Xuất một số giải pháp phát triển Chi nhánh trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mô hình nông lâm kết hợp tại chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa – công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã tức tranh (Trang 51)

4.3.1. Những thuận lợi và khó khăn

Chi nhánh – Công ty có các thầy chuyên ngành chuyên môn sâu, dầy dặn kinh nghiệm, năng động sáng tạo trong công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Đội ngũ sinh viên với lòng nhiệt tình và ham học hỏi kinh nghiệm của các thầy đã và đang thực hiện các đề tài tốt nghiệp và nghiên cứu khoa học, luôn áp dụng các khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi, trồng trọt. Với nhiệm vụ nghiên cứu sản xuất, Chi nhánh từng bước rút ra những kinh nghiệm trong hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, kế thừa những thành quả đạt được của những người đi trước.

Sau hơn 13 năm xây dựng và trưởng thành, Chi nhánh đã khắc phục mọi khó khăn gian khổ và từng bước trưởng thành, đồng thời có những thay đổi quản lý để phù hợp với sự phát triển của xã hội.

4.3.1.2. Những khó khăn của Chi nhánh

Địa hình đất đai tuy bằng phẳng nhưng đất ở đây chủ yếu là đất cát, vì vậy tỉ lệ cát trong đất nhiều. Do đó vào mùa mưa thì rất dễ ngập úng cây trồng và thậm chí còn dẫn đến thừa nước. Nhưng đến mùa khô, nắng hạn hoặc chỉ nắng trong vài ngày thôi thì đất đã khô cạn và thiếu nước nghiêm trọng. Từ đó ta lại phải mất nhiếu công sức để tưới tiêu.

4.3.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển Chi nhánh trong thời gian tới

Lựa chọn các loại hình sản xuất kinh doanh trong mô hình phát triển kinh tế Chi nhánh phù hợp với quy hoạch vùng (chăn nuôi nông lâm kết hợp); Trồng cây Lâm nghiệp bóng mát, lấy gỗ củi; Trồng cây ăn quả (bưởi Da xanh, bưởi Diễn, bưởi Đoan Hùng; kết hợp trồng chanh, cam…); Trồng các loại cỏ (cỏ Voi, cỏ VA06, cỏ sói, và sẽ trồng thêm các loại có có năng suất cao như: Cỏ Mombasa Ghine, cỏ Mulato 2, cỏ super BMR, cỏ Ubon Paspalum, v.v…)Chăn nuôi (Ngựa bạch, hươu, Lợn rừng…) và tận dụng đất chăn nuôi các loại gà; dúi, rắn…

Về đất đai Chi nhánh cần tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp; Khuyến khích các hộ dân trong hợp tác xã

Chăn nuôi đồng vật bản địa xóm Gốc Gạo, xã Tức Tranh chuyển nhượng, dồn điền đổi thửa..tạo điều kiện cho tích tụ ruộng đất, chuyển đổi từ đất khác sang Chi nhánh chuyên canh hoặc kết hợp, dưới sự hỗ trợ kỹ thuật và nguồn vốn từ Công ty…

Tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật thiết yếu: Đường giao thông, điện, nước, đường xuống các khu chăn nuôi để công nhân tiện chăm sóc...từng bước củng cố Chi nhánh theo hướng quy mô hiện đại và quy củ ngăn nắp.

Tạo điều kiện cho chủ Chi nhánh được tiếp cận nhiều nguồn vốn tín dụng, nhất là đối với vốn tín dụng ưu đãi với thủ tục vay đơn giản, hợp lý, có sự ưu tiên và có thể tín chấp bằng công trình đầu tư trong Chi nhánh.

Tăng cường đầu tư và xây dựng các mô hình kinh tế Chi nhánh để nhân ra diện rộng. Giới thiệu tiềm năng và cơ hội hợp tác với các nhà đầu tư, nhất là ở lĩnh vực công nghệ, chế biến nông sản.

Về khoa học kỹ thuật, cần chú trọng đầu tư cho công tác khuyến nông, lâm, ngư, khuyến công; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ cho chủ Chi nhánh; đưa các giống cây con có phẩm chất tốt, chất lượng cao, năng suất khá vào sản xuất; áp dụng công nghệ mới trong chế biến, bảo quản nông sản; khuyến khích các hình thức liên kết và hợp tác trong nghiên cứu và ứng dụng KHCN; trong đó coi trọng liên kết với các trung tâm nghiên cứu ra giống cây con phù hợp với các điều kiện thổ nhưỡng, đất đai, khí hậu của từng vùng.

Nâng cao trình độ quản lý kinh doanh và trình độ hiểu biết về KHKT cho thành viên của chi nhánh; tổ chức tốt việc đào tạo nghề phù hợp cho một bộ phận lao động Chi nhánh, nhất là những lao động kỹ thuật của Chi nhánh.

Hàng năm có kế hoạch đào tạo, tập huấn cho đội ngũ công nhân về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng, trồng và nuôi động vật bản địa, nhằm tìm hướng phát triển phù hợp trong cơ chế thị trường.

Bằng cơ chế, chính sách sát thực, kịp thời..Nhà nước sẽ đảm bảo công bằng trong sản xuất kinh doanh của các Chi nhánh, định hướng cho Chi nhánh phát triển, quản lý tốt đầu ra và chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo lợi ích và quyền lợi của người tiêu dùng.

Khuyến khích và đẩy mạnh mối liên kết giữa cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản bằng việc cung cấp tốt thông tin thị trường, hướng đẫn và định hướng cho các Chi nhánh sản xuất ra những sản phẩm thị trường cần và tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm của các Chi nhánh.

Hỗ trợ chi phí tập huấn, nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh và khoa học kỹ thuật cho các thành viên trong chi nhánh.

Chính sách đầu tư và hỗ trợ của chính phủ có vai trò quyết định cho sự phát triển của ngành.Chính quyền các cấp quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn nhất là về vốn tín dụng ưu đãi để có thể đầu tư mở rộng đàn và kỹ thuật nhân giống, chăm sóc, phòng trừ các loại dịch bệnh thường gặp ở vật nuôi.

Không ngừng học tập nâng cao kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, về tiếp cận thị trường, tiếp cận với khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, các xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Các mô hình chăn nuôi nên xây dựng các mô hình liên kết để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng cường sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

Chi nhánh cần mạnh dạn hơn trong khai thác, huy động vốn, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và bảo vệ tài nguyên môi trường.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Thông qua việc tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa công ty cổ phần khai khoáng miền núi xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên tôi đưa ra một số kết luận như sau:

5.1.1. Về điều kiện tự nhiên tại địa bàn nghiên cứu

Điều kiện tự nhiên nơi đây phù hợp cho việc chăn nuôi. Có vị trí địa lý thuận lợi, giao thông hiện nay đã được bê tông hóa thuận lợi cho việc đi lại giao lưu buôn bán và lưu thông hàng hóa.

Điều kiện thủy văn và thời tiết khá thuận lợi cho việc trồng thêm cây thức ăn cho chăn nuôi, có dòng sông Cầu chảy qua đây là nơi cung cấp nguồn nước tưới cho sản xuất, đất đai có địa hình bằng phẳng, diện tích đất khá rộng (tổng là 5,0 ha) đất đai tương đối màu mỡ, tầng đất canh tác khá dày đây là điều kiện thuận lợi cho việc trồng các loại cây thức ăn chăn nuôi nhất là giống cỏ voi VA06.

5.1.2. Về quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

Cơ sở vật chất của chi nhánh đã được quan tâm và đầu tư khá đầy đủ có thể đáp ứng được các hoạt động sản xuất của mô hình chăn nuôi, có hệ thống bơm, bể chứa, hệ thống ống nước và vòi tưới tự động để có thể tưới nước cho vườn cỏ một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất, ngoài ra chi nhánh còn đầu tư các trang thiết bị để phục vụ cho việc vệ sinh chuồng ngựa, chuồng lợn và chuồng hươu và chăm sóc chăn nuôi như xe rùa,máy phun thủy lực, nhà kho ủ phân, xe chở cỏ, máy cắt cỏ,…

Chi nhánh đã đảm bảo đáp ứng được vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, sát trùng chuồng nuôi thường xuyên để phòng tránh dịch bệnh một cách có hiệu quả.

Chi nhánh vừa là một trung tâm nghiên cứu và phát triển nhiều loài động - thực vật bản địa vừa là một trung tâm được xây dựng với mục đích sản xuất, kinh doanh cũng cấp giống ngựa bạch, hươu sao và lợn rừng đạt chuẩn cho các địa phương trong cả nước.

Bên cạnh đó là một bãi cỏ VA06 với diện tích khoảng 1 ha nhằm cung cấp cỏ cho vật nuôi đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu chăn nuôi quanh năm cho đàn ngựa, hươu và lợn bên cạnh đó ngựa còn được bổ sung các chất khoáng, tinh bột cần thiết.

5.1.3. Về hiệu quả kinh tế

Qua tìm hiểu mô hình chăn nuôi thì chăn nuôi của chi nhánh giá trị sản xuất đạt 6.409.485.000 đồng đem lại hiệu quả kinh tế tương đối lớn và ổn định (với chi phí trung gian trung bình là 4.509.850.000 đồng).

Đây là mô hình chăn nuôi lớn chất lượng đảm bảo, uy tín các sản phẩm từ ngựa bạch hươu sao của chi nhánh được ưa chuộng và có thị trường tiêu thụ rộng. Trong quá trình tiêu thụ thì chi nhánh không cần tốn công vận chuyển đến nơi bán như những mặt hàng khác mà đã có các thương lái tự đến tận nơi mua trực tiếp vận chuyển đến lò mổ.

Do ngựa và hươu và lợn rừng là động vật quý hiếm được phép kinh doanh nhưng chưa được nuôi đại trà như các giống vật nuôi khác nên số lượng còn hạn chế nên hiện nay có rất nhiều thương lái chủ động đến thu mua. Vì vậy giá ngựa, hươu và lợn rừng luôn được giữ ở mức ổn định không bị ép giá.

5.1.4. Về thuận lợi, khó khăn và các giải pháp triển

Mô hình chăn nuôi ngựa bạch, hươu sao và lợn rừng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho chi nhánh, lợi nhuận cao vượt hẳn so với các gia súc khác có từ lâu đời tại địa phương. Mô hình chăn nuôi này đã và đang giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động.

5.2. Kiến nghị

Cần nghiên cứu thêm, thời dan dài hơn (5 năm), đánh giá đầy đủ và chính xác hơn về hiệu quả các thành phần, đặc biệt phần cây ăn quả, do mới trồng, năng suất quả chưa cao và ổn định, nên hiệu quả còn thấp.

Cần nghiên cứu ảnh hưởng của sinh trưởng, năng suất, thị trường lâm sản và hiệu quả của cây trồng, các nhân tố tác động khác nhau và các biện pháp kỹ thuật áp dụng khác nhau.

Cần có nghiên cứu về việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng đạt năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế cao hơn.

Cần có nghiên cứu về ảnh hưởng của hệ thống NLKH đến nhận thức của cán bộ, người dân địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng việt

1. Ngô Xuân Bình, Lê Tiến Hùng (2010), Kỹ thuật trồng cam quýt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006), Nghị Định 32/2006/NĐ-CP

về: Danh mục Thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, Ban hành kèm theo Nghị định 18/HĐBT và Nghị Định 48/CP/2002, Hà Nội.

3. Chương trình hỗ trợ phát triển LNXH (2002). Bài giảng Nông lâm kết hợp,

Nxb Nông nghiệp – Hà nội

4. Bảo huy, Hoàng Hữu Cải, Võ Hùng, 2002. Sổ tay hướng dẫn phát triển công nghệ có sự tham gia. Mạng lưới Đào tạo LNXH

5. Nguyễn Viết Khoa, Trần Ngọc Hải, Nguyễn Hữu Hồng, Vũ Văn Mễ, 2006. Sản xuất NLKH ở Việt nam. Cẩm nang ngành Lâm nghiệp

6. Nguyễn Văn Thiện (2000), Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội,tr.105-148.

7. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi (1996), Xử lý thống kê kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong Nông - Lâm nghiệp trên máy vi tính, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Đào Thanh Vân và Ngô Xuân Bình (2003), Giáo trình cây ăn quả dành cho cao học, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Đặng Kim Vui, Nguyễn Văn Sở, Trần Quốc Hưng, Hà Văn Chiến, 2001. Hướng dẫn học NLKH, Khung phát triển chương trình giảng dạy NLKH ở ĐNA ( Biên dịch).

10. Đặng Kim Vui, Nguyễn Văn Sở, Trần Quốc Hưng, 2004. Hướng dẫn xây dựng chương trình tập huấn NLKH cấp cơ sở. VNAFE 5/2004.

11. Đặng kim Vui, Trần Quốc Hưng (2007), Giáo trình Nông lâm kết hợp. NXB Nông nghiệp

12. UBND (2019), Báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội xã Tức Tranh.

II. Tài liệu tiếng Anh

13. Dixon,R. K, 1996. Agroforestry systems and Greenhouse gasses.

Agroforestry today 8(1)

14. FAO and IIRR, 1995. Resourse management for upland areas in Southeast Asia.

15. La N, Do VH, Pham HT, Agustin M, Do TL, Hoang TL, Rachmat M, Lo TK, VT, Nguyen VC, Do HL, Vu VT, Dao HB, Dinh TS, Dinh VT, Pham DT, Pham HD. (Unpublished). Participatory Farmer Trials Results. On- farm assessment of economic and ecological benefit of agroforestry systems in Northwest Vietnam. AFLi Technical report No. 19.

16. Lundgren BO, Raintree, JB. 1982. Sustained agroforestry. In: Nested B (ed.). Agricultural research for development: Potentials and challenges in Asia. The Hague, Netherlands: ISNAR, pp. 37-49.

17. Nair P.K.R 1984. Soil poductivity aspects of agroforestry . ICRAF Nairobi.

18. Nair PKR. 1993. An introduction to agroforestry. Kluwer Academic Publisher, The Netherland.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 01

Hạch toán chi phí trồng 01 ha cỏ VA06 ở Chi nhánh

TT Các khoản chi - thu ĐVT lượng Số

Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ) I. Các khoản chi 1. Trồng, chăm sóc năm 01 - Cây giống + trồng dặm Kg 5000 3,5 17.500 - Phân bón: - phân cô cơ -phân hữu cơ

Kg 450 13.000 6 0.3 2.700 3.900 - Xử lý thực bì Công 10 180 1.800 - Rạch luống Công 15 200 3.000

- Công bón phân Công 8 180 1.440

- Công trồng Công 11 200 2.200

-Chi phí chặt cỏ + bán Công 20 200 4.000

2. Chăm sóc năm 2 - Phân bón: - phân vô cơ - phân hữu cơ

Kg 300 10.000 6 0.3 1.800 3.000

- Công chăm sóc, bón phân Công 17 180 3.060

- Trồng dặm Ránh 20 10 200

Chi phí chặt cỏ + bán Công 30 200 6.000

3. Chăm sóc năm thứ 3

Công chăm sóc Công 9 180 1.620

Phân bón hữu cơ (phân chuồng) Kg 10.500 0.4 4.200

Phân vô cơ (NPK) Kg 400 6 2.400

Chi phí chặt cỏ + bán Công 35 200 7.000

4 Chăm sóc năm thứ 4 Công

Công chăn sóc Công 8 180 1.440

Phân bón:

- Phân vô cơ

- Phân hữu cơ Kg 9.000 300

6 0.4

1.800 3.600

Thuế sử dụng đất NL (năm 1-4) 1.400

Chi phí bảo vệ (năm 1-4) Công 10 220 2.200

Chi phí chặt cỏ + bán công 28 200 5.600

PHỤ LỤC 02

Hạch toán chi phí cho 10 con Ngựa bạch trong năm

TT Các khoản mục chi phí ĐVT Số lượng Đơn giá (1000 đ) Thành tiền (1000 đ)

1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

1.1 Chi phí về giống 10

1.2 Chi phí thức ăn - Thức ăn thô (Cỏ)

- Thức ăn tinh (Cám, ngô...) - Thức ăn khoáng Kg Kg Kg 72.000 1.800 25 1,1 7 120 79.200 12.600 2.400

1.3 Chi phí điện nước - Điện - Nước kwh Khối 12 20 1,676 2 20 40

1.4 Chi phí thuốc phòng và chữa bệnh

1.000

2 Chi phí nhân công (Gồm lương chính, lương phụ của công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản phụ cấp, tiền thưởng trong sản xuất. 360 220 79.200 3 Chi phí chung

- Chi phí quản lý (lương + BHXH của cán bộ quản lý)

- Chi phí phục vụ (nhân viên) - Chi phí khấu hao máy móc, nhà làm việc, chuồng trại...)

- Chi phí trang thiết bị, công cụ, dục cụ phục vụ sản xuất 12 12 12 12 12 12 12 12 50 20 25 25 600 240 300 300

Tổng chi phí chăn nuôi 10 con Ngựa bạch/năm

175.900 Tổng chi phí chăn nuôi trung

PHỤ LỤC 03

Hạch toán chi phí cho 10 con hươu trong năm

TT Các khoản mục chi phí ĐVT Số lượng Đơn giá (1000 đ) Thành tiền (1000 đ)

1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

1.1 Chi phí về giống con 10

1.2 Chi phí thức ăn - Thức ăn thô (Cỏ)

- Thức ăn tinh (Cám, ngô...) - Thức ăn khoáng kg 18.000 1.800 5 1.1 8 24 19.800 14.400 120

1.3 Chi phí điện, nước 48

1.4 Chi phí thuốc phòng và chữa bệnh 10 50 500

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mô hình nông lâm kết hợp tại chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa – công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã tức tranh (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)