Điều tra thực địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mô hình nông lâm kết hợp tại chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa – công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã tức tranh (Trang 31)

3.4.2.1. Phương pháp điều tra quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh

Sử dụng phương pháp chuyên gia, tham khảo ý kiến của lãnh đạo địa phương (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục kiểm lâm tỉnh, Phòng NN&PTNT và Hạt kiểm lâm các huyện, các xã, các lao động trong Chi nhánh) của Chi nhánh, thuộc Chi nhánh bảo tồn và phát triển động vật bản địa.

3.4.2.2. Phương pháp điều tra hiệu quả các loại hình sản xuất Chi nhánh

Kết quả thu được có thể là giá trị sản xuất, doanh thu, thu nhập… Chi phí bỏ ra có thể là chi phí trung gian, chi phí sản xuất… Với quan điểm như vậy nên khi nghiên cứu hiệu quả kinh tế trong hệ thống Nông lâm kết hợp mà nền tảng là cơ sở phát triển mô hình Chi nhánh theo hướng bền vững.

Trong hệ thống Nông lâm kết hợp chủ yếu sử dụng yếu tố nguồn lực của Chi nhánh mà sản xuất chủ yếu bằng sức lao động của gia đình, rất ít dùng lao động làm thuê vì vậy tổng thu nhập là chỉ tiêu cơ bản dùng để tiến hành phân tích kinh tế trong hệ thống Nông lâm kết hợp. Để phù hợp với điều kiện phân tích hệ thống Nông lâm kết hợp trên đất dốc miền núi, cũng có thể áp dụng một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế theo tài liệu phát triển hệ thống canh tác của tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới (FAO).

Việc xác định giá cây đứng tại vườn Nông lâm kết hợp, các chi phí từ vườn đến nơi tiêu thụ và mức độ sinh khối của cây lâm nghiệp được thu thập từ nông dân, cán bộ của các lâm trường và một số tài liệu liên quan.

Để đánh giá được hiệu quả của các hệ thống cũng như tiềm năng hạn chế trong xây dựng phát triển những hệ thống NLKH của Chi nhánh sẽ tiến hành gặp nói chuyện, phỏng vấn lãnh đạo và người lao động với phiếu điều tra có chuẩn bị sẵn và thăm quan, quan sát trực tiếp hệ thống

Tiến hành theo các bước sau :

Bước 1: Đến trực tiếp Chi nhánh để xác đinh hệ thống NLKH hộ đang thực hiện gồn các thành phần nào.

Bước 2 :Thu thập đầy đủ thông tin trong phiếu điều tra qua phỏng vấn bán định hướng với lãnh đạo và người lao động (người tham gia trực tiếp trong việc xây dựng, duy trì, phát triển hệ thống NLKH của Chi nhánh).

Bước 3: Họp với một số lãnh đạo và người lao động cùng trong Chi nhánh để tìm ra tiềm năng, hạn chế, tìm ra các tiêu chí đánh giá để xác định giải pháp phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế của hệ thống NLKH trên địa bàn.

- Công tác nội nghiệp

+ Tổng hợp và phân tích, thông tin thu thập và bảng biểu.

+ Sử dụng phương pháp toán học để xử lý các số liệu thu thập được về thu, chi từ các mô hình NLKH điều tra.

Hiệu quả kinh tế:Sau khi tiến hành thu thập số liệu qua các năm, sẽ tiến hành tính toán hiệu quả kinh tếtheo công thức:

H = T – C

H là hiệu quả kinh tế/năm. Trong đó : T là thu nhập/năm C là chi phí/năm

(T = Thu nhập cây nông nghiệp + Thu nhập cây lâm nghiệp + Thu nhập cây ăn quả + Thu nhập chăn nuôi )

(C = Chi phí cây nông nghiệp + Chi phí cây lâm nghiệp + Chi phí cây ăn quả

+ Chi phí chăn nuôi ).

Tính tổng thu nhập các loại sản phẩm của mô hình ÷ Cộng tổng thu nhập của từng loại sản phẩm trong mô hình.

Tính cơ cấu chi phí cá loại sản phầm của mô hình ÷ Cộng tổng chi phí từng loại sản phẩm trong mô hình.

* Phương pháp phân loại các thành phần hệ thống NLKH

+ Dựa vào thành phần cấu thành hệ thống (cây trồng, vật nuôi )

Phân loại hệ thống trên địa bàn nghiên cứu như sau: Các thành phần R (Rừng: gồm rừng trồng và rừng tự nhiên) ; V (Vườn: gồm vườn cây ăn quả, cây trồng tạp, mía,...) ; A (Ao: các loại cá nuôi ) ; C (Chuồng: các loại vật nuôi) ; Rg (Ruộng: lúa, ngô, hoa màu)

Các thành phần hiện diện trong hệ thống phải là các thành phần chính, nếu là cây trồng phải chiếm số lượng đủ lớn, từ 20% diện tích trở lên và phải đóng vai trò chính trong thu nhập của hệ thống. Riêng thành phần rừng giữ vai trò đặc biệt trong việc duy trì tính ổn định của hệ thống nên chỉ tính theo diện

tích, các thành phần còn lại phải cho thu nhập tối thiểu 20% tổng thu nhập của hệ thống mới được nêu tên trong hệ thống. Ở Chi nhánh có các loại hình sản xuất chính: Trồng cây ăn quả; Trồng cỏ, ngô…phục vụ chăn nuôi động vật; Chăn nuôi Ngựa bạch, Hươu, Lợn rừng v.v…

- Phương pháp đánh giá hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội lớn nhất mà hệ thống NLKH mang lại chính là giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho người lao động, phương pháp được sử dụng là phương pháp PRA (cùng tham gia ). Người dân tính toán cho số công lao động cho mỗi hệ thống theo số công lao động đầu tư cho từng thành phần của hệ thống: Rừng, vườn, chăn nuôi, ruộng lúa từ khâu làm đất,gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch,..quy cho 1ha trong năm. Những tính toán này dựa theo số công lao động thực tế nhiều năm người dân đã thực hiện. Trong đó có cả lao động phụ là trẻ em và người già. Cứ 2 lao động phụ được tính bằng 1 công lao động chính.

Ngoài giải quyết công ăn việc làm thì các hiệu qủa xã hội khác mà NLKH mang lại là: thúc đẩy phát triển văn hóa, cải thiện đời sống gia đình, tăng cường mối quan hệ cộng đồng và nâng cao trình độ canh tác, sản xuất NLKH góp phần điều chỉnh giá cả thị trường.

2.4.3. Phương pháp đánh giá và xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được thống kê và xử lý theo phương pháp thống kê toán học bằng phần mềm Microsoft office Excel 2010 và phần mềm IRRISTAT 5.0.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình sản xuất chung của Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động vật bản địa tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương động vật bản địa tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương

4.1.1. Điều kiện về địa hình, đất đai của Chi nhánh Nghiên cứu và phát triển động vật bản địa (Chi nhánh) động vật bản địa (Chi nhánh)

Chi nhánh Nghiên cứu và Phát triển động vật bản địa - thuộc Công ty Cổ phần khai khoáng miền núi nằm ở xóm Gốc Gạo, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, có địa hình tương đối bằng phẳng, có dòng Sông Cầu chảy qua, đất đai tương đối màu mỡ, tầng đất canh tác khá dầy. Đây là điều kiện tương đối thuận lợi cho việc sản xuất của chi nhánh, đặc biệt là sản xuất cây ăn quả, thức ăn xanh phục vụ cho đàn gia súc.

Trong những năm gần đây Trại đã đầu tư cho thử nghiệm các giống cây ăn quả đặc sản và cây thức ăn xanh có giá trị năng xuất, kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao. Chính vì vậy, mà đã giải quyết được nhu cầu thức ăn xanh cho gia súc vào mùa mưa, có thức ăn dự trữ cho mùa khô và cho ra sản phẩm cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao. Tổng diện tích của Chi nhánh là 05 ha trong đó có 1,5 ha là diện tích cho trồng cây thức ăn cho gia súc. Diện tích đồng cỏ chăn thả là 01 ha. Diện tích trồng cây ăn quả là 2 ha, còn lại 0,5ha là làm nhà ở, nhà kho.

Với đặc điểm chủ yếu là đất cát khi gặp thời tiết nắng thi đất khô hạn rất nhanh nhưng khi gặp trời mưa thi đất lại bị úng làm cho cây ăn quả chết ngay,Như vậy,việc trồng cây ăn quả gặp nhiều khó khăn cần phải có biện pháp chăm sóc cây hợp lí, đây là điều kiện khá thuận lợi cho phát triển cây thức ăn gia súc.

* Giao thông: Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi thuộc xã Tức Tranh có điều kiện giao

thông thuận lợi. Tuyến đường liên 3 xã Tức Tranh - Yên Lạc - Yên Đổ vừa đã khởi công xây dựng. Đây là con đường đi qua 17 xóm, trong đó 1 xóm thuộc xã Tức Tranh, 1 xóm thuộc xã Yên Đổ và 15 xóm thuộc xã Yên Lạc. Điểm đầu của tuyến đường được nối với đường liên xã Phấn Mễ - Tức Tranh tại địa phận xóm Cầu Trắng, xã Tức Tranh, do vậy rất thuận lợi cho giao thông. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Chi nhánh.

Chi nhánh có dòng Sông Cầu chảy qua nên thường xuyên cung cấp nước cho trồng trọt và chăn nuôi. Chi nhánh còn xây dựng hệ thống thuỷ lợi gồm một trạm bơm điện và hệ thống ống dẫn nước cho sản xuất. Chính vì vậy, diện tích sản xuất của Chi nhánh được đảm bảo về nước tưới tiêu.

* Điều kiện kinh tế - xã hội: Trại chăn nuôi động thực vật bán hoang dã tại xã Tức Tranh thuộc Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi. Đây là một trung tâm phục vụ cho sự phát triển ngành chăn nuôi của các tỉnh trung du và miền núi. Chi nhánh có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đề tài và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Do vậy điều kiện về vật chất của Chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên Chi nhánh đã từng bước khẳng định mình và tạo được thế đứng trong xã hội bằng cách ngày càng nhân rộng các mô hình, áp dụng các khoa học kỹ thuật vào thực tiến sản xuất. Đến nay Chi nhánh đã khẳng định được sự tồn tại, vị thế của mình trong sự nghiệp phát triển chăn nuôi động thực vật hoang dã khu vực miền núi và nền kinh tế thị trường.

* Bộ máy tổ chức lãnh đạo và các phòng ban gồm: Ban giám đốc gồm 3 đồng chí: 1 giám đốc, 2 phó giám đốc và 1 kế toán. Các bộ phận quản lý sản xuất của Chi nhánh gồm 3 đồng chí: 1 giám sát và quản lý về mảng ngựa, 1 quản lý và giám sát về mảng chăn nuôi lợn và 1 quản lý giám sát về mảng phát triển các giống bưởi đặc sản.

4.1.2. Cơ sở vật chất của Chi nhánh

Trong những năm trở lại đây cơ sở vật chất của Chi nhánh được đầu tư xây dựng để đáp ứng nhu cầu của Chi nhánh và nhu cầu nghiên cứu khoa học cũng như nghiên cứu đề tài.

Hệ thống chuồng trại chăn nuôi ngựa gồm: Chuồng ngựa 6 dãy gồm

120 ngăn, trong đó có 25 ngăn dành cho ngựa đẻ, 25 ngăn cho ngựa con tách sữa, 5 ngăn cho ngựa đực giống, 5 ngăn chuồng tách biệt phục vụ cho mục đích cách ly, tiêm và điều trị ngựa bệnh. Còn lại là chuồng cho ngựa đang mang thai và ngựa vỗ béo.

Hệ thống chuồng trại chăn nuôi hươu gồm: Chuồng hươu gồm 4 dãy.

Được chia làm nhiều ngăn thuận tiện cho việc tách hươu, cắt nhung, tiêm phòng… và vệ sinh chuồng trại.

Hệ thống chuồng Trại chăn nuôi lợn rừng gồm:Chuồng lợn gồm 5 dãy

và chia thành nhiều ô và có sân chơi cho lợn.

Hệ thống chuồng Trại chăn nuôi Dê Nản ( Dê cỏ Định Hóa) gồm:

Chuồng dê chia làm 3 dãy chia thành nhiều ngăn và có sân chơi. Trong đó có 1 dẫy chuồng cho dê sinh sản, 1 dẫy chuồng cho Dê con tách sữa và 1 dãy cho Dê vỗ béo.

Toàn bộ hệ thống chuồng trại của chi nhánh công ty đều có đầy đủ hệ thống điện, nước sạch phục vụ tưới tiêu cây trồng và chăn nuôi. Mỗi dãy chuồng đều có nhà ủ phân tránh ô nhiễm môi trường, các ô chuồng đều có sân chơi. Ngoài ra còn có hệ thống bi-ô-ga để tránh ô nhiễm môi trường và phục vụ cho việc tưới cây Bưởi và cây trồng chăn nuôi gia súc.

Chi nhánh hiện có tổng diện tích 05 ha, trong đó có 2 ha chuyên trồng các loại cây Bưởi đặc sản có giá trị kinh tế cao. Hiện nay đã và đang đưa vào trồng thử nghiệm thành công các loại Bưởi đặc sản có giá trị kinh tế cao phục vụ cho sản xuất và các nghiên cứu khoa học. Trong đó có 1,5 ha Bưởi da xanh, Bưởi

diễn và Bưởi Đoan hùng đã cho ra trái quả, còn lại 0,5 ha vườn Bưởi da xanh chiết và ghép vừa mới trồng được 2 năm hiện đang trong thời kì sinh trưởng và phát triển.

4.1.3. Nhiệm vụ, chức năng của Chi nhánh

Với chức năng là một đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học và cung cấp các nguồn gen quý phục vụ cho trung du và miền núi. Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi có nhiệm vụ:

Nghiên cứu, chọn lọc, nhân thuần, lai tạo, giữ giống gốc các giống cây ăn quả như Bưởi đặc sản và cỏ thức ăn chăn nuôi, hay động thực vật bản địa, phù hợp với địa bàn, vùng sinh thái và điều kiện phát triển chăn nuôi từng vùng. Xây dựng các mô hình chăn nuôi bền vững ở các tỉnh trung du và miền núi.

Nghiên cứu, chế biến, sản xuất thức ăn chăn nuôi, thử nghiệm gây giống cây ăn quả, bảo quản và sử dụng các loại thức ăn gia súc như chế biến các phụ phẩm nông nghiệp để dùng trong chăn nuôi.

Tham gia công tác đào tạo, chuyển giao khoa học kỹ thuật chuyên ngành chăn nuôi thú y, trồng trọt, nông lâm kết hợp và phát triển nông thôn, ngoài ra còn tiếp nhận và triển khai các dự án đầu tư trong nước và quốc tế về lĩnh vực chuyển giao công nghệ phát triển chăn nuôi động thực vât hoang dã.

- Một số thành tích nổi bật của chi nhánh:

Phối hợp tham gia các dự án đề tài nghiên cứu khoa học. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước: 04 đề tài Đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp bộ: 03 đề tài Dự án giống cấp bộ: 01 dự án ( ngựa bạch)

Dự án cấp tỉnh: 01 dự án ( Dê cỏ Định Hóa)

4.1.4. Những thuận lợi và khó khăn

4.1.4.1. Những thuận lợi của Chi nhánh

Chi nhánh – Công ty có các thầy chuyên ngành chuyên môn sâu, dầy dặn kinh nghiệm, năng động sáng tạo trong công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Đội ngũ sinh viên với lòng nhiệt tình và ham học hỏi kinh nghiệm của các thầy đã và đang thực hiện các đề tài tốt nghiệp và nghiên cứu khoa học, luôn áp dụng các khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi, trồng trọt. Với nhiệm vụ nghiên cứu sản xuất, Chi nhánh từng bước rút ra những kinh nghiệm trong hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, kế thừa những thành quả đạt được của những người đi trước.

Sau hơn 13 năm xây dựng và trưởng thành, Chi nhánh đã khắc phục mọi khó khăn gian khổ và từng bước trưởng thành, đồng thời có những thay đổi quản lý để phù hợp với sự phát triển của xã hội.

4.1.4.2. Những khó khăn của Chi nhánh

Địa hình đất đai tuy bằng phẳng nhưng đất ở đây chủ yếu là đất cát, vì vậy tỉ lệ cát trong đất nhiều. Do đó vào mùa mưa thì rất dễ ngập úng cây trồng và thậm chí còn dẫn đến thừa nước. Nhưng đến mùa khô, nắng hạn hoặc chỉ nắng trong vài ngày thôi thì đất đã khô cạn và thiếu nước nghiêm trọng. Từ đó ta lại phải mất nhiếu công sức để tưới tiêu.

4.2. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh một số loại hình sản xuất kinh doanh của Trại doanh của Trại

4.2.1. Hiệu quả kinh tế từ trồng cỏ phục vụ thức ăn chăn nuôi

4.2.1.1. Tình hình sản xuất trồng cỏ thức ăn chăn nuôi

Từ năm 2006 đến nay Chi nhánh đã có chủ trương đưa cây thức ăn có năng suất và giá trị dinh dưỡng cao vào sản xuất. Từ chỗ thiếu thức ăn, đến nay Chi nhánh đã có thể cung cấp đủ thức ăn, đến nay Chi nhánh đã có thể cung cấp đủ thức ăn vào mùa mưa và dự trữ vào mùa khô. Chi nhánh hiện có hàng chục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mô hình nông lâm kết hợp tại chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa – công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã tức tranh (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)