao, được rèn luyện trong thực tế, tâm huyết với nghề nghiệp. Hệ thống trang thiết bị phục vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện được đầu tư hiện đại, chuyên sâu, cập nhật theo xu hướng điều trị mới nhất và tốt nhất trên thế giới. Các khoa, phòng, trung tâm của bệnh viện được trang bị đầy đủ các hệ thống máy xét nghiệm sinh hoá; huyết học; miễn dịch...

Dưới đây là sự phân bố nhân lực y tế trong khối chuyên môn của bệnh viện: TT Nhân lực hoạt động khối chuyên môn Tổng số Tỷ lệ %

1. Bác sỹ 219 21.8 2. Dược sỹ 43 4.3 3. Điều dưỡng 412 41.2 4. Hộ sinh 329 32.7 Tổng 1003 100% Hình 2.1. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Khoa Sau đẻ thường A3

Khoa Sau đẻ thường A3 được thành lập ngày 21/11/1979. Tổ chức và nhân sự Tổng số: 38 cán bộ. Trong đó:  01 Trưởng khoa

 01 Phó khoa

 01 Điều dưỡng trưởng  07 Bác sỹ điều trị  28 Hộ sinh, điều dưỡng  05 Hộ lý

 Đang học NCS tại trường ĐHYTCC  Đang học CKII tại trường ĐHY Hà Nội  Đang học CKI tại trường ĐH ĐD Nam Định  01 Bs đang học CKI tại trường ĐHY Hà Nội  100% trình độ Cao đẳng

Cơ sở vật chất, trang thiết bị Tổng số giường thực kê: 84 giường Phòng siêu âm: 01

Phòng điều trị nội trú: 16 (Tất cả các buồng bệnh đều có điều hòa không khí, tủ đầu giường, free wifi, lavabor rửa tay, …). Trang bị 5 tivi ở phòng 321,323, 325 và hành lang khoa để phục vụ truyền thông.

Phòng hành chính khoa: 01 Phòng nhân viên: 03 Kho: 01

Chức năng nhiệm vụ được giao

a. Vị trí chức năng

Khoa sản thường A3 là khoa lâm sàng thuộc khối chuyên môn nghiệp vụ của Bệnh viện chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về thực hiện tiếp nhận điều trị và chăm sóc các sản phụ sau sinh theo đúng quy định chuyên môn kỹ thuật của Bệnh viện.

b.Nhiệm vụ

Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn thường trực, cấp cứu, các thủ thuật chuyên khoa theo đúng quy chế khoa sản, khoa ngoại, khoa Gây mê - Hồi sức, khoa KSNK.

Thực hiện công tác hành chính trong khoa, đảm bảo chất lượng HSBA theo quy định; quản lý hồ sơ bệnh án, dữ liệu theo quy định.

Thực hiện quy trình chuyên môn kỹ thuật, các quy định, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị để thực hiện.

Đào tạo nhân viên y tế, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe và phòng bệnh.

Hoạt động cải tiến chất lượng:

Sử dụng tia Plasma lạnh trong hỗ trợ điều trị vết mổ, vết khâu TSM. Xông hơi tầng sinh môn sau sinh.

Thường xuyên báo cáo và tổng hợp sự cố y khoa theo tuần, tháng, quý và có tổng hợp số liệu báo cáo về Phòng Quản lý chất lượng.

Hoạt động chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ

Bảng 2.1. Hoạt động chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ

TT Nội dung hoạt động Thực

hiện 2018 Thực hiện 2019 Kế hoạch 2020 1 Số giường thực kê 80 84 84

2 Số lượt người bệnh điều trị nội trú 14593 15715 16000

3 Tổng số ngày điều trị nội trú 37730 29964 29000

4 Số ngày điều trị trung bình 2.59 1.907 1.85

5 Công suất sử dụng giường bệnh 131.08% 102.62% 100%

6 Số lượt chiếu tia Plasma lạnh trung bình

theo tháng 1880 2637 3000

7 Số trẻ sơ sinh trung bình theo tháng được

sàng lọc thình lực 930 983 1050

8 Số trẻ sơ sinh trung bình theo tháng được

lấy máu gót chân sàng lọc bệnh rối loạn chuyển hóa

1080 883 1050

9 Số trẻ sơ sinh trung bình theo tháng được

sàng lọc bệnh tim bẩm sinh 850 787 1050

10 Tổng số sản phụ sử dụng que cấy tránh

thai ngay sau sinh 101 08 50

* Tỷ lệ sinh mổ là 56,0%; sinh thường là 44,0%.

2.1.1. Thực trạng chăm sóc sản phụ tại khoa 2.1.1.1. Chăm sóc sản phụ sau đẻ

2.1.1.2. Chăm sóc sản phụ sau đẻ tại khoa sau đẻ thường A3.

*Theo dõi dấu hiệu sinh tồn: Sản phụ sau sinh thường được chăm sóc tại khoa - Theo dõi dấu hiệu sinh tồn đúng quy định.

- Theo dõi phát hiện sớm các biến chứng

- 100% sản phụ đều được thực hiện theo quy trình này.

*Theo dõi sự co hồi tử cung và sản dịch

- 100% sản phụ được theo dõi co hồi tử cung đúng quy trình. - 100% sản phụ được theo dõi sản dịch đúng quy trình.

- 100% Điều dưỡng ghi chép, đánh giá được số lượng, màu sắc, tính chất của sản dịch vào hồ sơ bệnh án.

- Tuy nhiên một phần nhỏ điều dưỡng không quan sát không đánh giá mà hỏi qua sản phụ, do đó kết quả đánh giá chưa thật chính xác.

*Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn

- 100% sản phụ sau sinh được theo dõi đánh giá thường xuyên vị trí vết khâu tầng sinh môn và ghi lại đầy đủ thông tin vào phiếu theo dõi.

- 100% sản phụ được làm thuốc ngày 2 lần: sáng, chiều *Thực hiện thuốc và các chăm sóc theo y lệnh bác sĩ

- Sản phụ sau sinh đều được dùng kháng sinh dự phòng, dùng thuốc giảm đau - 100% điều dưỡng, hộ sinh thực hiện thuốc đúng y lệnh.

2.1.1.3. Chăm sóc sản phụ và sơ sinh sau đẻ - sau mổ (6 giờ - 24 giờ - sau 24 giờ)

Các bước tiến hành:

- HS/ĐD rửa tay hoặc sát khuẩn tay nhanh.

Khám mẹ:

- Toàn trạng: màu da, niêm mạc, đo mạch, T0, HA. - Sát khuẩn tay nhanh, đi găng sạch.

- Khám vú, nắn bụng đánh giá sự co hồi tử cung, kiểm tra cầu bàng quang. - Kiểm tra băng vệ sinh: đánh giá mức độ thấm máu ở băng vệ sinh, màu sắc, mùi. Đánh giá vết khâu TSM (nếu có).

- Nếu sản phụ mổ đánh giá vết mổ: chảy máu, sưng nề, đã trung tiện chưa? - Làm vệ sinh âm hộ, TSM theo đúng quy trình làm thuốc tại giường.

- Giúp sản phụ thay váy áo và trở về tư thế thoải mái, thông báo cho sản phụ kết quả khám.

- Thu dọn dụng cụ, tháo găng, rửa tay.

Khám con:

- Kiểm tra số mẹ, số con, giới tính có trùng với số ghi trên BA không?

- Quan sát, đánh giá toàn trạng trẻ: Màu sắc da, niêm mạc, nhip thở, nhiệt độ, phản xạ, bú mẹ, ngủ li bì hay khó đánh thức, đi tiểu và thải phân xu, dị tật.

- Kiểm tra BA trẻ đã được tiêm VacxinVGB, VTM K, kháng sinh (nếu có). Tư vấn:

- Tư vấn các dấu hiệu nguy hiểm sau đẻ: đau đầu hoa mắt chóng mặt, sốt , ra máu nhiều, đau tức vết khâu, cảm giác mót rặn.

- Chế độ nghỉ ngơi, vệ sinh, dinh dưỡng, vận động. - Hướng dẫn sản phụ cho con bú sữa mẹ đúng cách. - Theo dõi các dấu hiệu nguy hiểm cho con: da tím, li bì - hạ thân nhiệt…

- Ghi nhận xét vào phiếu chăm sóc người bệnh theo quy định.

2.1.1.4. Thông tiểu nữ

Các bước tiến hành:

- Sát khuẩn tay nhanh, đi 02 đôi găng sạch.

- Đặt NB nằm ngửa, trải nilon dưới mông, đặt bô dưới mông NB. Tháo găng

- Dùng panh kẹp bông cầu sát khuẩn:

 Bông thứ nhất từ lỗ niệu đạo hướng xuống phía âm đạo.  Bông 2 sát khuẩn từ môi bé đến môi lớn.

Bông 3 lặp lại bên đối diện và kết thúc ở hậu môn.

- Tháo găng, sát khuẩn tay nhanh, đi găng vô khuẩn. - Trải săng có lỗ.

- Một tay cầm ống sonde theo kiểu cầm quản bút, nhúng đầu sonde vào dầu

Paraphin khoảng 3 – 4 cm.

- Tay kia dùng 2 ngón tay bộc lộ niệu đạo, đưa sonde nhẹ nhàng vào lỗ niệu đạo khoảng 4 – 6 cm, hướng đuôi sonde vào bô (nếu làm xét nghiệm lấy nước tiểu giữa dòng).

- Động viên NB trong khi làm thủ thuật, đợi cho nước tiểu chảy hết, nhẹ nhàng

rút sonde, sát khuẩn lại lỗ niệu đạo.

- Giúp NB về tư thế thoải mái, thu dọn dụng cụ, tháo găng, rửa tay. Ghi phiếu

chăm sóc.

2.1.1.5. Làm thuốc âm đạo (tại giường)

Các bước tiến hành:

- Đi 02 găng sạch.Trải tấm nilon dưới mông sản phụ (phụ khoa không áp dụng). - Giúp sản phụ kéo váy qua mông.

- Kiểm tra tử cung, sản dịch.

- Quan sát đánh giá sản dịch, vết khâu TSM (nếu có). - Đặt bô dẹt.

- Tháo găng ngoài, vệ sinh âm hộ:

- Kẹp bông cầu dội nước rửa từng bên một, cuối cùng là hậu môn, sau đó lau khô âm hộ, tầng sinh môn.

- Dùng bông cầu thấm dung dịch bethadin sát khuẩn bộ phận sinh dục.

- Lấy bô dẹt, lau khô vùng mông cho sản phụ. Giúp sản phụ đóng băng vệ sinh, mặc đồ lót, thay váy áo. Lấy săng, tấm nilon ra. Hỗ trợ sản phụ về tư thế thoải

mái, dặn dò theo dõi bất thường.

2.1.1.6. Tiêm bắp

Các bước tiến hành:

- Thực hiện 5 đúng, công khai thuốc. - Sát khuẩn tay nhanh lần 1.

- Kiểm tra lại thuốc, sát khuẩn ống thuốc, nắp lọ thuốc, dùng bông khô hoặc

gạc bẻ ống thuốc.

- Chọn bơm tiêm thích hợp (kiểm tra hạn), xé vỏ bao, thay kim lấy thuốc. - Pha thuốc và hút thuốc vào bơm tiêm. Thay kim tiêm, đuổi khí, đặt vào khay vô khuẩn.

- Bộc lộ vùng tiêm, xác định đúng vị trí tiêm. Sát khuẩn vùng tiêm 02 lần ĐK 5 - 10cm, để khô tự nhiên.

- Sát khuẩn tay nhanh lần 2.

- Một tay căng da, một tay cầm bơm tiêm đâm kim nhanh một góc 60 – 900 so với mặt da đúng vị trí đã xác định.

- Rút nhẹ nòng bơm tiêm kiểm tra xem có máu vào theo không, nếu thấy không có máu tiến hành bơm thuốc từ từ theo dõi sắc mặt NB.

- Hết thuốc giữ kim 3 giây, căng da, rút kim nhanh. Bỏ ngay bơm kim tiêm vào hộp đựng vật sắt nhọn, đặt bông khô vô khuẩn lên nơi tiêm.

- Giúp NB về tư thế thoải mái, dặn dò những điều cần biết, thu dọn dụng cụ,

rửa tay. Đánh dấu sổ thuốc, ghi phiếu công khai, ghi phiếu theo dõi chăm sóc. 2.1.1.7. Tiêm Tĩnh mạch

Các bước tiến hành:

- Thực hiện 5 đúng. Công khai thuốc. - Sát khuẩn tay nhanh lần 1.

- Kiểm tra lại thuốc, sát khuẩn ống thuốc, nắp lọ thuốc, dùng bông khô hoặc

gạc bẻ ống thuốc.

- Chọn bơm tiêm thích hợp, thay kim lấy thuốc, pha thuốc và lấy thuốc vào

bơm tiêm, thay kim tiêm, đuổi khí và đặt vào khay vô khuẩn.

- Bộc lộ vùng tiêm, xác định vị trí tiêm, đặt gối kê tay, buộc dây garo trên vị

trí tiêm 10- 15cm.

- Sát khuẩn vị trí tiêm 2 lần ĐK 5 -10 cm, mang găng (nếu cần), chờ cồn khô. - Sát khuẩn tay nhanh lần 2.

- Cầm bơm tiêm để ngửa mũi vát, căng da, đâm kim chếch 300 đưa kim luồn

vào tĩnh mạch, kiểm tra có máu trào vào bơm tiêm, tháo dây garo.

- Bơm thuốc từ từ, theo dõi vị trí tiêm và quan sát sắc mặt người bệnh.

- Hết thuốc, căng da, rút kim nhanh, bỏ ngay bơm kim tiêm vào hộp đựng vật

sắc nhọn, đặt bông khô vô khuẩn lên nơi tiêm.

- Tư vấn và dặn dò người bệnh, thu dọn dụng cụ, tháo găng (nếu có). - Rửa tay ghi phiếu công khai thuốc, phiếu chăm sóc.

2.1.1.8. Truyền dịch Tĩnh mạch

Các bước tiến hành:

- Thực hiện 5 đúng. Công khai thuốc. - Sát khuẩn tay nhanh lần 1.

- Chuẩn bị vào khay vô khuẩn: bộ dây truyền, miếng dán, găng tay (nếu cần), bơm tiêm nếu có pha thuốc. Kiểm tra dịch đặt vào quang treo. Bật nút chai, sát khuẩn nút, pha thuốc (nếu có).

- Khóa thông khí, cắm dây truyền vào chai dịch, mở khóa đuổi khí. - Sát khuẩn vùng truyền 2 lần, đường kính 5 -10 cm (chờ khô tự nhiên). - Sát khuẩn tay nhanh, đi găng vô khuẩn (nếu cần).

- Căng da, cầm kim ngửa mũi vát chếch 300 đưa kim vào tĩnh mạch, thấy máu trào ra, tháo dây garo. Mở khóa cho dịch chảy và điều chỉnh số giọt theo y lệnh, cố định kim và dây truyền. Theo dõi sắc mặt NB.

- Giúp NB về tư thế thoải mái, dặn dò NB những điều cần thiết và phát hiện tai biến trong khi truyền báo lại NV y tế.

- Thu dọn dụng cụ, tháo găng (nếu có), rửa tay. - Ghi giờ truyền, phiếu chăm sóc.

2.1.1.9. Chiếu tia plasma

Các bước tiến hành:

- Nhân viên y tế và tư thế sản phụ: Tư thế, trang phục

- Bộc lộ vết thương: thực hiện đúng như kỹ thuật thay băng thông thường - Trải săng vô khuẩn

- Kiểm tra máy, lau đầu chiếu - Sát khuẩn tay, đi găng - Tốc độ 5mm/s.

- Giữ 10s/điểm tổn thương, lau đầu chiếu. - Tháo găng, sát khuẩn tay lần 2

- Dán băng, đưa NB về tư thế thoải mái - Thu dọn dụng cụ, rửa tay, ký xác nhận

2.1.1.10. Thay băng vết mổ (có dùng tăm bông)

Các bước tiến hành:

- Sát khuẩn tay nhanh lần 1

- Chuẩn bị vào khay vô khuẩn: gạc, tăm bông, kéo, Urgo. - Nhúng sẵn tăm bông vào cốc đựng NaCl 0,9%.

- Đi găng vô khuẩn.

- Làm ẩm băng và nhẹ nhàng bóc băng (nếu có dính lông dùng kéo cắt).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc sản phụ sau sinh thường tại khoa sản thường a3 bệnh viện phụ sản hà nội năm 2019 (Trang 33)